Cầu khỉ (Việt Nam): Tên gọi cầu khỉ không phải vì cầu dành cho khỉ, mà là tư thế lom khom của người khi qua cầu. Những cây cầu nổi tiếng ở các miền quê Việt Nam này làm bằng tre và dây thừng, bắc qua sông, kênh nhỏ. Cầu rất hẹp và lắc lư mỗi khi có người đi qua.
Cầu Carrick-a-Rede (Bắc Ireland): Cây cầu nối đất liền với hòn đảo nhỏ Carrick-a-Rede, cách mặt biển 30 m. Du khách phải trả phí khoảng 9 USD để đi trên cây cầu dài 20 m với cảnh vách đá, biển cả và bờ biển Scotland ngoạn mục.
Cầu Trift (Thụy Sĩ): Đây là cây cầu treo đi bộ dài nhất nằm ở dãy Alps, dài 170 m, cao 100 m so với mặt nước. Để tới được cây cầu này, du khách phải đi cáp treo ở Meiringen và cuốc bộ trong khoảng 1-2 giờ đồng hồ.
Cầu Canopy ở công viên quốc gia Kakum (Ghana): Cầu dài 329 m, cao 49 m, làm bằng dây thừng bện, hẹp tới mức chỉ 1 người đi lọt. Du khách đến đây sẽ có cảm giác thót tim giữa khung cảnh rừng xanh hùng vĩ.
Cầu Taman Negara National Park (Malaysia): Dài 510 m, cao 45 m, đây được coi là cầu treo đi bộ dài nhất thế giới. Cầu làm bằng ván, dây thừng và lưới, là thử thách cho bất cứ ai đi qua.
Cầu treo Arenal (Costa Rica): Cầu dài 100 m, cao 45 m phía trên khu rừng nhiệt đới nối với một ngọn núi lửa. Cảm giác lắc lư trên cầu hoàn toàn không dành cho những người yếu tim.
Cầu treo Tigbao (Philippines): Cầu làm hoàn toàn bằng tre, dài 25 m nằm trên con sông Loboc, nối 2 ngôi làng ở 2 bờ.
Cầu treo Ghasa (Nepal): Cầu nối 2 ngọn núi vắt trên một dòng sông. Không chỉ người mà cả động vật cũng đi qua cầu.
Cầu Qeswachaka (Peru): Đây là một trong những cây cầu bằng dây già nhất thế giới, tuổi đời 600 năm. Trong 3 ngày, 1.000 người dùng các loại cây trong vùng để bện những dây thừng làm cầu. Nghi lễ này đặc biệt đến nỗi được UNESCO liệt kê vào di sản thế giới.
Cầu treo Hussaini (Pakistan): Cây cầu rất đơn sơ, làm từ vài sợi dây và tấm ván bắc qua dòng sông Hunza cuộn chảy phía dưới, cảm giác như sự sống và cái chết chỉ cách nhau một sợi chỉ mành.
Theo Zing