Cha mất, không lâu sau anh trai cũng qua đời, còn mẹ bị chấn động tâm lý nên vào chùa ở, một mình Bình Tinh chống chọi khó khăn, nuôi cả đứa con nhỏ của anh trai. Thương con của đồng nghiệp côi cút, nghệ sĩ cải lương Kim Tử Long nhận làm con nuôi và dìu dắt cô nên người.
Bình Tinh thắp hương cho cha, nghệ sĩ Đức Lợi đã mất. Ảnh: DL Duy
Cha và anh trai mất sớm, mẹ vào chùa ở
Bình Tinh sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật lâu đời, ông bà ngoại Ngọc Huỳnh là bầu đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, cha là nghệ sĩ Đức Lợi, mẹ là nghệ sĩ, soạn giả Bạch Mai. Thân sinh của Bình Tinh là người dạy dỗ, dìu dắt nhiều thế hệ nghệ sĩ trưởng thành như Ngọc Huyền, Chí Linh, Vân Hà, Thoại Mỹ… Tuy nhiên, Bình Tinh và anh ruột của mình lại không có được sự rèn giũa, trực tiếp truyền nghề của hai bậc sinh thành.
Cô kể: “Thuở nhỏ, khi cha mẹ đi diễn, tôi thường đứng ở cánh gà xem các anh chị diễn viên trên sân khấu rồi học lỏm. Có một sự thật thường xảy ra trong các gia đình nghệ sĩ là cha mẹ thường bận rộn chỉ dạy các anh chị nghệ sĩ lứa trên, đến khi mình lớn thì họ lại già rồi”.
Không chỉ ít có thời gian ở bên con mà ngay từ lúc mang thai Bình Tinh, nghệ sĩ Bạch Mai đã phải dùng vải quấn bụng cho chặt để lên sân khấu diễn vì quá mê nghề, đến khi sinh Bình Tinh bà mới nghỉ dưỡng ở nhà… Nghệ sĩ Bạch Mai kể có lẽ cũng do bà làm đào võ, phải “lăn lộn” trên sân khấu nhiều quá nên Bình Tinh đẻ ngược và rất khó nuôi.
Bình Tinh chụp hình với cha lúc cô còn nhỏ. Ảnh: DL Duy
Nghệ danh Bình Tinh cũng chính là tên của một sư thầy đặt. Cô tên thật là Ngọc Trinh nhưng vì lúc bé quá khó nuôi, lại hay bệnh nên gia đình phải mang lên chùa để xin thầy đặt tên khác cho “dễ chăm sóc”.
Khi 4 tuổi, lần đầu tiên cô bước lên sân khấu tuồng cổ của gia đình trong một vai diễn: chỉ bước ra sân khấu, xoay vài vòng rồi… lăn ra chết. Thấy con mình bộc lộ năng khiếu, ba mẹ gửi Bình Tinh qua đoàn Đồng ấu Bạch Long cho thầy Bạch Long hướng dẫn. Cùng đợt sinh hoạt với Bình Tinh trong đoàn còn có anh trai Chinh Nhân, Linh Tý, Tú Sương, Trinh Trinh… Bình Tinh tuy nhỏ nhất nhưng ngay từ khi xuất hiện trong một số vở diễn đã được xưng tụng là thần đồng cải lương.
Cô nổi tiếng qua các vở Long Lân Quy Phụng, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Quan Công đại chiến Bàng Đức… và đặc biệt ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng qua vở cải lương tuồng cổ Na Tra. Ngoài ra, Bình Tinh còn là nghệ sĩ nhí xuất hiện nhiều nhất trong các vở cải lương lúc bấy giờ.
Lúc Bình Tinh trưởng thành thì nghệ thuật cải lương cũng suy thoái. Một thời gian dài, khán giả ít khi thấy Bình Tinh xuất hiện trên truyền hình. Vì thế nên khi cô “tái xuất” bên cạnh cha nuôi là NSƯT Kim Tử Long trong chương trình Sao nối ngôi, giới mộ điệu cũng bất ngờ khi gặp lại thần đồng cải lương ngày nào.
NSƯT Kim Tử Long nhận Bình Tinh làm con nuôi từ năm 1997, sau khi anh diễn chung với cô trong vở cải lương Tình phụ tử.
Kim Tử Long kể: “Tôi tiếp xúc với Bình Tinh từ nhỏ khi cả hai diễn, quay hình chung trong các vở cải lương. Lúc đó tôi còn chưa lập gia đình. Hai cha con hợp tính, con bé khi đó cũng quấn quýt tôi, chúng tôi thường chơi đùa cùng nhau. Bình Tinh rất thích được cha cõng trên lưng. Sở dĩ tôi quyết định nhận Bình Tinh làm con nuôi vì mình cảm động trước sự hiếu thảo của con dành cho cha mẹ. Bình Tinh quan tâm đến gia đình và giao tiếp tốt với mọi người xung quanh. Con bé cũng đang gánh vác cả gia đình trên vai nhưng chưa bao giờ than vãn một lời. Sau khi cha và anh trai mất, Bình Tinh đi hát hàng đêm để phụng dưỡng mẹ, ngoài ra còn lo cho cả cháu ruột”.
Kim Tử Long hủy show nước ngoài để hỗ trợ con gái nuôi. Ảnh: DL Duy
Ngoài lòng hiếu thảo, NSƯT Kim Tử Long còn quý mến Bình Tinh ở lòng đam mê nghề nghiệp. Khi cải lương gặp nhiều khó khăn, cô vẫn cố bám nghề, giữ gìn truyền thống của đoàn Huỳnh Long. “Đó là điều mà tôi cảm thấy quý ở người con nuôi này”, nghệ sĩ Kim Tử Long chia sẻ.
Nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thương Bình Tinh như con gái ruột. Không chỉ làm bạn diễn, hỗ trợ cô một vài tập trong cuộc thi và bất cứ khi nào cô ghi hình, anh đều xuất hiện tại phim trường để ủng hộ tinh thần và góp ý cho con gái nuôi. Gần đây, dù đã lên lịch trình lưu diễn nước ngoài nhưng đến phút cuối, NSƯT Kim Tử Long quyết định bỏ hẳn chuyến đi để ở lại chăm lo cho Bình Tinh.
Anh nói nói: “Hồi bé Bình Tinh giống con trai lắm, toàn vào vai giả trai. Tuy nổi tiếng nhưng chưa có gì để khẳng định cô đào cả. Thậm chí còn bị chê đóng đào thường rất cứng, thiếu sự dịu dàng, uyển chuyển. Khi nhận Bình Tinh làm con nuôi, tôi chăm chút cho Bình Tinh từng động tác ca diễn, thậm chí là hóa trang để con trở lại vai trò một cô đào hát tài danh của sân khấu cải lương”.
Tập 3 với chủ đề Cổ tích thần thoại, Bình Tinh sẽ tiếp tục thể hiện tài năng với vai diễn nổi tiếng của cô từ thời bé – nhân vật Na Tra với trích đoạn Na Tra lóc thịt (tác giả Bạch Long). Phụ diễn với Bình Tinh trong tiết mục này có thầy – nghệ sĩ Bạch Long và nghệ sĩ Tú Sương.
Bình Tinh thắp hương cho cha, nghệ sĩ Đức Lợi đã mất. Ảnh: DL Duy
Cha và anh trai mất sớm, mẹ vào chùa ở
Bình Tinh sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật lâu đời, ông bà ngoại Ngọc Huỳnh là bầu đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, cha là nghệ sĩ Đức Lợi, mẹ là nghệ sĩ, soạn giả Bạch Mai. Thân sinh của Bình Tinh là người dạy dỗ, dìu dắt nhiều thế hệ nghệ sĩ trưởng thành như Ngọc Huyền, Chí Linh, Vân Hà, Thoại Mỹ… Tuy nhiên, Bình Tinh và anh ruột của mình lại không có được sự rèn giũa, trực tiếp truyền nghề của hai bậc sinh thành.
Cô kể: “Thuở nhỏ, khi cha mẹ đi diễn, tôi thường đứng ở cánh gà xem các anh chị diễn viên trên sân khấu rồi học lỏm. Có một sự thật thường xảy ra trong các gia đình nghệ sĩ là cha mẹ thường bận rộn chỉ dạy các anh chị nghệ sĩ lứa trên, đến khi mình lớn thì họ lại già rồi”.
Không chỉ ít có thời gian ở bên con mà ngay từ lúc mang thai Bình Tinh, nghệ sĩ Bạch Mai đã phải dùng vải quấn bụng cho chặt để lên sân khấu diễn vì quá mê nghề, đến khi sinh Bình Tinh bà mới nghỉ dưỡng ở nhà… Nghệ sĩ Bạch Mai kể có lẽ cũng do bà làm đào võ, phải “lăn lộn” trên sân khấu nhiều quá nên Bình Tinh đẻ ngược và rất khó nuôi.
Bình Tinh chụp hình với cha lúc cô còn nhỏ. Ảnh: DL Duy
Nghệ danh Bình Tinh cũng chính là tên của một sư thầy đặt. Cô tên thật là Ngọc Trinh nhưng vì lúc bé quá khó nuôi, lại hay bệnh nên gia đình phải mang lên chùa để xin thầy đặt tên khác cho “dễ chăm sóc”.
Khi 4 tuổi, lần đầu tiên cô bước lên sân khấu tuồng cổ của gia đình trong một vai diễn: chỉ bước ra sân khấu, xoay vài vòng rồi… lăn ra chết. Thấy con mình bộc lộ năng khiếu, ba mẹ gửi Bình Tinh qua đoàn Đồng ấu Bạch Long cho thầy Bạch Long hướng dẫn. Cùng đợt sinh hoạt với Bình Tinh trong đoàn còn có anh trai Chinh Nhân, Linh Tý, Tú Sương, Trinh Trinh… Bình Tinh tuy nhỏ nhất nhưng ngay từ khi xuất hiện trong một số vở diễn đã được xưng tụng là thần đồng cải lương.
Cô nổi tiếng qua các vở Long Lân Quy Phụng, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Quan Công đại chiến Bàng Đức… và đặc biệt ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng qua vở cải lương tuồng cổ Na Tra. Ngoài ra, Bình Tinh còn là nghệ sĩ nhí xuất hiện nhiều nhất trong các vở cải lương lúc bấy giờ.
19 năm làm con nuôi NSƯT Kim Tử Long
Lúc Bình Tinh trưởng thành thì nghệ thuật cải lương cũng suy thoái. Một thời gian dài, khán giả ít khi thấy Bình Tinh xuất hiện trên truyền hình. Vì thế nên khi cô “tái xuất” bên cạnh cha nuôi là NSƯT Kim Tử Long trong chương trình Sao nối ngôi, giới mộ điệu cũng bất ngờ khi gặp lại thần đồng cải lương ngày nào.
NSƯT Kim Tử Long nhận Bình Tinh làm con nuôi từ năm 1997, sau khi anh diễn chung với cô trong vở cải lương Tình phụ tử.
Kim Tử Long kể: “Tôi tiếp xúc với Bình Tinh từ nhỏ khi cả hai diễn, quay hình chung trong các vở cải lương. Lúc đó tôi còn chưa lập gia đình. Hai cha con hợp tính, con bé khi đó cũng quấn quýt tôi, chúng tôi thường chơi đùa cùng nhau. Bình Tinh rất thích được cha cõng trên lưng. Sở dĩ tôi quyết định nhận Bình Tinh làm con nuôi vì mình cảm động trước sự hiếu thảo của con dành cho cha mẹ. Bình Tinh quan tâm đến gia đình và giao tiếp tốt với mọi người xung quanh. Con bé cũng đang gánh vác cả gia đình trên vai nhưng chưa bao giờ than vãn một lời. Sau khi cha và anh trai mất, Bình Tinh đi hát hàng đêm để phụng dưỡng mẹ, ngoài ra còn lo cho cả cháu ruột”.
Kim Tử Long hủy show nước ngoài để hỗ trợ con gái nuôi. Ảnh: DL Duy
Ngoài lòng hiếu thảo, NSƯT Kim Tử Long còn quý mến Bình Tinh ở lòng đam mê nghề nghiệp. Khi cải lương gặp nhiều khó khăn, cô vẫn cố bám nghề, giữ gìn truyền thống của đoàn Huỳnh Long. “Đó là điều mà tôi cảm thấy quý ở người con nuôi này”, nghệ sĩ Kim Tử Long chia sẻ.
Nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thương Bình Tinh như con gái ruột. Không chỉ làm bạn diễn, hỗ trợ cô một vài tập trong cuộc thi và bất cứ khi nào cô ghi hình, anh đều xuất hiện tại phim trường để ủng hộ tinh thần và góp ý cho con gái nuôi. Gần đây, dù đã lên lịch trình lưu diễn nước ngoài nhưng đến phút cuối, NSƯT Kim Tử Long quyết định bỏ hẳn chuyến đi để ở lại chăm lo cho Bình Tinh.
Anh nói nói: “Hồi bé Bình Tinh giống con trai lắm, toàn vào vai giả trai. Tuy nổi tiếng nhưng chưa có gì để khẳng định cô đào cả. Thậm chí còn bị chê đóng đào thường rất cứng, thiếu sự dịu dàng, uyển chuyển. Khi nhận Bình Tinh làm con nuôi, tôi chăm chút cho Bình Tinh từng động tác ca diễn, thậm chí là hóa trang để con trở lại vai trò một cô đào hát tài danh của sân khấu cải lương”.
Tập 3 với chủ đề Cổ tích thần thoại, Bình Tinh sẽ tiếp tục thể hiện tài năng với vai diễn nổi tiếng của cô từ thời bé – nhân vật Na Tra với trích đoạn Na Tra lóc thịt (tác giả Bạch Long). Phụ diễn với Bình Tinh trong tiết mục này có thầy – nghệ sĩ Bạch Long và nghệ sĩ Tú Sương.
Theo Zing