Body shame có mặt ở mọi nơi. Những bộ phim sitcom rất thường xuyên sử dụng đặc điểm cơ thể của các nhân vật béo phì ra để tạo tiếng cười. Đôi khi chê bai cơ thể của nhau lại được xem là cách thể hiện sự thân thiết giữa những người bạn. Nếu cả đám bạn đều chán chường một chỗ khiếm khuyết nào trên cơ thể mình, những người này bỗng dưng được "kết nối".
Việc chê bai, dù người nhả "lời vàng ý ngọc" có là ai, thì đó đều là một vòng luẩn quẩn giữa phê bình và phán xét. Tất cả chúng ta, đặc biệt là các cô gái thường phải nghe lời khuyên rằng: cơ thể phải thận thon thả, phải sở hữu làn da rám nắng gợi cảm và trending. Thế mới lạ chứ.
Biểu hiện của Body shaming:
1. Chê bai chính ngoại hình của mình, bằng cách đánh giá hay so sánh với người khác (ví dụ: "Đứng cạnh cô ấy trông tao như con bạch tuộc mày ạ" hay "Vai thế mới gọi là rộng chứ, chắc gấp rưỡi vai mình").
2. Chê bai ngoại hình người khác ngay trước mặt họ (ví dụ: "Đùi to như này thì chỉ có cưỡi voi mới hợp dáng").
3. Chê bai ngoại hình của người khác sau lưng (ví dụ: "Con bé kia đang mặc cái đống gì trên người đấy?" hay "Ít nhất mày còn đỡ béo hơn bé kia!").
Dù là bằng cách nào thì chê bai kiểu này đều khó tránh khỏi so sánh và chỉ trích. Người ta không ngừng phán xét nhau dựa trên chính cơ thể của kẻ khác.
Không gì đáng ghét hơn việc mọi người cứ bắt bạn phải làm thế này, không được làm thế kia với cơ thể của mình, nhất là khi lời khuyên của họ toàn mấy thứ trên trời. Họ có lẽ đang không muốn bạn hài lòng với chính cơ thể của mình đấy. Vậy nên, hãy cứ sống khỏe mạnh và yêu cơ thể của mình là được.
"Kệ đi, cô ta xấu mà" là cách nói mà không ít người trong số chúng ta sử dụng để bao biện, nhất là với những bạn trẻ. Chúng ta thường cảm thấy thoải mái khi công kích người khác để gây tổn thương họ (như là nhắm vào ngoại hình), thay vì bộc lộ một cách thật lòng những gì mình cảm nhận.
Khi bị ai đó chê bai về ngoại hình, thay vì bộc lộ cảm xúc tức thời, ta lại gồng lên chịu đựng rồi xả giận bằng cách chê lại họ, hoặc tệ hơn là tìm kiếm một đối tượng thứ 3 tội nghiệp nào đó. Đây là cách mà rất nhiều người vô tình trở thành "kẻ chê bai" dù họ thực lòng không muốn vậy.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Cứ bộc lộ cảm xúc thật khi bị người khác chê bai, tại sao phải nhịn nhỉ?
Chơi với những người bạn ít chê bai hoặc có tư duy rộng mở về ngoại hình xem sao.
Cứ thoải mái đối mặt với những tên thích chê bạn béo, bảo bạn mụn hoặc cười khẩy khi thấy bạn cắt quả đầu mới. Hãy nói rõ với họ rằng những lời kém duyên ấy khiến bạn cảm thấy tổn thương như thế nào.
Hãy xem thử bạn thích những gì ở cơ thể của mình nữa nhé. Chúng ta đã xem quá nhiều quảng cáo dưỡng mi hay làm trắng răng, giờ là lúc để tôn vinh cơ thể của chúng ta. Hãy thử kiểu tóc mới mà bạn thích, hay thử bắt đầu chế độ ăn uống khoa học mà bạn cảm thấy sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Cứ làm mọi thứ khiến bạn được là chính mình. Body Shaming ư? chuyện nhỏ thôi.
10 kiểu body shaming hay gặp nhất:
1. Chế độ ăn (VD: Ăn nhiều thế? Đã béo còn ăn cái đấy, Nhịn ăn đi..vv... )
2. Khuyên một ai đó nên... trẻ lại!!?? (VD: Đẻ xong già thế? Làm nào cho trẻ lại như hồi con gái đi chứ)
3. Dè bỉu/thành kiến với chuyện phẫu thuật thẩm mỹ
4. Thần tượng cơ thể người khác, tự chê bai và ghét bỏ cơ thể chính mình.
5. Phán xét cơ thể qua giới tính (VD: Con gái con đứa gì mà chân tay thô như đàn ông)
6. Sỉ nhục, hạ thấp danh dự của người khác vì họ... sexy.
7. Chê ai đó quá béo
8 Chê ai đó quá gầy
9. Chê màu da của người khác
10. Tự cho rằng "tạng người" như thế này thì không thể phù hợp làm việc này việc kia (VD: Béo như kia thì đạp xe sao nổi)
Việc chê bai, dù người nhả "lời vàng ý ngọc" có là ai, thì đó đều là một vòng luẩn quẩn giữa phê bình và phán xét. Tất cả chúng ta, đặc biệt là các cô gái thường phải nghe lời khuyên rằng: cơ thể phải thận thon thả, phải sở hữu làn da rám nắng gợi cảm và trending. Thế mới lạ chứ.
Biểu hiện của Body shaming:
1. Chê bai chính ngoại hình của mình, bằng cách đánh giá hay so sánh với người khác (ví dụ: "Đứng cạnh cô ấy trông tao như con bạch tuộc mày ạ" hay "Vai thế mới gọi là rộng chứ, chắc gấp rưỡi vai mình").
2. Chê bai ngoại hình người khác ngay trước mặt họ (ví dụ: "Đùi to như này thì chỉ có cưỡi voi mới hợp dáng").
3. Chê bai ngoại hình của người khác sau lưng (ví dụ: "Con bé kia đang mặc cái đống gì trên người đấy?" hay "Ít nhất mày còn đỡ béo hơn bé kia!").
Dù là bằng cách nào thì chê bai kiểu này đều khó tránh khỏi so sánh và chỉ trích. Người ta không ngừng phán xét nhau dựa trên chính cơ thể của kẻ khác.
Không gì đáng ghét hơn việc mọi người cứ bắt bạn phải làm thế này, không được làm thế kia với cơ thể của mình, nhất là khi lời khuyên của họ toàn mấy thứ trên trời. Họ có lẽ đang không muốn bạn hài lòng với chính cơ thể của mình đấy. Vậy nên, hãy cứ sống khỏe mạnh và yêu cơ thể của mình là được.
Hậu quả nghiệm trọng như thế, tại sao body-shame càng ngày càng phổ biến?
"Kệ đi, cô ta xấu mà" là cách nói mà không ít người trong số chúng ta sử dụng để bao biện, nhất là với những bạn trẻ. Chúng ta thường cảm thấy thoải mái khi công kích người khác để gây tổn thương họ (như là nhắm vào ngoại hình), thay vì bộc lộ một cách thật lòng những gì mình cảm nhận.
Khi bị ai đó chê bai về ngoại hình, thay vì bộc lộ cảm xúc tức thời, ta lại gồng lên chịu đựng rồi xả giận bằng cách chê lại họ, hoặc tệ hơn là tìm kiếm một đối tượng thứ 3 tội nghiệp nào đó. Đây là cách mà rất nhiều người vô tình trở thành "kẻ chê bai" dù họ thực lòng không muốn vậy.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Cứ bộc lộ cảm xúc thật khi bị người khác chê bai, tại sao phải nhịn nhỉ?
Chơi với những người bạn ít chê bai hoặc có tư duy rộng mở về ngoại hình xem sao.
Cứ thoải mái đối mặt với những tên thích chê bạn béo, bảo bạn mụn hoặc cười khẩy khi thấy bạn cắt quả đầu mới. Hãy nói rõ với họ rằng những lời kém duyên ấy khiến bạn cảm thấy tổn thương như thế nào.
10 kiểu body shaming hay gặp nhất:
1. Chế độ ăn (VD: Ăn nhiều thế? Đã béo còn ăn cái đấy, Nhịn ăn đi..vv... )
2. Khuyên một ai đó nên... trẻ lại!!?? (VD: Đẻ xong già thế? Làm nào cho trẻ lại như hồi con gái đi chứ)
3. Dè bỉu/thành kiến với chuyện phẫu thuật thẩm mỹ
4. Thần tượng cơ thể người khác, tự chê bai và ghét bỏ cơ thể chính mình.
5. Phán xét cơ thể qua giới tính (VD: Con gái con đứa gì mà chân tay thô như đàn ông)
6. Sỉ nhục, hạ thấp danh dự của người khác vì họ... sexy.
7. Chê ai đó quá béo
8 Chê ai đó quá gầy
9. Chê màu da của người khác
10. Tự cho rằng "tạng người" như thế này thì không thể phù hợp làm việc này việc kia (VD: Béo như kia thì đạp xe sao nổi)
Theo Trí Thức Trẻ