Một góc nhìn phong thủy về tháp Văn Xương

Theo Phong thủy Phùng Gia, tháp Văn Xương được coi là có xuất phát từ Đạo giáo và dần trở thành biểu tượng tại ngôi đền chùa lớn, sở hữu năng lượng gia trì cao tâm của nhà Phật cũng như trí tuệ mẫn tiệp. Theo góc độ Đạo giáo, Tháp Văn Xương cũng biểu thị cho may mắn và bình an, thư thái.

Trong cổ huyền học, Văn Xương là tiểu tinh - biểu thị cho học thuật, văn chương của một đương số. Tháp Văn Xương theo quan niệm phong thủy là vật phẩm khai sáng khoa bảng chủ quản học vấn và sự nghiệp, có công dụng:

- Thuận buồm xuôi gió trong học tập và làm việc.

- Giúp con em đang học tập trên ghế nhà trường tự tin (đặc biệt tốt khi trẻ đang bước vào những kỳ thi quan trọng, hay giai đoạn chuẩn bị được xét duyệt, đánh giá…).

- Khoa cử hanh thông, hỗ trợ người ghi danh được thuận lợi vượt qua khó khăn (đặc biệt khi an vị vật phẩm tại đúng vị trí Văn Xương) cũng hỗ trợ sao Văn tinh chiếu giúp sĩ tử đạt thành tích cao.

- Công danh hiển đạt, thăng tiến và vững chắc trong sự nghiệp.

Cha mẹ biết đặt tháp Văn Xương trong nhà, tại sao con vẫn đội sổ?-1
Tháp Văn Xương chất liệu thủy tinh. Ảnh internet.

3 cách đặt tháp văn xương theo phong thủy đúng và dễ nhất

Cách 1: Đặt ở không gian làm việc, học tập

- Nên đặt tháp Văn Xương trong không gian làm việc và học tập, càng gần càng tốt. Nên là phía tay trái.

- Đặt tháp Văn Xương kết hợp với bút Văn Xương gỗ đào để gia tăng hiệu ứng.

Cách 2: Đặt ở phòng lớn và không gian chung như phòng khách cần dựa trên năm sinh

Cha mẹ biết đặt tháp Văn Xương trong nhà, tại sao con vẫn đội sổ?-2

Bảng hướng dẫn vị trí đặt tháp Văn Xương ở phòng lớn và phòng khách dựa trên năm sinh. Ảnh internet

1. Tuổi: Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất. Vị trí sao Văn Xương ở hướng Đông Nam.

2. Tuổi: Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi. Vị trí sao Văn Xương ở hướng Nam.

3. Tuổi: Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất. Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất. Vị trí sao Văn Xương ở hướng Tây Nam

4. Tuổi: Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Kỷ Mão, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Hợi. Vị trí sao Văn Xương ở hướng Tây.

5. Tuổi: Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Canh Thân, Canh Tuất. Vị trí sao Văn Xương ở hướng Tây Bắc.

6. Tuổi: Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi. Vị trí sao Văn Xương ở hướng Bắc.

7. Tuổi: Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất. Vị trí sao Văn Xương ở hướng Đông Bắc

8. Tuổi: Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi. Vị trí sao Văn Xương ở hướng Đông.

Cách 3: Đặt theo lưu niên vận

Cách này người đặt phải theo dõi phi tinh hàng năm và thay đổi vị trí đặt theo năm – theo sao Tứ Lục Văn Xương Tinh bay đến hướng nào thì đặt ở đó (1 năm đổi 1 lần).

Cha mẹ biết đặt tháp Văn Xương trong nhà, tại sao con vẫn đội sổ?-3
Tháp Văn Xương bằng đồng. Ảnh Internet.

Đặt tháp Văn Xương nhưng cần nỗ lực chứ đừng ỉ vào tháp

Theo Wikipedia.org, tháp Văn Xương là một trong những vật phẩm phong thủy lâu đời - kích sao Văn Xương - sao chủ về học hành, công danh (đường quan lộ).

Kích ở đây có thể hiểu là tăng vận khí để chuyện học hành hay làm quản lý được suôn sẻ, đầu óc hanh thông - chứ không phải kỳ vọng như một số người hiểu nhầm là một bước làm quan, hay trẻ học đội sổ lên đứng đầu lớp.

Từ xa xưa các học sĩ nổi tiếng, trạng nguyên nhiều người đã tìm đến các đền hay am xây dựng như Văn Xương tháp để học hành, tu tập (do không gian yên tĩnh, thanh tịnh) và việc thi cử rất suôn sẻ - nên ngày càng có nhiều người tìm đến các đền, chùa tháp dùi mài kinh sử.

Theo phong thủy thì tháp Văn Xương đặt vào cung Văn Xương, hay trên bàn học, bàn làm việc giúp tâm lý sẽ phấn chấn hơn khi học hành, thi cử. Nhưng thực tế nhiều người cho rằng việc đỗ đạt, thành danh cũng còn là được hưởng vận tốt từ gia tiên tiền tổ, những bậc tiền nhân... phụ trợ.

Đặt tháp Văn Xương xong đừng ỷ có tháp mà làm biếng - bởi đã có không ít bậc cha mẹ tốn tiền lựa chọn tháp Văn Xương cho con theo mệnh, chất liệu quý, nhưng con lười học, bố mẹ không quan tâm tới việc học hành của con.

Kết quả học tập kém cỏi, rồi quay ra trách "thầy phong thủy không giỏi, nên tháp Văn Xương không linh nên đặt tháp Văn Xơng mà con tôi vẫn... đội sổ".

Theo các chuyên gia phong thủy, người dân có thể hiểu nôm na rằng tháp Văn Xương như một trạm thu phát sóng, khi đặt ở vị trí học tập, làm việc nó như cái ăng-ten nhỏ hút câu trả lời cho một vấn đề.

Tuy nhiên bản thân mình phải có kiến thức và hiểu biết căn bản về vấn đề đó thì mới có câu trả lời - chứ lười học, biếng nghĩ suy thì có đặt nhiều tháp Văn Xương cũng mù tịt. Hay học tiểu học mà bắt giải toán cấp 3 thì cũng không thể làm được.

Từ xa xưa trong dân gian đã có quan niệm tháp Văn Xương ngoài mở mang trí tuệ, giúp người sở hữu tập trung, ít bị quấy nhiễu, còn là một pháp bảo xua đuổi điều không may mắn, bảo vệ cho ngôi nhà.

Thời xưa ở các đền tháp có hình dáng giống tháp Văn Xương có rất nhiều vị tu sĩ đắc đạo – nên dân gian còn gắn vào tháp Văn Xương có tác dụng tiêu trừ điều xấu nữa. Tháp Văn Xương đến từ quan niệm dân gian, đúng hay sai chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo 

Theo Gia đình và Xã hội