Sau giãn cách xã hội, thói quen mua sắm tiêu dùng của các chị em gần như đã thay đổi hoàn toàn.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát liên quan đến thói quen và hành vi của người tiêu dùng, 60% các hoạt động tiêu dùng khó có khả năng quay lại như trước; 36% người cho biết, họ không thích thanh toán bằng tiền mặt; 53% người được hỏi khẳng định, họ chuyển qua mua sắm online nhiều hơn.

Chị em mặc kiệm vải, shipper yêu cầu mặc áo ngực mới giao hàng?-1

Nhiều chị em chuyển sang mua sắm online trong thời điểm dịch Covid có diễn biến phức tạp. Sau giãn cách xã hội, 60% các hoạt động tiêu dùng khó có khả năng quay lại như trước. Hơn hết, 53% người được hỏi khẳng định, họ chuyển qua mua sắm online nhiều hơn.

Dù rằng, nhu cầu này mới nở rộ trong giai đoạn dịch bệnh nhưng nó đã hình thành nên một xu hướng mới khiến cho người tiêu dùng dần quen với việc mua sắm online và có nhiều khả năng họ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động giao dịch trực tuyến kể cả khi dịch đã qua đi.

Tuy nhiên tiện lợi nhưng đôi lúc cũng xảy ra nhiều tình huống oái oăm, điển hình như một số chị em diện trang phục "kiệm vải" như áo ngực, váy ngủ, váy bodycon trễ cổ đi nhận hàng, khiến shipper ngượng "chín mặt".

Chị em mặc kiệm vải, shipper yêu cầu mặc áo ngực mới giao hàng?-2

Ngoài sự tiện lợi của việc mua sắm online thì lối ăn vận của các chị em đi nhận hàng cũng trở thành chủ đề gây bàn tán nhiều nhất.

Ngay sau khi những hình ảnh này được đăng tải trên facebook, đã gây ra loạt ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng, các cô gái hoàn toàn có thể mặc những gì mình muốn nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh bởi không ít lần, các anh chàng shipper phải "nhắm mắt" giao hàng chỉ vì khách nữ ăn vận "mát mẻ".

Ngược lại, cũng có một số ý kiến phản bác, các shipper đang vi phạm sự riêng tư của khách hàng khi cố ý chụp lại những hình ảnh này và đăng tải công khai lên mạng xã hội.

Chị em mặc kiệm vải, shipper yêu cầu mặc áo ngực mới giao hàng?-3

Sau khi hình ảnh này được đăng tải trên mạng xã hội, có nhiều người đồng tình rằng, chị em nên mặc kín đáo hơn nhưng cũng có một số người phản đối vì hành động trên cho thấy nam shipper đang vi phạm quyền riêng tư của khách hàng.

Chị em mặc kiệm vải, shipper yêu cầu mặc áo ngực mới giao hàng?-4

Không chỉ riêng Việt Nam, trào lưu mua sắm online còn nở rộ ở một số nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan,... Và lối ăn mặc của các chị em khi đi nhận hàng vẫn luôn là chủ đề bàn tán trên các trang mạng.

Đến nỗi, một anh chàng shipper Thái Lan ở công ty giao hàng Foodpanda từng gửi tin nhắn cho khách nữ, với nội dung: "Khi lấy đồ, bạn vui lòng mặc áo ngực. Tôi không cảm thấy thoải mái cho lắm nếu bạn không mặc", nhằm ám chỉ các bạn nữ cần chú ý hơn trong cách ăn vận của mình. 

Song, hành động trên của anh chàng cũng bị nhận nhiều lời chỉ trích không kém. Theo trang Bangkok Post dẫn lại, một số tài khoản mạng bình luận: 

"Một phụ nữ mặc áo ngực hay không mặc là quyền của cô ấy. Điều đó không có nghĩa là ai cũng có thể quấy rối hay làm nhục cô ấy".

"Phụ nữ không nhất thiết phải mặc áo ngực khi chỉ ra lấy đồ ăn trong vài phút. Mặc hay không mặc là quyền lựa chọn của họ".

Chị em mặc kiệm vải, shipper yêu cầu mặc áo ngực mới giao hàng?-5

Trào lưu mua sắm online hiện đang nở rộ ở một số nước châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,...

Ngược lại, có nhiều người đồng tình với quan điểm của anh chàng shipper và khẳng định, chị em không mặc áo ngực ra đường có thể gây mất thiện cảm với những người xung quanh.

"Ở các nước như phương Tây, việc ''thả rông'' không phải vấn đề lớn, nhưng ở đất nước châu Á và vẫn ghi nhận số lượng tội phạm tình dục cao như Thái Lan thì không phù hợp".

"Tôi nghĩ chị em không mặc áo ngực cho thoải mái cũng không sao, nhưng lúc xuống đường vẫn nên dùng miếng lót để không lộ ra hình ảnh tế nhị".

"Mặc quần áo không gây phản cảm là hành động tự bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy cơ bị quấy rối tình dục, vậy tại sao phụ nữ không mặc vào khi ra đường, ở những nơi công cộng?".

Chị em mặc kiệm vải, shipper yêu cầu mặc áo ngực mới giao hàng?-6

Sự việc trên gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều, đến mức công ty giao hàng Foodpanda Thái Lan đã phải lên tiếng xin lỗi khách hàng.

Họ khẳng định, hành động của nam shipper đã vi phạm nguyên tắc ứng xử của nhân viên Foodpanda và cam kết, các biện pháp chế tài đối với shipper này sẽ được thực hiện sớm.

Supensri Puengkoksung - nhà hoạt động vì quyền trẻ em và phụ nữ ở Thái Lan cho rằng, lời xin lỗi của công ty Foodpanda vẫn chưa đủ sức thuyết phục, nam shipper phải bị trừng phạt nặng để làm gương cho những người khác vì hành vi không phù hợp với khách hàng, kể cả trực tiếp hay gián tiếp.

"Công ty nên đào tạo các lái xe của mình để cư xử tốt hơn", cô nhấn mạnh.

Theo Dân Việt