Xương rồng

Cây xương rồng được biết đến là 1 trong những loại cây hóa hung rất tốt. Tuy nhiên, không nên đặt loại cây này trong phòng khách, phòng ngủ hay trên bàn làm việc bởi theo phong thủy nó có hình dáng bên ngoài rất đặc biệt. Những chiếc gai nhọn bao bọc quanh thân cây tạo ra sát khí cao, khi những chiếc gai đó chĩa vào người sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ.

Chớ dại mà bày loại cây này trong nhà kẻo tiêu tán tài lộc, gia đình bất hòa, ngày càng lụi bại-1

Phòng khách là nơi các thành viên tụ họp, thư giãn, tăng thêm tình cảm nhưng nếu đặt cây xương rồng ở đó, nó sẽ khiến cho không khí đó bị tiêu tan khiến mọi người thường xuyên cãi vã, xích mích. Còn nếu đặt cây xương rồng trên bàn làm việc sẽ khiến sự nghiệp của bạn khó khăn, trắc trở.

Cây vạn niên thanh

Nhiều người thường nhầm lẫn cây vạn thiên thanh với cây vạn niên thanh, vì thế chủ quan trồng cây này trong nhà lúc nào không hay. Thực chất vạn thiên thanh là loại cây minh ti, thuộc họ ráy có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà.

Thế nhưng, ít ai biết rằng trên tất cả các bộ phận của loại cây cảnh đẹp này đều có độc. Nếu có ý định trồng cây vạn thiên thanh làm cảnh, bạn nên đặt ngoài ban công hoặc vườn nhà, phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này.
 
Cây ba đậu

Ba đậu là một cây nhỡ cao 3-6m, cành nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, dài 6-8cm, rộng 4-5cm, cuống nhỏ, dài 1-2cm. Trông toàn thân cây thường thấy một số lá màu đỏ nâu.

Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm ở đầu cành, hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh, cuống nhỏ dài 1-3mm. Quả nang, nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2cm, có 3 mảnh vỏ khi chín tách ra. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, ngoài có vỏ cứng, mờ, màu nâu xám (khác hạt thầu dầu bóng và có vân).

Dầu ba đậu là một chất gây phồng rất mạnh: cho tác dụng trên da, người ta thấy da nóng bỏng và phồng lên, mọng nước, sau đó tạo thành mụn tróc da.

Uống trong, dầu ba đậu là một loại thuốc tẩy rất mạnh, với liều rất nhỏ (1/2 đến 2 giọt) đã gây tác dụng sau 1/2 đến 1 giờ. Đi ngoài 5-10 lần, lúc đầu đặc, sau lỏng, bụng đau nhiều hay ít, nóng ở hậu môn.

Với liều cao hơn 2 giọt, gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc: Nôn mửa, đi ngoài nhiều, toát mồ hôi và có thể dẫn đến tử vong, 10-20 giọt đủ giết một con ngựa.

Thơm ổi

Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

Cây ngô đồng

Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Chớ dại mà bày loại cây này trong nhà kẻo tiêu tán tài lộc, gia đình bất hòa, ngày càng lụi bại-2 

Ngoắt nghẻo

Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Cà kiểng

Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
 
Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo Khỏe & Đẹp