Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Thanh niên làng tôi lớn một chút đều bỏ ruộng lên thành phố kiếm sống còn lại ít người bám trụ lại với nghề nông truyền thống.
Gia đình tôi cũng vậy. Bố và em trai tôi làm công nhân xây dựng ở thành phố Thanh Hóa, rong ruổi theo các công trình lâu lâu vài tháng mới về, ở nhà còn mỗi 2 mẹ con tôi.
Tôi học hết lớp 10 thì nghỉ học ở nhà giúp mẹ. Biết mình học không cao nên tôi xác định một vài năm ở nhà giúp mẹ sau đó kiếm tấm chồng tử tế cho yên bề gia thất.
Tuy khiếm khuyết về học vấn, nhưng bù lại, tôi có một hình dáng ưa nhìn, tính tình vui vẻ nên được nhiều chàng trai theo đuổi.
Bản thân tôi cũng có cảm tình với một người, nhưng anh ấy cũng đi làm xa, thỉnh thoảng mới về. Gia đình anh cũng có đánh tiếng muốn hỏi cưới. Trong lúc tôi còn đang phân vân thì họ hàng một người trong làng tôi sống ở ngoài Hà Nội, về tìm con dâu. Qua mai mối rồi một vài lần đi lại thăm hỏi, gia đình tôi đã đồng ý để tôi làm đám cưới với anh chàng mới gặp 2 lần đó. Lúc đấy, ai cũng nghĩ tôi thật có phước, may mắn được làm dâu một gia đình giàu có.
Nhiều người nghĩ rằng xây dựng gia đình phải trên nền tảng tình yêu mới bền vững, nhưng tôi lúc đó không nghĩ được nhiều thế. Tôi chỉ muốn thay đổi cuộc sống, thoát khỏi nghèo khó vất vả mà gia đình tôi đang phải chịu đựng.
Vợ chồng tôi ở một căn nhà rộng rãi trong phố. Nhà có giúp việc nên tôi chẳng phải động tay động chân vào việc gì. Anh cũng thường xuyên gửi tiền về giúp gia đình tôi ở quê nên bố mẹ tôi không còn nặng trĩu nỗi lo cơm áo gạo tiền. Anh cũng thường xuyên đưa tôi đi spa, những tiệm làm đẹp mà lần đầu tiên trong đời tôi được biết tới.
Anh chăm sóc tôi rất chu đáo, mua cho tôi những bộ quần áo đắt tiền. Anh bảo tôi phải để ý học rất nhiều thứ để “thoát” cái vẻ quê mùa. Nghe lời chồng, tôi đã cố gắng tham gia nhiều lớp học kỹ năng. Tôi học rất nhiều thứ, từ khiêu vũ đến giao tiếp. Tôi sửa dần chất giọng “quê” nặng trịch và lẫn lộn âm sắc của mình, đi đứng nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn. Anh còn trực tiếp hướng dẫn tôi về cách ăn uống sao cho “đúng chuẩn”, nên nói những gì và không nên nói gì khi ra ngoài.
Tôi học khá nhanh, trong thời gian ngắn, tôi đã có được cái phong thái của một người thành phố chính hiệu.
Tôi được chồng đưa đi gặp gỡ, giao lưu với bạn bè của anh nhiều hơn. Thậm chí cả những đối tác làm ăn của anh. Tôi rất vui và tự tin khi mình được đón nhận trong một thế giới mới, một thế giới mà theo tôi nghĩ: Những người bạn của mình có học hành giỏi dang và phấn đấu cật lực trong nhiều năm liền may ra mới đạt được được điều kiện như tôi lúc này.
Nhưng từ khi công việc của anh thuận lợi thì những buổi giao lưu tiếp khách lại càng nhiều. Tôi bất giác cảm thấy mình như một công cụ trong tay anh. Có những người đàn ông đáng tuổi cha chú mình, anh vẫn bảo tôi phải gọi họ bằng anh, phải cung phụng, tiếp rượu họ cẩn thận chu đáo thì mới có lợi cho việc làm ăn của anh. Anh bảo tốt cho công việc của anh cũng là tốt cho tương lai của cả hai chúng tôi.
Mặc dù nhiều khi rất khó chịu với những ánh nhìn chòng chọc hay những lời nói cợt nhả của những vị khách, nhưng nghĩ đến chồng, tôi đành nín nhịn. Có những lúc họ đụng chạm cơ thể tôi như vô tình, kể cả những khu vực “nhạy cảm” khiến tôi rất hoang mang, lo sợ. Khi tôi nói với chồng thì anh an ủi tôi cố chịu đựng một thời gian nữa, hết dự án là “xong”, không phải gặp mấy tay đó nữa.
Những hành động đó vẫn tiếp diễn ngày một nhiều theo những buổi tiệc tiếp khách. Từ lâu tôi đã thấy không thoải mái, ngày càng sợ và muốn tránh xa.
Một lần để tranh thầu một dự án lớn, chính anh đã đề nghị tôi “gặp riêng” đối tác trong một phòng ở khách sạn cao cấp. Tôi rất bất ngờ, hoang mang và đau đớn. Tôi không thể lý giải được trong đầu anh nghĩ gì nên đã không đồng ý. Đáp lại, anh sửng cồ lên túm lấy tóc tôi: “Cô nghĩ tôi cưới cô về làm gì hả? Cô tưởng tôi rảnh hơi lắm hay sao mà nhờ mẹ về tận quê tìm một cô ả ngây ngô cho mình? Cô phải biết ơn thằng này vì đã đưa cô ra khỏi cái làng rách nát đấy…”. Tôi sững sờ, không tin được chồng mình vừa thốt ra những lời như thế!
Sau rồi anh ta chơi bài ngửa với tôi luôn: Anh ta “đào tạo” tôi bao lâu nay để “phục vụ” cho mấy đại gia này, tìm tôi chỉ vì tôi có tiếng xinh đẹp nết na ở quê, dễ bảo hơn mấy cô nàng ở thành phố này nhiều.
Anh ta nói thẳng không cho tôi mang thai vì tạm thời cần tôi chứ anh ta không muốn con mình có người mẹ như vậy. Với lại, tôi mà sinh đẻ thì người sồ sề, không ai “thèm” nữa nên thì tiếp khách thế nào, phải phòng tránh triệt để.
Tôi đau đớn gào khóc ầm ĩ muốn bỏ về quê thì anh ta đe doạ trắng trợn sẽ cắt toàn bộ viện trợ và làm cho nhà tôi không ngóc đầu lên được nhìn đời. Tôi hiểu anh ta nói được làm được, cả nhà tôi hiện giờ đều nhờ anh ta mới có thể an nhàn một năm nay. Tôi không biết anh ta sẽ làm ra chuyện gì nếu mình bỏ đi nhưng chắc chắn là rất kinh khủng. Tôi phải làm gì mới tốt đây?
Gia đình tôi cũng vậy. Bố và em trai tôi làm công nhân xây dựng ở thành phố Thanh Hóa, rong ruổi theo các công trình lâu lâu vài tháng mới về, ở nhà còn mỗi 2 mẹ con tôi.
Tôi học hết lớp 10 thì nghỉ học ở nhà giúp mẹ. Biết mình học không cao nên tôi xác định một vài năm ở nhà giúp mẹ sau đó kiếm tấm chồng tử tế cho yên bề gia thất.
Tuy khiếm khuyết về học vấn, nhưng bù lại, tôi có một hình dáng ưa nhìn, tính tình vui vẻ nên được nhiều chàng trai theo đuổi.
Bản thân tôi cũng có cảm tình với một người, nhưng anh ấy cũng đi làm xa, thỉnh thoảng mới về. Gia đình anh cũng có đánh tiếng muốn hỏi cưới. Trong lúc tôi còn đang phân vân thì họ hàng một người trong làng tôi sống ở ngoài Hà Nội, về tìm con dâu. Qua mai mối rồi một vài lần đi lại thăm hỏi, gia đình tôi đã đồng ý để tôi làm đám cưới với anh chàng mới gặp 2 lần đó. Lúc đấy, ai cũng nghĩ tôi thật có phước, may mắn được làm dâu một gia đình giàu có.
Nhiều người nghĩ rằng xây dựng gia đình phải trên nền tảng tình yêu mới bền vững, nhưng tôi lúc đó không nghĩ được nhiều thế. Tôi chỉ muốn thay đổi cuộc sống, thoát khỏi nghèo khó vất vả mà gia đình tôi đang phải chịu đựng.
Trong thời gian ngắn, tôi đã có được cái phong thái của một người thành phố chính hiệu. (Ảnh minh họa)
Vợ chồng tôi ở một căn nhà rộng rãi trong phố. Nhà có giúp việc nên tôi chẳng phải động tay động chân vào việc gì. Anh cũng thường xuyên gửi tiền về giúp gia đình tôi ở quê nên bố mẹ tôi không còn nặng trĩu nỗi lo cơm áo gạo tiền. Anh cũng thường xuyên đưa tôi đi spa, những tiệm làm đẹp mà lần đầu tiên trong đời tôi được biết tới.
Anh chăm sóc tôi rất chu đáo, mua cho tôi những bộ quần áo đắt tiền. Anh bảo tôi phải để ý học rất nhiều thứ để “thoát” cái vẻ quê mùa. Nghe lời chồng, tôi đã cố gắng tham gia nhiều lớp học kỹ năng. Tôi học rất nhiều thứ, từ khiêu vũ đến giao tiếp. Tôi sửa dần chất giọng “quê” nặng trịch và lẫn lộn âm sắc của mình, đi đứng nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn. Anh còn trực tiếp hướng dẫn tôi về cách ăn uống sao cho “đúng chuẩn”, nên nói những gì và không nên nói gì khi ra ngoài.
Tôi học khá nhanh, trong thời gian ngắn, tôi đã có được cái phong thái của một người thành phố chính hiệu.
Tôi được chồng đưa đi gặp gỡ, giao lưu với bạn bè của anh nhiều hơn. Thậm chí cả những đối tác làm ăn của anh. Tôi rất vui và tự tin khi mình được đón nhận trong một thế giới mới, một thế giới mà theo tôi nghĩ: Những người bạn của mình có học hành giỏi dang và phấn đấu cật lực trong nhiều năm liền may ra mới đạt được được điều kiện như tôi lúc này.
Nhưng từ khi công việc của anh thuận lợi thì những buổi giao lưu tiếp khách lại càng nhiều. Tôi bất giác cảm thấy mình như một công cụ trong tay anh. Có những người đàn ông đáng tuổi cha chú mình, anh vẫn bảo tôi phải gọi họ bằng anh, phải cung phụng, tiếp rượu họ cẩn thận chu đáo thì mới có lợi cho việc làm ăn của anh. Anh bảo tốt cho công việc của anh cũng là tốt cho tương lai của cả hai chúng tôi.
Chồng tôi nói, "đào tạo" tôi bao lâu nay để đi tiếp khách, phục vụ mấy vị khách hàng của anh. (Ảnh minh họa)
Mặc dù nhiều khi rất khó chịu với những ánh nhìn chòng chọc hay những lời nói cợt nhả của những vị khách, nhưng nghĩ đến chồng, tôi đành nín nhịn. Có những lúc họ đụng chạm cơ thể tôi như vô tình, kể cả những khu vực “nhạy cảm” khiến tôi rất hoang mang, lo sợ. Khi tôi nói với chồng thì anh an ủi tôi cố chịu đựng một thời gian nữa, hết dự án là “xong”, không phải gặp mấy tay đó nữa.
Những hành động đó vẫn tiếp diễn ngày một nhiều theo những buổi tiệc tiếp khách. Từ lâu tôi đã thấy không thoải mái, ngày càng sợ và muốn tránh xa.
Một lần để tranh thầu một dự án lớn, chính anh đã đề nghị tôi “gặp riêng” đối tác trong một phòng ở khách sạn cao cấp. Tôi rất bất ngờ, hoang mang và đau đớn. Tôi không thể lý giải được trong đầu anh nghĩ gì nên đã không đồng ý. Đáp lại, anh sửng cồ lên túm lấy tóc tôi: “Cô nghĩ tôi cưới cô về làm gì hả? Cô tưởng tôi rảnh hơi lắm hay sao mà nhờ mẹ về tận quê tìm một cô ả ngây ngô cho mình? Cô phải biết ơn thằng này vì đã đưa cô ra khỏi cái làng rách nát đấy…”. Tôi sững sờ, không tin được chồng mình vừa thốt ra những lời như thế!
Sau rồi anh ta chơi bài ngửa với tôi luôn: Anh ta “đào tạo” tôi bao lâu nay để “phục vụ” cho mấy đại gia này, tìm tôi chỉ vì tôi có tiếng xinh đẹp nết na ở quê, dễ bảo hơn mấy cô nàng ở thành phố này nhiều.
Anh ta nói thẳng không cho tôi mang thai vì tạm thời cần tôi chứ anh ta không muốn con mình có người mẹ như vậy. Với lại, tôi mà sinh đẻ thì người sồ sề, không ai “thèm” nữa nên thì tiếp khách thế nào, phải phòng tránh triệt để.
Tôi đau đớn gào khóc ầm ĩ muốn bỏ về quê thì anh ta đe doạ trắng trợn sẽ cắt toàn bộ viện trợ và làm cho nhà tôi không ngóc đầu lên được nhìn đời. Tôi hiểu anh ta nói được làm được, cả nhà tôi hiện giờ đều nhờ anh ta mới có thể an nhàn một năm nay. Tôi không biết anh ta sẽ làm ra chuyện gì nếu mình bỏ đi nhưng chắc chắn là rất kinh khủng. Tôi phải làm gì mới tốt đây?
Theo Trí thức trẻ