Dưới đây là những sai lầm khi uống nước ép trái cây mà bạn cần tránh:

Uống vào sáng sớm, khi đói bụng

Uống nước ép trái cây vào sáng sớm hay khi đói bụng sẽ khiến các chất axit có trong nước ép gây tổn hại dạ dày. Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước ép trái cây là giữa hai bữa ăn hoặc sau khi vận động.

Nước ép tốt hơn ăn trái cây

Thực tế, trái cây chứa nhiều cellulose có tác dụng tăng cường nhu động ruột và hỗ trợ đại tiện. Trong khi nếu ép trái cây sẽ khiến hàm lượng vitamin C, acid folic, chất xơ… bị giảm đáng kể so với trái cây tươi.

Có nên uống thuốc với nước ép trái cây?-1
Nước ép trái cây tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết sử dụng sao cho đúng. (Ảnh minh họa: Suckhoedoisong)

Pha với sữa

Khi pha nước ép trái cây với sữa, axit tartaric trong nước ép sẽ phản ứng với protein có trong sữa, gây cản trở cho quá trình hấp thu chất của có thể. Thậm chí những người dạ dày yếu uống vào có thể bị đau bụng.

Uống thuốc với nước ép trái cây

Một số loại nước ép trái cây sẽ gây hại cho sức khoẻ nếu uống chung với thuốc. Ví dụ như nước ép bưởi có chất làm giảm nồng độ enzyme trong thành ruột non, khiến quá trình hấp thu thuốc vào cơ thể bị thay đổi.

Ngoài ra, nếu uống thuốc kèm nước ép bưởi sẽ làm tăng nguy cơ khiến thuốc xâm nhập nhiều vào máu, tạo hiện tượng quá liều.

Uống nước ép trái cây thay nước lọc

Dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nước ép trái cây không thể thay thế hoàn toàn cho nước lọc. Bạn cần uống nước lọc hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Thậm chí, một số loại trái cây có vị ngọt đậm, cần phải pha loãng với nước lọc. Theo chuyên gia, bạn tuyệt đối không uống nước ép trái cây quá nhiều bởi dễ bị béo phì, tiểu đường...

Ép nhiều một lúc để tủ lạnh uống dần

Nhiều gia đình có thói quen ép nước trái cây rồi bỏ tủ lạnh uống dần. Điều này khiến chất dinh dưỡng trong trái cây bị thay đổi tuyến tính, làm giảm bớt tác dụng hoặc có thể gây rối loạn tiêu hoá.

Theo VTC News