Khi bạn gặp một sát thủ đã giết 6 người, chắc bạn sẽ không thể tin được đó sẽ là một người phụ nữ đang mang bầu với khuôn mặt đầy căng thẳng.
"Công việc đầu tiên của tôi có được là vào 2 năm trước ở một tỉnh gần đây. Tôi cảm thấy sợ hãi và lo lắng bởi vì đó là lần đầu tiên của tôi".
Maria, một cô gái được giữ kín danh tiếng bằng một tên giả đang có một hợp đồng giết người, nằm trong cuộc chiến truy quét tội phạm ma túy tại Philippines. Cô thuộc một nhóm 3 người phụ nữ. Thân phận nữ giới giúp họ có thể tiếp cận các đối tượng cần tiêu diệt dễ dàng hơn và không gây nghi ngờ.
Con đường trở thành nữ "thợ săn đầu người"
Khi được hỏi về việc ai ra lệnh cho những sát thủ này, cô đã trả lời: "sếp của chúng tôi, những sĩ quan cảnh sát". Hiện tại, Maria cho biết căn nhà của cô đã không còn an toàn và họ phải chuyển nhà ngay lập tức.
Cuộc chiến chống ma túy này đã đem lại cho cô công việc nhưng cũng đầy rẫy nguy hiểm. Cô miêu tả nó bắt đầu như nào khi chồng cô được trả tiền để giết 1 con nợ. Yêu cầu này được thực hiện bởi một cảnh sát chứ không phải ai khác.
"Chồng tôi được ra lệnh giết những người không trả đủ nợ". Tuy nhiên, trong 1 lần, họ cần người thực hiện là phụ nữ và chồng tôi đã bảo tôi làm thay. Khi tôi thấy người đàn ông mà tôi phải giết, tôi lại gần anh ta và bắn một phát vào đầu".
Maria và chồng đều xuất thân từ một khu phố nghèo ở Manila. Trước lúc nhận công việc giết thuê, họ không có thu nhập thường xuyên. Hiện tại, với mỗi "hợp đồng" hoàn thành, họ nhận được 20.000 peso (khoảng 430 USD), nhưng số tiền bị chia cho ba đến 4 người. Dù vậy, đây vẫn là cả một gia tài đối với những người thu nhập thấp tại Philippines. Và giờ đây, cô đã không còn con đường lùi.
Những hợp đồng giết người như vậy không còn mới tại Philippines. Tuy nhiên, những nhóm sát thủ chỉ mới trở nên bận rộn trong thời gian gần đây khi Tổng thống Duterte thực hiện chiến dịch truy quét này.
Trước khi lên nắm quyền điều hành đất nước, ông đã hứa sẽ giết khoảng 100,000 tội phạm trong 6 tháng đầu đương nhiệm. Giờ đây, ông đang khiến tội phạm ma tuy e sợ với thông điệp: "đừng phá hỏng đất nước của tôi, không thì các người sẽ phải chết".
Một trong những thứ được coi là "đại dịch" tại Philippines chính là việc sử dụng Shabu, thứ chất độc hại gây nguy hiểm tới cuộc sống của người dân. Không chỉ có người dân thường, có khoảng 150 cảnh sát và các nhân viên nhà nước cũng liên quan tới các vụ buôn bán thứ chất nguy hiểm này.
Theo cảnh sát, đã có khoảng 1,900 người bị giết trong các vụ liên quan tới ma túy kể từ ngày 30/6. Trong đó, có 756 người bị giết bởi cảnh sát do chống cự. Số còn lại vẫn đang được điều tra nguyên nhân.
Trên thực tế, đa phần các vụ sẽ vẫn là ẩn số. Gần như những người chết đều được phát hiện mỗi đêm tại các khu ổ chuột tại Manila với đối tượng dân cư là người nghèo. Bên cạnh các xác chết là những tấm biển cảnh báo người dân không dính vào ma túy. Và thực hiện những vụ việc này chính là các sát thủ như Maria.
Tại Tondo, khu nhà ổ chuột nằm gần cảng Manila, hầu hết người dân đều ủng hộ chiến dịch diệt trừ tội phạm ma túy do Tổng thống Philippines phát động. Song một số người lo sợ mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát và dân thường vô tội sẽ bị vạ lây.
Câu chuyện của một "con mồi"
Hiện tại, mục tiêu mới nhất của nhóm "thợ săn đầu người" này là ông Roger ở khu Tondo, một người đàn ông cũng được thay đổi danh tính.
Ông Roger bị nghiện Shabu từ lúc còn trẻ khi còn là một công nhân. Sau này, khi mức lương không còn đủ để thỏa mãn cơn nghiện, ông bắt đầu kết nối với những tay cảnh sát biến chất để lấy số ma túy mà họ thu được trong các vụ bắt giữ và tuồn ra ngoài bán. Giờ đây, người này đang phải trốn chui trốn lủi để thoát khỏi cảnh sát và cả những kẻ đi săn lùng ông lấy tiền thưởng.
"Mỗi ngày, mỗi giờ, nỗi sợ hãi vẫn đeo bám tôi. Tôi cảm thấy mệt mỏi và sợ hãi khi phải che giấu mọi lúc. Tôi không biết liệu người đứng trước mặt mình có phải là một người tốt hay là một kẻ giết người. Tôi không thể ngủ được. Chỉ một tiếng động thôi cũng khiến tôi tỉnh giấc. Tôi không biết phải đi đâu mỗi ngày, tìm đâu được 1 chỗ chốn cho mình".
Ông ta luôn cảm thấy tội lỗi về việc tham gia trong đường dây buôn lậu ma túy.
"Tôi biết rằng mình đã phạm phải lỗi lầm, một tội lỗi lớn. Tôi đã làm nhiều điều xấu. Tôi đã khiến nhiều người trở nên nghiện ngập. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng ma túy cũng sẽ giết người hay trộm cắp. Tôi cũng là 1 con nghiện nhưng tôi không làm những việc đó".
Roger đã gửi những đứa con của mình cho gia đình vợ ở nông thôn trông. Ông không muốn con cái phải lớn lên với những câu chuyện về ma túy xung quanh. Theo Roger, có khoảng 30-35% những người xung quanh ông nghiện ma túy.
Giờ đây, ông cũng không có lựa chọn nào khác. Nếu ra đầu thú, chắc chắn ông cũng sẽ bị giết.
Lời hối hận của "kẻ săn đầu người"
Maria cũng luôn hối tiếc về sự lựa chọn của mình.
"Tôi cảm thấy tội lỗi và luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Tôi không muốn gia đình của những người bị tôi giết hại lần ra mình".
Cô lo về việc con mình sẽ nghĩ về mẹ chúng như thế nào. Thỉnh thoảng, con trai lớn của cô vẫn hỏi về việc sao cha mẹ có thể kiếm nhiều tiền vậy.
Cô còn một hợp đồng nữa phải hoàn thành, một chiếc đầu nữa phải săn và cô hy vọng đó sẽ là lần cuối cùng. Tuy nhiên, sếp của cô đã đe dọa sẽ giết bất cứ ai rời khỏi nhóm. Cô cảm giác như mình đã sa bẫy. Maria đã thỉnh cầu cha xứ nhà thờ và xưng tội, nhưng không dám nói chính xác mình là một sát thủ.
Khi được hỏi về việc cô nghĩ thế nào về chiến dịch tàn sát của Thủ tướng Duterte, cô cho biết mình chỉ quan tâm đến nhiệm vụ và làm sao để hoàn thành chúng.
"Khi kết thúc các phi vụ, chúng tôi không bao giờ nhắc về chúng".
Nhưng trong khoảnh khắc đó, Maria nắm chặt tay với đôi mắt nhắm lại. Dường như, cô không muốn chia sẻ thêm về công việc mà luôn theo cô và mỗi cơn ác mộng, công việc của một kẻ giết thuê.
"Công việc đầu tiên của tôi có được là vào 2 năm trước ở một tỉnh gần đây. Tôi cảm thấy sợ hãi và lo lắng bởi vì đó là lần đầu tiên của tôi".
Maria, một cô gái được giữ kín danh tiếng bằng một tên giả đang có một hợp đồng giết người, nằm trong cuộc chiến truy quét tội phạm ma túy tại Philippines. Cô thuộc một nhóm 3 người phụ nữ. Thân phận nữ giới giúp họ có thể tiếp cận các đối tượng cần tiêu diệt dễ dàng hơn và không gây nghi ngờ.
Chân dung một nữ sát thủ săn đầu người.
Con đường trở thành nữ "thợ săn đầu người"
Khi được hỏi về việc ai ra lệnh cho những sát thủ này, cô đã trả lời: "sếp của chúng tôi, những sĩ quan cảnh sát". Hiện tại, Maria cho biết căn nhà của cô đã không còn an toàn và họ phải chuyển nhà ngay lập tức.
Cuộc chiến chống ma túy này đã đem lại cho cô công việc nhưng cũng đầy rẫy nguy hiểm. Cô miêu tả nó bắt đầu như nào khi chồng cô được trả tiền để giết 1 con nợ. Yêu cầu này được thực hiện bởi một cảnh sát chứ không phải ai khác.
"Chồng tôi được ra lệnh giết những người không trả đủ nợ". Tuy nhiên, trong 1 lần, họ cần người thực hiện là phụ nữ và chồng tôi đã bảo tôi làm thay. Khi tôi thấy người đàn ông mà tôi phải giết, tôi lại gần anh ta và bắn một phát vào đầu".
Những hợp đồng giết người như vậy không còn mới tại Philippines. Tuy nhiên, những nhóm sát thủ chỉ mới trở nên bận rộn trong thời gian gần đây khi Tổng thống Duterte thực hiện chiến dịch truy quét này.
Trước khi lên nắm quyền điều hành đất nước, ông đã hứa sẽ giết khoảng 100,000 tội phạm trong 6 tháng đầu đương nhiệm. Giờ đây, ông đang khiến tội phạm ma tuy e sợ với thông điệp: "đừng phá hỏng đất nước của tôi, không thì các người sẽ phải chết".
Ông Duterte đã hứa sẽ giết khoảng 100,000 tội phạm trong 6 tháng đầu đương nhiệm.
Một trong những thứ được coi là "đại dịch" tại Philippines chính là việc sử dụng Shabu, thứ chất độc hại gây nguy hiểm tới cuộc sống của người dân. Không chỉ có người dân thường, có khoảng 150 cảnh sát và các nhân viên nhà nước cũng liên quan tới các vụ buôn bán thứ chất nguy hiểm này.
Theo cảnh sát, đã có khoảng 1,900 người bị giết trong các vụ liên quan tới ma túy kể từ ngày 30/6. Trong đó, có 756 người bị giết bởi cảnh sát do chống cự. Số còn lại vẫn đang được điều tra nguyên nhân.
Trên thực tế, đa phần các vụ sẽ vẫn là ẩn số. Gần như những người chết đều được phát hiện mỗi đêm tại các khu ổ chuột tại Manila với đối tượng dân cư là người nghèo. Bên cạnh các xác chết là những tấm biển cảnh báo người dân không dính vào ma túy. Và thực hiện những vụ việc này chính là các sát thủ như Maria.
Tại Tondo, khu nhà ổ chuột nằm gần cảng Manila, hầu hết người dân đều ủng hộ chiến dịch diệt trừ tội phạm ma túy do Tổng thống Philippines phát động. Song một số người lo sợ mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát và dân thường vô tội sẽ bị vạ lây.
Những người chết đều được phát hiện mỗi đêm tại các khu ổ chuột tại Manila với đối tượng dân cư là người dân nghèo.
Câu chuyện của một "con mồi"
Hiện tại, mục tiêu mới nhất của nhóm "thợ săn đầu người" này là ông Roger ở khu Tondo, một người đàn ông cũng được thay đổi danh tính.
Ông Roger bị nghiện Shabu từ lúc còn trẻ khi còn là một công nhân. Sau này, khi mức lương không còn đủ để thỏa mãn cơn nghiện, ông bắt đầu kết nối với những tay cảnh sát biến chất để lấy số ma túy mà họ thu được trong các vụ bắt giữ và tuồn ra ngoài bán. Giờ đây, người này đang phải trốn chui trốn lủi để thoát khỏi cảnh sát và cả những kẻ đi săn lùng ông lấy tiền thưởng.
"Mỗi ngày, mỗi giờ, nỗi sợ hãi vẫn đeo bám tôi. Tôi cảm thấy mệt mỏi và sợ hãi khi phải che giấu mọi lúc. Tôi không biết liệu người đứng trước mặt mình có phải là một người tốt hay là một kẻ giết người. Tôi không thể ngủ được. Chỉ một tiếng động thôi cũng khiến tôi tỉnh giấc. Tôi không biết phải đi đâu mỗi ngày, tìm đâu được 1 chỗ chốn cho mình".
Roger hiện đang là đối tượng của những kẻ săn đầu người.
Ông ta luôn cảm thấy tội lỗi về việc tham gia trong đường dây buôn lậu ma túy.
"Tôi biết rằng mình đã phạm phải lỗi lầm, một tội lỗi lớn. Tôi đã làm nhiều điều xấu. Tôi đã khiến nhiều người trở nên nghiện ngập. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng ma túy cũng sẽ giết người hay trộm cắp. Tôi cũng là 1 con nghiện nhưng tôi không làm những việc đó".
Roger đã gửi những đứa con của mình cho gia đình vợ ở nông thôn trông. Ông không muốn con cái phải lớn lên với những câu chuyện về ma túy xung quanh. Theo Roger, có khoảng 30-35% những người xung quanh ông nghiện ma túy.
Giờ đây, ông cũng không có lựa chọn nào khác. Nếu ra đầu thú, chắc chắn ông cũng sẽ bị giết.
Nếu ra đầu thú, chắc chắn Roger cũng sẽ bị giết bởi cảnh sát.
Lời hối hận của "kẻ săn đầu người"
Maria cũng luôn hối tiếc về sự lựa chọn của mình.
"Tôi cảm thấy tội lỗi và luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Tôi không muốn gia đình của những người bị tôi giết hại lần ra mình".
Cô lo về việc con mình sẽ nghĩ về mẹ chúng như thế nào. Thỉnh thoảng, con trai lớn của cô vẫn hỏi về việc sao cha mẹ có thể kiếm nhiều tiền vậy.
Cô còn một hợp đồng nữa phải hoàn thành, một chiếc đầu nữa phải săn và cô hy vọng đó sẽ là lần cuối cùng. Tuy nhiên, sếp của cô đã đe dọa sẽ giết bất cứ ai rời khỏi nhóm. Cô cảm giác như mình đã sa bẫy. Maria đã thỉnh cầu cha xứ nhà thờ và xưng tội, nhưng không dám nói chính xác mình là một sát thủ.
Liệu những người như Maria có tìm được con đường lùi?
Khi được hỏi về việc cô nghĩ thế nào về chiến dịch tàn sát của Thủ tướng Duterte, cô cho biết mình chỉ quan tâm đến nhiệm vụ và làm sao để hoàn thành chúng.
"Khi kết thúc các phi vụ, chúng tôi không bao giờ nhắc về chúng".
Nhưng trong khoảnh khắc đó, Maria nắm chặt tay với đôi mắt nhắm lại. Dường như, cô không muốn chia sẻ thêm về công việc mà luôn theo cô và mỗi cơn ác mộng, công việc của một kẻ giết thuê.
Theo Trí thức trẻ