Tôi ngừng giải bài toán hàm số, đưa mắt nhìn sang nhà phía đối diện. Đó là gia đình bác Tư. Như thường lệ, khoảng tám giờ bác Tư ra sân tưới cây kiểng. Sao hôm nay đã chín giờ không thấy bóng dáng bác ấy? Bác Tư là người hiền lành nhất ở xóm nhỏ vùng Hóc Môn này. Vợ bác là cô giáo đã nghỉ dạy vì yếu sức khỏe. Bác trai xuất ngũ về canh tác ruộng vườn do cha mẹ để lại.
Tôi từng được mẹ tôi kể hai bác Tư lấy nhau giai đoạn cuộc sống còn khó khăn. Lương đứng trên bục giảng của bác gái không đủ sống nên bác trai làm lụng siêng năng lắm. Bác Tư trồng đủ loại rau màu, hoa quả dùng cho bữa ăn hàng ngày nhằm tiết kiệm và bán ra chợ thu nhập thêm. Bác gái sinh khó nên hai bác có con một. Địa phương dành một suất đi Liên Xô 5 năm theo diện ưu tiên, nhưng lúc ấy bác gái mang thai tháng thứ ba nên bác Tư đã không đi. Bác không muốn khi con sinh ra không có cha bên cạnh. Anh Hùng con trai hai bác tuy con một nhưng ngoan, học giỏi và lễ phép nổi tiếng cả xóm. Hai bác cùng con trai ứng xử rất tử tế với mọi người.
Gần một năm nay,bác gái ra tận Nha trang để chăm sóc con dâu vừa sinh con đầu lòng, nên bác Tư trai lũi thủi một mình ở nhà. Hàng xóm thương đi chợ giùm, để ý sức khỏe bác vì tuổi đã cao. Thương con, thương cháu nên hai bác đều hy sinh vì con cháu .
Tôi từng được mẹ tôi kể hai bác Tư lấy nhau giai đoạn cuộc sống còn khó khăn. Lương đứng trên bục giảng của bác gái không đủ sống nên bác trai làm lụng siêng năng lắm. Bác Tư trồng đủ loại rau màu, hoa quả dùng cho bữa ăn hàng ngày nhằm tiết kiệm và bán ra chợ thu nhập thêm. Bác gái sinh khó nên hai bác có con một. Địa phương dành một suất đi Liên Xô 5 năm theo diện ưu tiên, nhưng lúc ấy bác gái mang thai tháng thứ ba nên bác Tư đã không đi. Bác không muốn khi con sinh ra không có cha bên cạnh. Anh Hùng con trai hai bác tuy con một nhưng ngoan, học giỏi và lễ phép nổi tiếng cả xóm. Hai bác cùng con trai ứng xử rất tử tế với mọi người.
Gần một năm nay,bác gái ra tận Nha trang để chăm sóc con dâu vừa sinh con đầu lòng, nên bác Tư trai lũi thủi một mình ở nhà. Hàng xóm thương đi chợ giùm, để ý sức khỏe bác vì tuổi đã cao. Thương con, thương cháu nên hai bác đều hy sinh vì con cháu .
Tôi ngừng làm bài, chạy qua nhìn vào nhà thấy im lặng quá. Tôi trèo qua cổng rào, nhìn vào cửa sổ thấy bác Tư nằm đắp chan co ro,vừa run vừa rên nho nhỏ. Tôi vội đạp cửa chạy ào vào, hỏi vội vã :
"Bác bị sao vậy? Bác Tư ơi..."
Bác trả lời với tiếng hai ham răng đánh lập cập:
"Bác bị sốt rét. Đưa giùm bác vào trạm xá..."
Tôi chạy về, gọi ba má tôi sang giúp bác. Ba tôi vội gọi xe đưa bác đi cấp cứu.
Tôi không thể tiếp tục làm bài nữa. Lúc này, tôi bỗng nghĩ về tình phụ tử. Quả thật, chúng tôi làm con mà vô tâm quá. Chưa bao giờ tôi rót cho ba ly nước, chưa biết an ủi ba bao giờ. Mẹ tôi làm thợ may trong xóm, thu nhập không nhiều. Chủ yếu nhờ lương làm bốc xếp ở cảng của ba mới nuôi được bốn đứa con ăn học. Có tận mắt chứng kiến cảnh ba tôi vác trên vai những bao gạo 50 ký đưa lên tàu giữa trời nắng mới thấy ba vất vả thế nào.
Chúng tôi mặc định ba là "hung thần trừng phạt" vì đòn roi ba đánh khi có lỗi. Cần gì, các con chỉ dám xin mẹ mà không biết đồng tiền ấy có mồ hôi của ba. Đêm xuống, ba đi đôi dép đã mòn gót, đứng trong gió mưa, trong tiếng ho cùng hơi thở nặng nhọc chỉ vì hy vọng chạy thêm vài cuốc xe ôm, kiếm được những đồng tiền ba xếp rất cẩn thận để ngày mai đưa cho vợ con. Bên cạnh những người cha vô trách nhiệm thì cuộc đời này có rất nhiều người cha hết lòng vì gia đình như bác Tư, như ba tôi.
Tôi cầu mong có tin tốt về bác Tư. Tôi cầu mong những điều tốt đẹp đến với những người cha dùng cả cuộc đời mình như cây cổ thụ che chở cho đàn con, dù biết rằng đời rộng lớn và nhiều gió mưa sẽ làm gãy những thân cây cổ thụ già yếu.
Ngoài kia nắng đang lên. Tôi nghẹn ngào khi nghĩ đến hai chữ phải được viết trân trọng: Tình Cha.
Theo Blog radio