Tiếng Việt của chúng ta có kho tàng từ vựng vô cùng phong phú, đa dạng ở từng vùng miền, địa phương. Cùng chỉ một thứ nhưng vùng miền này lại có cách gọi khác với vùng miền kia.

Chẳng hạn như miền Bắc gọi "quả roi", miền Nam gọi "quả mận", một số nơi gọi là "bát ô tô", nhưng một số nơi gọi là "bát to",...

"Lợi dụng" sự đa dạng từ vựng này mà nhiều câu đố chữ hóm hỉnh đã ra đời. Chẳng hạn như câu đố sau: "Để nguyên là mẹ, bỏ đầu vẫn là mẹ", là từ gì?

Chỉ cần suy nghĩ một chút, bạn sẽ đoán ra ngay hai từ được nhắc đến trong câu đố này là gì, bởi đó là 2 từ rất quen thuộc. Đó chính là "bu" và "u".

"Bu" là cách gọi "mẹ" ở một số địa phương miền Bắc như Thái Bình,... Do biến âm nên còn có các cách gọi khác như "bầm" (Bắc Ninh) hay "u" (Hà Nam). Theo một số tài liệu, từ "bu" có thể xuất phát từ từ 母親 (búchhin) - một từ tiếng địa phương vùng phía Nam Trung Quốc - Phúc Kiến. 

Theo Từ điển Tiếng Việt, từ "mẹ" có nguồn gốc từ âm "mère" trong tiếng Pháp, dùng để chỉ người phụ nữ có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta. Tại nhiều ngôn ngữ trên thế giới, từ để gọi mẹ đều bắt đầu bằng âm m như mère, maman (tiếng Pháp), mother, mom (tiếng Anh)…

Theo các nhà ngôn ngữ học, âm "m", "b" là âm môi, dễ đọc, dễ nhớ, chỉ cần mở môi là phát âm được. Đối với trẻ em, âm "m" rất dễ khi mới tập nói. Do đó, các từ để gọi những người thân, gần gũi với mỗi người như "bà", "bố" và "mẹ" đều bắt đầu bằng hai âm này.

Tiếng Việt ngày nay có nhiều cách gọi mẹ. Ngoài "bu", "u", "bầm" và "me" - cách gọi hiện đại được nhắc bên trên, ta còn có nhiều cách gọi khác như "má" (miền Nam), "mạ" (miền Trung),...

Trước đó thời phong kiến, các gia đình quý tộc thường dùng từ "mẫu thân" để chỉ người mẹ đẻ. Được biết, đây là một từ phiên âm trực tiếp từ tiếng Trung Quốc là母親 với phát âm là "mǔqīn".

Đây là phát âm chính thống, còn "búchhin" nhắc đến bên trên là tiếng địa phương.

Theo Vietnamnet