Alison Paulus, một cư dân Cape Town và là người sáng lập tổ chức bảo tồn động vật hoang dã Tình nguyện và Khám phá cho biết: “Thật là ngạc nhiên khi nhìn thấy nó. Con mực khổng lồ được ông phát hiện trên bờ biển vào ngày 30/4 có phần thân dài khoảng 2,2 mét, trong khi xúc tu của con vật kéo dài tới 3,5 mét”.
Các chuyên gia động vật hoang dã cho biết con mực này là một con cái, khoảng 2 tuổi và đã chết
Con mực này dạt vào bờ biển vào ban đêm với những vết thương nghiêm trọng, có thể do va chạm với tàu thương mại hoặc tàu cá.
Paulus cho biết: “Chúng tôi có thể nhìn thấy một vết thương dài phía trên xúc tu mà chúng tôi nghi ngờ là do chân vịt của con tàu”.
Mực khổng lồ được cho là sinh sống tất cả các đại dương trên thế giới, nhưng chỉ khi một con trôi dạt vào bờ, người ta mới có cơ hội nhìn thoáng qua về loài vật bí ẩn này. Thông thường chúng sinh sống ở độ sâu từ 300m đến 1.000m và rất ít khi ngoi lên mặt biển.
Trong hàng thế kỷ, thông tin duy nhất mà các nhà khoa học biết về loài vật này đến từ việc nghiên cứu xác mực mắc cạn hoặc còn sót lại trong bụng cá nhà táng. Mãi tới năm 2004, họ mới chụp được những bức ảnh đầu tiên của mực khổng lồ còn sống, theo National Geographic.
Mực khổng lồ nằm trong số những động vật không xương sống lớn hành tinh. Được biết loài mực khổng lồ có thể sống tới 5 năm và đạt chiều dài 43 feet (13 m), nhưng trung bình là 36 feet (11 m), nặng 440 pound (200kg) và được so sánh với kích thước của một chiếc xe buýt.
Hiện nay, Bảo tàng Nam Phi Iziko ở Cape Town đang lưu giữ xác của 19 con mực khổng lồ.
Theo Tiền Phong