"Con gì không có cánh vẫn được gọi là chim?", chắc hẳn khi nghe câu đố này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chim cánh cụt, một loài sống chủ yếu ở vùng Nam Bán Cầu.
Các cánh của chúng đã tiến hóa thành các chân chèo và không có tác dụng để bay trong không gian. Nhưng dù... cánh cụt, loài chim này vẫn được tính là có cánh.
Vậy thì câu trả lời là loài chim gì nhỉ? Bật mí với bạn, tên của nó là một loại... trái cây khá ngon lại có màu sắc bắt mắt, rất nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe. Đó chính là chim KIWI.
Chim Kiwi là loài có kích thước nhỏ, cơ thể chúng mập mạp, và có đôi chân ngắn, rất dễ thương, gần giống với chú chuột chũi.
Nếu bạn chưa từng nghe qua thì cũng không có gì lạ, bởi chim Kiwi là động vật biểu tượng của New Zealand, thuộc dạng hiếm nhất thế giới.
Chim Kiwi là loài có kích thước nhỏ, cơ thể chúng mập mạp và có đôi chân ngắn, gần giống với chú chuột chũi.
Dòng Kiwi nhỏ, khi trưởng thành sẽ đạt chiều dài khoảng 25cm, và dao động cân nặng trong khoảng 1 – 1.5kg. Còn đối với dòng chim lớn, khi trưởng thành chiều dài chúng đạt 45cm, nặng khoảng gần 3kg.
Mỏ của loài này nhạt màu, rất dài và nhọn, điều này sẽ giúp chúng kiếm thức ăn dễ dàng và nhanh hơn. Khi nghỉ ngơi, để có thể vững vàng, cái mỏ của chúng giống như chân thứ 3.
Dưới đây là những sự thật rất đáng yêu về loài chim này:
1. Đặc điểm là loài chim này nhút nhát, nên ban ngày chúng thường sẽ ẩn mình trong các hốc cây, kẽ đá, tối mới bắt đầu ra ngoài kiếm ăn vì chúng thường hoạt động nhiều vào ban đêm.
2. Kiwi là loài chim duy nhất trên thế giới có lỗ mũi nằm ở ngoài mỏ của chúng. Điều này giúp chúng đánh hơi tốt hơn khi tìm sâu để ăn.
3. Những chiếc lông vũ giống như tóc giúp chúng có thể dễ dàng ngụy trang khi ở trong rừng.
4. Rất hiếm khi chim kiwi được sinh ra với toàn bộ cơ thể màu trắng, điều này là do một loài gene lặn – không hề giống như chứng bạch tạng, nhưng chúng vẫn cực kỳ dễ thương.
5. Một trong những kẻ săn mồi lớn nhất trong tự nhiên của chim kiwi là Chồn Ecmin, thuộc họ Chồn hôi, chúng rất thích hương vị của chim kiwi.
6. Do có nhiều khác biệt với các loài chim khác nên chim kiwi đôi khi được gọi là "loài động vật có vú danh dự".
7. Người Maori ở New Zealand thường săn kiwi để lấy thịt và những chiếc lông vũ mềm mại của chúng, nhưng chỉ trong những dịp rất quan trọng, vì họ tin rằng chim kiwi được bảo vệ bởi Thần rừng Tane Mahuta.
8. Chim kiwi rất chung thủy – chúng thưởng chỉ có một người bạn đời duy nhất trong 20 năm hoặc lâu hơn thế!
9. Tên khoa học của chúng là "Apteryx" hoặc ở Nhật Bản là "kiwi-Chan".
10. Trứng kiwi có 65% là lòng đỏ. Điều này giúp cung cấp cho những con chim kiwi con đủ chất dinh dưỡng để phát triển lông sau khi nở và sống độc lập.
11. Hình ảnh của chim kiwi được sử dụng ở nhiều vùng văn hóa của New Zealand, từ tiền xu đến kẹo và cả biểu tượng Không lực của họ. Vâng, một con chim không biết bay là biểu tượng của không quân Air Force.
12. Có năm loài chim kiwi: Kiwi nâu, kiwi đốm lớn, kiwi đốm nhỏ, Rowi và Tokoeka. Rowi là loài hiếm nhất, chỉ còn khoảng 450 con ở New Zealand ngày nay.
13. Kiwi là chim ăn thịt, họ hàng gần nhất của chúng là chim voi từ Madagascar. Thức ăn của loài chim Kiwi này chủ yếu là những động vật không xương như giun, ấu trùng, ếch, các động vật lưỡng cư, đôi khi thậm chí là cả các loài tôm nhỏ, cá nhỏ ngoài ao.
Ngoài ra, một số loài chim khác ăn chủ yếu là các loại hạt và lá, ăn quả hạch.
14. Chúng là một loài có nguy cơ tuyệt chủng. New Zealand đã xây dựng rất nhiều các khu bảo tồn kiwi và các chương trình nhân giống trên khắp đất nước.
Người ta ước tính rằng chỉ có 5% kiwi con sống sót đến tuổi trưởng thành. Chim kiwi có thể sống đến 50 tuổi.
15. Có hơn 20 khu bảo tồn chim kiwi trên khắp New Zealand mà bạn có thể ghé thăm và ngắm kiwi. Kiwi có chiếc mỏ nhỏ nhất trên thế giới. Lỗ mũi của kiwi nằm ngay ở phần cuối của mỏ.
Theo Phụ Nữ Việt Nam