Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.

Sức hấp dẫn của các món nướng

Những món nướng có sức hấp dẫn với nhiều người bởi mùi vị quyến rũ, không đắt tiền. Đa phần những món ăn này xuất hiện tại các cửa hàng bình dân và các cửa hàng bán trên đường phố. Món thịt xiên nướng là ví dụ điển hình. Kỹ thuật làm món này không khó, lấy thịt ba chỉ, thái mỏng, tẩm ướp gia vị rồi xiên vào que tre, nướng trực tiếp trên lửa than, nướng được xiên thịt nào ăn luôn xiên ấy, nhấm nháp ngay khi miếng thịt còn nóng với vài ly rượu, vại bia. Như vậy là có cuộc nhậu vui mà không tốn nhiều tiền

Món chân gà nướng tấp nập khách từ khoảng chiều tối về đêm tại các tuyến phố Hà Nội là một ví dụ. Đây là một món nhắm lý tưởng của các bạn trẻ thích bia, rượu. Chân gà tẩm gia vị xong, nướng chín vàng trên lửa than, còn tỏa mùi thơm phức, chấm muối tiêu vắt chanh, khề khà nhắm rượu thật thú vị. Chỉ cần mỗi người vài cái chân gà nướng nhấm nháp với vài ly rượu hoặc một cốc bia hơi là bạn bè có thể ngồi tán gẫu với nhau hàng giờ.

Chân gà nướng bày bán trên những quán ăn đường phố

Chân gà nướng bày bán trên những quán ăn đường phố

Tuy nhiên, cũng vì đông khách, để phục vụ kịp thời nhiều nhà hàng đã nướng qua quít, thực phẩm chỉ chín phía bên ngoài, bên trong còn sống, thịt lợn còn lòng đào, tủy bên trong chân gà vẫn sống nguyên. Đây là nguyên nhân khiến người dùng dễ bị nhiễm các bệnh như: tiêu chảy cấp, nhiễm các loại dịch bệnh từ vật sang người, và nhiều những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn khác…

Không ít những nhà hàng ham lợi đã nhập thịt ôi thiu, chân gà Trung Quốc tẩm hóa chất, ngũ phủ lục tạng, long mề thối để đưa về chế biến. Những thực phẩm không rõ nguồn gốc là một trong những nguồn lây nhiễm bệnh tật đáng sợ. Nhất là trong thời hiên nay, dịch cúm H5N1, H7N9 vẫn đang nhiêu nguy cơ thì chân gà không có nguồn gốc là một trong những mối đe dọa cao. Thịt lợn ôi thiu khi nướng không chin kỹ hoặc lợn bệnh cũng là nguyên nhân truyền nhiễm giun, sán…

Nguy cơ tiềm ẩn do dùng đồ nướng

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Đồ nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.

Trong quá trình nướng thực phẩm với nhiệt độ cao, chất béo từ thực phẩm chảy xuống ngọn lửa bên dưới (than nóng hoặc các thanh nhiệt trong lò nướng điện), kèm theo đó là lượng dầu được dùng để phết thêm lên thực phẩm hoặc vỉ nướng. Dầu mỡ cháy tạo ra loại khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) có thể gây ung thư. PHA sẽ bám vào thức ăn qua khói.

Ngoài ra khi nhiệt tăng quá mức sẽ dẫn tới phản ứng giữa hoạt chất creatine và axit amino có trong protein của thịt, sinh ra nhiều chất độc khác, điển hình là HCA (heterocyclic amine). Những loại thịt có nhiều mỡ như thịt lợn, thịt gà… chứa nhiều nguy cơ nhất. HCA thường được tạo ra trong quá trình chế biến các món thịt giầu protein ở nhiệt độ cao như nướng, rán.

Cách hiệu quả để ăn món nướng an toàn

Nói như thế không có nghĩa chúng ta phải tránh xa các món ăn nướng mà cần có cách nướng sao cho hợp lý để hạn chế tối đa các thành phần độc hại phát sinh trong quá trình nướng món ăn. cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đưa ra những khuyến cáo sau:

  Tẩm ướp thịt trước khi nướng sẽ làm giảm lượng mỡ chảy xuống, tăng độ an toàn cho đồ nướng

Tẩm ướp thịt trước khi nướng sẽ làm giảm lượng mỡ chảy xuống, tăng độ an toàn cho đồ nướng

Dùng thịt nạc, loại bỏ mỡ, bỏ da (đối với gia cầm): Để hạn chế tối đa mỡ rơi xuống ngọn lửa khi nướng (sinh ra PAHs). Hạn chế dùng thịt có nhiều mỡ như sườn, xúc xích, lạp sườn (cũng là thực phẩm chứa béo no không tốt cho sức khoẻ). Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn còn chứa nitrosamine, là chất có thể gây ung thư.

Không ăn phần thức ăn nướng bị cháy sạm đen, kể cả rau: Bởi vì chất HAs chỉ hình thành khi nướng thịt, cá, gia cầm, hải sản nhưng PAHs thì có thể xuất hiện ở phần cháy đen của bất kỳ loại thực phẩm nào.

Tẩm ướp thịt trước khi nướng với hỗn hợp nước rau quả: Như nước cam (chanh, quýt), gừng, ớt, giấm… vì có chất chống ôxy hoá. Nên tẩm hoặc ướp thực phẩm cần nướng với nước xốt trước khi nướng. Nước xốt ngoài tác dụng tăng hương vị cho món ăn còn có thể làm tăng tính an toàn cho các món nướng. Lớp dịch lỏng của nước xốt bao phủ thực phẩm sẽ làm giảm lượng mỡ chảy xuống, do đó hạn chế phát sinh các chất độc. Xốt càng đặc càng có hiệu quả cao

Làm thực phẩm ráo nước (hoặc bất kỳ chất dịch nào) trước khi để lên nướng: bọc cá trong giấy nhôm rồi nướng để giữ thực phẩm được ẩm, ngăn ngừa tích tụ chất độc hại từ khói. Có thể thêm một ít rau thơm, tỏi, vài lát chanh, ít rượu trắng cho thơm ngon. Giữ thực phẩm trong tủ lạnh hoặc thùng đá, riêng biệt thức ăn sống và chín cho đến khi nướng.

Làm thực phẩm ráo nước (hoặc bất kỳ chất dịch nào) trước khi để lên nướng: bọc cá trong giấy nhôm rồi nướng để giữ thực phẩm được ẩm, ngăn ngừa tích tụ chất độc hại từ khói. Có thể thêm một ít rau thơm, tỏi, vài lát chanh, ít rượu trắng cho thơm ngon. Giữ thực phẩm trong tủ lạnh hoặc thùng đá, riêng biệt thức ăn sống và chín cho đến khi nướng.Sử dụng thịt như món ăn phụ, thay vì dùng như món chính: Có thể dùng dạng nướng xiên xen kẽ với miếng thịt nhỏ và nhiều miếng lớn rau quả (ớt ngọt, hành tây, cà tím, bí đỏ, thơm…) vừa làm hương vị thêm ngon, đỡ ngán mà lại an toàn. Chế độ ăn nhiều thịt, ít rau còn làm tăng nguy cơ ung thư. Các loại rau xanh chứa carotenoid có thể ngăn ngừa ung thư.

Nên nướng ở nhiệt độ thấp hoặc vừa phải để hạn chế khói.

Thường xuyên trở qua lại các món nướng để giúp thịt chín đều, tránh cháy sém một phía.

Hạn chế thời gian nướng bằng cách thái thực phẩm nhỏ và mỏng.

  Chọn nướng những thực phẩm nạc, không nhiều mỡ

Chọn nướng những thực phẩm nạc, không nhiều mỡ

Hạn chế mỡ chảy xuống nguồn lửa bên dưới bằng cách loại bỏ chất béo của các thực phẩm trước khi nướng. An toàn nhất là chọn nướng những thực phẩm nạc, không chứa nhiều chất béo.

Khi ăn món ăn nướng phải loại bỏ hết những phần bị cháy sém vì là chỗ chứa nhiều chất độc nhất

Không nên quá say mê ăn nhiêu món ăn nướng mà chỉ nên dùng hạn chế, mỗi tuần không quá 2 lần.

Chất lượng của vỉ nướng cũng có vai trò quan trọng. Nên chọn những loại vỉ nướng làm bằng gốm chịu nhiệt cao và thép không rỉ. Tuyệt đối không nên dùng loại vỉ nhôm vì sự phản ứng giữa axit và nhôm trong khi nướng sẽ tạo ra những chất độc hại.

Theo SKĐS