Chúng tôi chỉ mới cưới được hơn một năm nhưng tôi thấy ngột ngạt như đã phải chịu đựng anh ấy hàng thế kỷ. Chồng tôi sinh ra trong gia đình giàu có, nhà chỉ có hai anh em. Em gái anh đã lấy chồng và định cư ở nước ngoài, có thể nói không cần lo lắng gì kinh tế cho cô ấy nữa, tất cả gia sản sẽ thuộc về chúng tôi.
Từ những ngày đầu hẹn hò tôi đã thấy anh khá kỹ tính. Cả mấy tháng trời khi mới quen anh không hề có một món quà nào cho tôi. Đi ăn uống cũng rất ít, chủ yếu là về nhà tôi hoặc ở nhà anh. Trước ngày cưới một tháng anh sắm cho tôi một chiếc nhẫn kim cương nhỏ. Những bực dọc trước đó về việc không hoa, không quà trong tôi được xóa bớt, tôi nghĩ anh ấy thuộc dạng người không chi tiêu thì thôi còn đã chi là chi cho đáng.
Sau đám cưới chúng tôi được ở riêng vì cha mẹ có đến mấy cái nhà. Anh chọn cái nhỏ nhất, xa nhất để ở. Tôi không vui vì thấy bất tiện, anh nói những căn kia cho thuê được giá, mình chịu khó một chút, quan trọng là có thêm tiền. Khi chung sống, tôi mới thấm thía bản chất thật của chồng mình.
Anh không cho thuê người giúp việc, chợ búa, cơm nước anh giao cho tôi hết và nói có ôsin không biết họ sẽ ăn chặn bao nhiêu tiền chợ, mình đi vắng họ sẽ xài mất bao nhiêu điện, nước. Tưởng anh tin tưởng giao phó, tôi cũng vui vẻ thực hiện. Anh cấp cho tôi một cái thẻ tín dụng và quy định một tháng tiền ăn uống, đồ dùng trong vòng 8 triệu đồng. Đồ ăn toàn bộ phải mua ở siêu thị để có nguồn gốc và giá cả rõ ràng, dễ quản lý thu chi. Tôi thấy có lý nên không cãi. Cuối tháng anh ngọt ngào hỏi tôi: "Em chi tiêu thoải mái không, có vướng mắc gì không?". Tôi muốn khoe mình biết thu vén nên nói mua không hết hạn mức, còn dư nhiều. Thế là anh nói vậy giảm xuống một tháng 6 triệu đồng, còn để dành lo việc khác.
Tất cả đồ dùng trong nhà như xà bông, nước rửa chén, mắm muối, tiêu hành… anh đều nắm rất rõ và luôn nhắc nhở tôi phải tiết kiệm. Tôi rửa chén mà lấy nước rửa hơi nhiều là anh lắc đầu cau có. Nhiều khi tôi bị ám ảnh, muốn làm gì, xài gì cũng ngó ra sau lưng xem anh có đang nhìn không. Không hiểu sao một công tử như anh có thể chi ly tới mức đó. Anh nói cũng nhờ chi ly mà nhà anh có được như bây giờ, anh không muốn tới tay anh thì phá hỏng hết. Anh không cho tôi mua sắm những món tôi thích, tôi chỉ được mua những thứ tôi cần.
Tôi thích mấy cái gối vuông xinh xinh bán trên mạng, đặt mua về bị anh la cho một trận vì “mua đồ chơi là nhảm nhí”. Hoa tươi hoàn toàn không có trong danh mục mua sắm, anh nói chỉ có người điên mới bỏ tiền ra mua thứ 2-3 ngày phải đem vứt. Đồ trang trí cũng không vì “rác nhà”. Bánh kẹo cũng không vì “em không sống bằng bánh, ăn nó lại còn huyết áp, tiểu đường”. Tôi muốn làm rèm cửa hai lớp, có ren, anh bảo tôi cảnh giả, ren ba bữa nó rách. Anh tự tay đi chọn một tấm vải bố dày cui, chắc cắt cũng chẳng đứt về làm rèm, xấu ơi là xấu. Quần áo anh nói tôi có chồng rồi không cần điệu với ai nữa, mua càng ít càng tốt. Anh giám sát đến mức mùa giảm giá này mà tôi còn không dám bước vào cửa hàng.
Tóm lại chồng tôi tối giản mọi thứ, ăn để sống và nhà để che mưa che gió chứ chẳng phải chốn thiên đường, nghỉ ngơi gì cả. Từ nhỏ tôi vẫn nghĩ nếu có nhà riêng tôi sẽ làm cái này, cái kia để có một không gian thật đẹp của riêng mình. Giờ chỉ là ảo mộng.
Vì tính chi ly của anh mà tôi nhiều lần mất mặt với gia đình, bạn bè khi đi chung. Có lần nhóm bạn tôi tổ chức hát karaoke, miễn cưỡng lắm anh mới tới chơi cùng. Đến khi chia tiền anh đề nghị tiền ăn chia đều năm nhà, tiền bia phải trừ nhà tôi ra vì vợ chồng tôi không uống. Ai nấy đều há hốc mồm còn tôi chỉ muốn chui xuống đất.
Chồng cứ như vậy tôi tức quá nên nghĩ mình cũng làm ra tiền, có gì tôi dùng tiền của tôi mua sắm, anh sẽ không nói được. Tôi làm được vài lần thì anh lẳng lặng tổ chức họp gia đình, có cả cha mẹ hai bên và đề nghị ngoài tiền chợ anh sẽ quản lý tất cả nguồn thu khác của chúng tôi, tất nhiên kể cả lương của tôi. Lý do anh đưa ra là tôi có tiền trong tay tự tung tự tác, ảnh hưởng tới tương lai của hai đứa, vì tôi không biết căn cơ nên anh bắt buộc phải làm vậy nhưng anh hứa với cha mẹ tôi anh sẽ không để tôi thiếu thốn bất cứ cái gì. Hôm đó tôi tức một thì choáng váng với tài hùng biện của anh đến 10. Phụ huynh bốn người cả bốn đều thấy anh có lý, cha mẹ tôi thấy tôi đã quá sung sướng, còn muốn thế nào nữa. Vậy là bây giờ tiền tôi làm ra mà tôi còn không có quyền tiêu theo ý mình, cứ thế này chắc tôi phát điên mất.
Từ những ngày đầu hẹn hò tôi đã thấy anh khá kỹ tính. Cả mấy tháng trời khi mới quen anh không hề có một món quà nào cho tôi. Đi ăn uống cũng rất ít, chủ yếu là về nhà tôi hoặc ở nhà anh. Trước ngày cưới một tháng anh sắm cho tôi một chiếc nhẫn kim cương nhỏ. Những bực dọc trước đó về việc không hoa, không quà trong tôi được xóa bớt, tôi nghĩ anh ấy thuộc dạng người không chi tiêu thì thôi còn đã chi là chi cho đáng.
Sau đám cưới chúng tôi được ở riêng vì cha mẹ có đến mấy cái nhà. Anh chọn cái nhỏ nhất, xa nhất để ở. Tôi không vui vì thấy bất tiện, anh nói những căn kia cho thuê được giá, mình chịu khó một chút, quan trọng là có thêm tiền. Khi chung sống, tôi mới thấm thía bản chất thật của chồng mình.
Anh không cho thuê người giúp việc, chợ búa, cơm nước anh giao cho tôi hết và nói có ôsin không biết họ sẽ ăn chặn bao nhiêu tiền chợ, mình đi vắng họ sẽ xài mất bao nhiêu điện, nước. Tưởng anh tin tưởng giao phó, tôi cũng vui vẻ thực hiện. Anh cấp cho tôi một cái thẻ tín dụng và quy định một tháng tiền ăn uống, đồ dùng trong vòng 8 triệu đồng. Đồ ăn toàn bộ phải mua ở siêu thị để có nguồn gốc và giá cả rõ ràng, dễ quản lý thu chi. Tôi thấy có lý nên không cãi. Cuối tháng anh ngọt ngào hỏi tôi: "Em chi tiêu thoải mái không, có vướng mắc gì không?". Tôi muốn khoe mình biết thu vén nên nói mua không hết hạn mức, còn dư nhiều. Thế là anh nói vậy giảm xuống một tháng 6 triệu đồng, còn để dành lo việc khác.
Tất cả đồ dùng trong nhà như xà bông, nước rửa chén, mắm muối, tiêu hành… anh đều nắm rất rõ và luôn nhắc nhở tôi phải tiết kiệm. Tôi rửa chén mà lấy nước rửa hơi nhiều là anh lắc đầu cau có. Nhiều khi tôi bị ám ảnh, muốn làm gì, xài gì cũng ngó ra sau lưng xem anh có đang nhìn không. Không hiểu sao một công tử như anh có thể chi ly tới mức đó. Anh nói cũng nhờ chi ly mà nhà anh có được như bây giờ, anh không muốn tới tay anh thì phá hỏng hết. Anh không cho tôi mua sắm những món tôi thích, tôi chỉ được mua những thứ tôi cần.
Tôi thích mấy cái gối vuông xinh xinh bán trên mạng, đặt mua về bị anh la cho một trận vì “mua đồ chơi là nhảm nhí”. Hoa tươi hoàn toàn không có trong danh mục mua sắm, anh nói chỉ có người điên mới bỏ tiền ra mua thứ 2-3 ngày phải đem vứt. Đồ trang trí cũng không vì “rác nhà”. Bánh kẹo cũng không vì “em không sống bằng bánh, ăn nó lại còn huyết áp, tiểu đường”. Tôi muốn làm rèm cửa hai lớp, có ren, anh bảo tôi cảnh giả, ren ba bữa nó rách. Anh tự tay đi chọn một tấm vải bố dày cui, chắc cắt cũng chẳng đứt về làm rèm, xấu ơi là xấu. Quần áo anh nói tôi có chồng rồi không cần điệu với ai nữa, mua càng ít càng tốt. Anh giám sát đến mức mùa giảm giá này mà tôi còn không dám bước vào cửa hàng.
Tóm lại chồng tôi tối giản mọi thứ, ăn để sống và nhà để che mưa che gió chứ chẳng phải chốn thiên đường, nghỉ ngơi gì cả. Từ nhỏ tôi vẫn nghĩ nếu có nhà riêng tôi sẽ làm cái này, cái kia để có một không gian thật đẹp của riêng mình. Giờ chỉ là ảo mộng.
Vì tính chi ly của anh mà tôi nhiều lần mất mặt với gia đình, bạn bè khi đi chung. Có lần nhóm bạn tôi tổ chức hát karaoke, miễn cưỡng lắm anh mới tới chơi cùng. Đến khi chia tiền anh đề nghị tiền ăn chia đều năm nhà, tiền bia phải trừ nhà tôi ra vì vợ chồng tôi không uống. Ai nấy đều há hốc mồm còn tôi chỉ muốn chui xuống đất.
Chồng cứ như vậy tôi tức quá nên nghĩ mình cũng làm ra tiền, có gì tôi dùng tiền của tôi mua sắm, anh sẽ không nói được. Tôi làm được vài lần thì anh lẳng lặng tổ chức họp gia đình, có cả cha mẹ hai bên và đề nghị ngoài tiền chợ anh sẽ quản lý tất cả nguồn thu khác của chúng tôi, tất nhiên kể cả lương của tôi. Lý do anh đưa ra là tôi có tiền trong tay tự tung tự tác, ảnh hưởng tới tương lai của hai đứa, vì tôi không biết căn cơ nên anh bắt buộc phải làm vậy nhưng anh hứa với cha mẹ tôi anh sẽ không để tôi thiếu thốn bất cứ cái gì. Hôm đó tôi tức một thì choáng váng với tài hùng biện của anh đến 10. Phụ huynh bốn người cả bốn đều thấy anh có lý, cha mẹ tôi thấy tôi đã quá sung sướng, còn muốn thế nào nữa. Vậy là bây giờ tiền tôi làm ra mà tôi còn không có quyền tiêu theo ý mình, cứ thế này chắc tôi phát điên mất.
Theo Pháp luật Tp.HCM