Mỗi người khi lớn lên đều có những sự khác biệt rõ rệt, một phần là do xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau, bên cạnh đó còn là do nền tảng giáo dục của gia đình. Ai cũng muốn con mình lớn lên bình an, giỏi giang nên ra sức chăm bẵm, nhưng nếu dùng sai cách thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Pan sinh ra trong một gia đình tương đối giàu có ở tỉnh Hồ Nam, cha anh là một giáo viên và mẹ là kỹ thuật viên nhà máy.
Vì gia đình chỉ có một mình anh là con nên cả 2 bố mẹ đều rất nuông chiều. Tuy nhiên, trong suốt quãng thời gian Pan lớn lên, bố anh toàn phải làm việc xa nhà nên trách nhiệm giáo dục anh thuộc về mẹ anh.
Pan và mẹ của mình.
Khi còn nhỏ, Pan là một cậu bé ngoan ngoãn, thỉnh thoảng còn giúp mẹ làm việc. Vì vậy, cậu nhận được rất nhiều lời khen của mọi người. Nhưng cũng chính vì những lời khen xuất hiện ngày càng nhiều mà Pan luôn nghĩ mình là một đứa bé ngoan, làm việc gì cũng tốt và dần dần không còn giúp mẹ làm việc nữa.
Đối với Pan, cậu chỉ có việc học và ăn, mọi việc đều có mẹ lo cho hết, bên cạnh đó là nếu cậu muốn gì mẹ đều đáp ứng. Vì quá được nuông chiều nên Pan chỉ nằm ở nhà và học, không tham gia, hòa nhập cùng những người bạn trong xóm cộng thêm tính tình kiêu căng, tự mãn.
Vì lẽ này mà đến tận năm 10 tuổi, cậu cũng chẳng có ai chơi cùng.
Khi Pan vào học trung học, vì không hợp khẩu vị với cơm của ký túc xá nên mẹ cậu thường nấu đủ các món sẵn ở nhà và đến giờ trưa, cậu lại trốn về nhà ăn cơm. Sau đó lại nằm nghỉ ở nhà rồi mới đi học. Vì vậy, dù học mấy năm, Pan cũng không thích nghi được với cuộc sống ở nơi tập thể.
Pan quen với cuộc sống được nuông chiều suốt hơn 30 năm.
Cũng chính vì thế, Pan lạc lõng giữa mọi người, cậu tìm đến những trò chơi điện tử và ngày càng chìm đắm vào nó.
Vốn là một học trò thông minh, sáng dạ nhưng khi quá sa đà vào trò chơi điện tử thì thành tích học tập của cậu tụt dốc không phanh. Nhiều lần cô giáo đã nhắc nhở Pan và gia đình, nhưng cách giải quyết của phụ huynh chỉ là bỏ qua, chiều theo sở thích của Pan.
Tình trạng này cứ thế tiếp diễn, khi Pan trở thành một người trưởng thành thì mọi chuyện lại càng khó kiểm soát. Càng ngày anh ta càng đòi hỏi mua những chiếc máy tính mới để phục vụ cho việc chơi game trong khi bản thân thì lười biếng, không chịu làm lụng.
Khi lên đến 30 tuổi, Pan vẫn sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của cha mẹ mình.
Chưa dừng lại ở đó, việc chơi game nhiều hôm kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, sợ con trai mình đói nên mẹ anh đã phải vào tận nơi để bón cơm cho người con đã sang tuổi 36. Tuy vậy, Pan chỉ coi đây là chuyện đương nhiên vì suốt bao năm qua vẫn diễn ra như vậy.
Suy nghĩ báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ không bao giờ xuất hiện. Anh cứ bị trượt dài trong sự sa đà, vô dụng.
Chàng trai U40 bị nghiện game online không thể thoát ra.
Không những thế, trong một lần chơi game bị thua và bị mẹ mình giục ra ăn cơm, vì quá tức giận nên anh ta đã đấm mạnh vào mặt mẹ khiến bà phải đi cấp cứu. Sự việc này đã khiến bố anh vô cùng tức giận và đập hết dàn máy tính của anh. Hai bố con giằng co mạnh, để rồi dẫn đến xô xát.
Sau lần đó, bố mẹ Pan đưa anh đến bác sĩ tâm lý để khám bệnh thì được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách và hoang tưởng, phải nhập viện điều trị ngay. Tình trạng bệnh vô cùng nghiêm trọng vì thời gian chơi game quá nhiều và không tiếp xúc với thế giới thực.
Anh bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm lý và hoang tưởng.
Bi kịch này xảy ra là do anh quá được nuông chiều, không được dạy dỗ một cách đúng đắn. Dễ nhận thấy nhất là việc không cho anh tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều, luôn đáp ứng những nhu cầu ăn chơi quá mức.
Ngoài ra, việc người cha không ở bên chăm sóc khi còn nhỏ cũng là lý do gián tiếp dẫn đến việc sa đà này. Vì vậy, trong việc giáo dục con cái, cha mẹ cần hết sức lưu tâm đến việc cho con phát triển đồng thời các kỹ năng ngoài cuộc sống.
Cho con mình tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn, hiểu được giá trị của sức lao động. Và quan trọng nhất là dạy dỗ đúng đắn, không được nuông chiều quá mức và kịp thời ngăn chặn những hành vi xấu xảy ra.
Theo Pháp luật & Bạn đọc