Bảng chữ cái tiếng Việt được sáng tạo theo bộ chữ Latinh nên hầu hết sẽ có các chữ cái tương tự với bảng chữ cái tiếng Anh, tiếng Pháp hay của các nước châu Âu khác. Điểm khác biệt rõ nét mà nhiều người có thể thấy là ở cách phát âm.

Bạn có tin chắc rằng mình đã am hiểu hết vốn liếng tiếng Việt và bảng chữ cái? Hãy thử trả lời câu hỏi mẹo sau đây để kiểm chứng điều đó:

Tiếng gì để ngược để xuôi

Vẫn đọc đúng tiếng, nghĩa thời y nguyên?

Chữ cái trong tiếng Việt để ngược để xuôi vẫn đọc đúng và giữ nguyên nghĩa-1

Chữ gì lại lạ lùng đến thế nhỉ, khi đảo ngược lại vẫn không mất đi ý nghĩa lại còn không thay đổi cả cách phát âm. Nếu chưa biết thì xin bật mí, đó là chữ O

Chữ O đảo ngược lại vẫn là chữ O, vẫn tròn vành vạnh không có gì khác biệt cả, và chẳng ai thay đổi cách phát âm của một chữ khi nhìn xuôi nhìn ngược chẳng có chút gì thay đổi như thế.

Nhiều chữ cái trong bảng chữ tiếng Việt khi lật ngược lại đều không mang nghĩa nào, hoặc nếu có nghĩa thì cũng thuộc bảng chữ cái tiếng Anh như M - W, S - Z,... Thế nên trong tiếng Việt, chỉ chữ O mới lộn ngược, lộn xuôi mà chẳng thay đổi gì.

Lại thêm một kiến thức vui về tiếng Việt nữa phải không nào. Trước đây, dân mạng từng đau đầu với những câu hỏi có chủ đề tương tự, sau đây là một vài ví dụ:

Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc thì có nghĩa trái ngược với ban đầu?

=> Từ "Sáu", bỏ dấu sẽ thành "Sau", từ trái nghĩa với "ban đầu".

Từ nào trong Tiếng Việt bỏ dấu HUYỀN vẫn giữ nguyên nghĩa?"

=>Các cặp từ như:

+Lùi/ lui: Để xảy ra chậm hơn so với thời điểm đã định

+ Lờ/ lơ: Làm ra vẻ không để ý, không biết hay cố ý không nhớ

+ Mười/ Mươi: Số (ghi bằng 10) liền sau số chín trong dãy số tự nhiên

+ Ngừng/ Ngưng: Không tiếp tục hoạt động, phát triển.

Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc mà vẫn giữ nguyên nghĩa?

=> Chữ "Tứ" bỏ dấu sắc thì thành chữ Tư, vẫn là số 4.

Theo Doanh Nghiệp & Tiếp Thị