Cố văn sĩ Kim Dung 'u mê' nhất nữ hiệp nào trong cuộc đời mình?

Trong suốt cuộc đời cầm bút, có những phụ nữ được sinh ra từ trí tưởng tượng của Kim Dung, đại diện cho vẻ đẹp và phẩm hạnh khiến ông mê đắm nhất.

Vương Ngữ Yên

Nhân vật em họ Vương Ngữ Yên được xem là một trong những nữ nhân vật mà Kim Dung yêu thích nhất. Vẻ đẹp của cô gái được Kim Dung dùng những mỹ từ tú lệ để miêu tả, đến nỗi nhiều độc giả còn cho rằng ông chỉ nói quá – làm gì có người con gái ấy trên đời.

Thuần khiết, thoát tục, e thẹn, “băng thanh ngọc khiết”, phẩm hạnh đoan trang và cả kiến thức uyên bác... trong một xã hội phong kiến thời Tống như Thiên Long Bát Bộ, quả thực khó mà tìm ra người con gái như vậy.

Cố văn sĩ Kim Dung u mê nhất nữ hiệp nào trong cuộc đời mình?-1

Cho đến khi Lưu Diệc Phi vào vai, Kim Dung lẫn khán giả đều phải trầm trồ thán phục. Lúc ấy Lưu Diệc Phi cũng mới chập chững vào nghề, để vào vai thật ngọt, cô còn đem theo cả cuốn tiểu thuyết tới phim trường.

Thấy vậy, Kim Dung không ngần ngại ký lên tiểu thuyết của Lưu Diệc Phi, dòng chữ ghi: "Cô Diệc Phi, chỉ sau khi xem nhân vật Vương Ngữ Yên mà cô thể hiện, khán giả mới biết Kim Dung không hề nói quá".

Vương Ngữ Yên thực chất không thể coi là một nữ hiệp. Cô không có võ, nhưng nếu cô có võ – cô sẽ là cao thủ số 1 đương thời, thậm chí có thể sánh ngang với Thiên Hạ Ngũ Tông Sư. Điều này cũng do chính Kim Dung xác nhận.

Bởi Ngữ Yên tuy không có võ nhưng cô có dày công tham cứu, đọc hết rất nhiều sách trong Mộ Dung Các và nhiều thư tịch các môn phái nên môn phái nào cô cũng biết qua, chiêu thức gì cô cũng có cách khắc chế.

Điều khiến các cao thủ võ lâm phải nể phục là mỹ nhân họ Vương có trí nhớ siêu phẩm. Nếu gặp phải cường địch, cô chỉ cần “chỉ điểm quần hào” để biểu ca Mộ Dung của cô biết được tử huyệt, sau đó cứ thế mà nhanh chóng kết liễu kẻ địch.

Tiểu Long Nữ

Trong văn Kim Dung, ngoài nét riêng cá nhân, độc giả cũng thấy rõ sự ảnh hưởng của đạo Phật trong chất văn của ông. Nhiều tác phẩm như Thiên Long Bát Bộ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký đều có yếu tố đạo Phật trong đó.

Tiểu Long Nữ chính là một nhân vật đại diện cho vẻ đẹp thoát tục, siêu phàm nhập hóa mà Kim Dung hướng tới. Một lần nữa Lưu Diệc Phi lại thể hiện rất tốt ưu thế ngoại hình của mình – chả thế mà cô dược phong danh hiệu “thần tiên tỉ tỉ”.

Cố văn sĩ Kim Dung u mê nhất nữ hiệp nào trong cuộc đời mình?-2

Sống mũi cao, vẻ ngoài băng thanh ngọc khiết, ánh mắt lạnh, đượm buồn và “ngầu”, cùng món đồ chơi là những dải lụa trắng. Cô Long thực sự bước ra từ tiểu thuyết là đây.

Nhưng đó không phải là lý do mà Kim Dung yêu thích riêng nhân vật này. Nguyên nhân chính là bởi đời sống của cô Long chủ yếu gắn liền với cổ mộ, từ nhỏ đã không bị phàm trần tác động. 

Long Cô Cô vừa giống như đứa trẻ, vừa giống một thiếu nữ vô tri. Cái đáng yêu của nhân vật này nằm ở chỗ vì không biết không hay nên không bị ràng buộc bởi nhân thế, cũng là cuộc sống mà Kim Dung hằng ao ước.

Hoàng Dung

Nếu phải nói Kim Dung thích điều gì nhất ở một người phụ nữ, ông vẫn sẽ luôn nói đó là sự trông minh trong trí óc, vẻ hồn nhiên nhí nhảnh của tính cách.

Hoàng Dung là tổng hòa cả 2 điều đó. Nữ hiệp được Kim Dung ưu ái nhất chính là Hoàng Dung. Thậm chí tên cô cũng được đặt theo tên của nhà văn "300 triệu bản" này.

Ấy vậy mà, Hoàng Dung của Châu Tấn từng rất bị Kim Dung phản đối, bởi ngoại hình của hoa đán này không giống với sự tưởng tượng của ông. Kim Dung từng cảm thấy không hài lòng, phàn nàn với đạo diễn Trương Kỷ Chung và muốn ông Trương thay diễn viên khác.

Tuy nhiên, giữ vững lập trường cùng sự nhiệt huyết của Châu Tấn, dù Kim Dung không thích nhưng quả thực, cho đến hiện tại vẫn chưa ai vượt qua được Hoàng Dung trong tay Châu Tấn.

Dựa trên sự thông minh, sắc sảo, nhanh nhẹn, Hoàng Dung vừa tinh ranh, lại càng tinh quái. Không ít lần Hoàng Dung dùng "võ mồm" lừa được các cao thủ đệ nhất, trong đó có Ngũ tuyệt – Tây Độc Âu Dương Phong.

Võ nghệ ở mức bình thường, nhưng quả thực với đầu óc tinh nhạy, người xem vẫn không thể quên được một Hoàng Dung tinh ranh mà cũng rất đáng yêu.

Cố văn sĩ Kim Dung u mê nhất nữ hiệp nào trong cuộc đời mình?-3

A Thanh

Nhân vật này chỉ xuất hiện trong truyện ngắn Việt Nữ Kiếm ra mắt trên Minh báo năm 1970.

Khác với những nhân vật khác, A Thanh được sáng tạo để trở thành 1 trong 5 nhân vật “đỉnh của chóp” trong trí tưởng tượng võ học Kim Dung.

Tại sao nói vậy, bởi A Thanh ngoài vẻ ngây thơ trong sáng như đứa trẻ (được khỉ nuôi) thì cô cũng có buồn vui, khổ sở và võ công thuộc bậc Ngũ Tông.

Khác với Ngũ Tuyệt, Ngũ Tông là bộ 5 nhân vật có võ công mạnh nhất trong toàn bộ mạch truyện Kim Dung, nói dễ hiểu là “vũ trụ kiếm hiệp Kim Dung”.

5 người trong bậc Ngũ Tông gồm Độc Cô Cầu Bại, Hoàng Thường, Tảo Địa Thần Tăng, Vô Nhai Tử và A Thanh.

Sở dĩ Kim Dung sáng tạo ra nhân vật như A Thanh là để thỏa mãn óc tưởng tượng cũng như làm tăng vị thế giới nữ trong tiểu thuyết của ông. Đưa 1 người phụ nữ trở thành 1 trong 5 đại tông sư, có vẻ A Thanh đã đáp ứng được mọi mong đợi của Kim Dung, .

Cố văn sĩ Kim Dung u mê nhất nữ hiệp nào trong cuộc đời mình?-4

Nhậm Doanh Doanh

Nếu như bên trên là những người con gái đại diện cho sắc đẹp, sự giỏi giang, thông minh thì với Nhậm Doanh Doanh lại khác.

Nhậm Doanh Doanh, "Thánh cô ma giáo" được Kim Dung tựu thành từ phẩm chất chung thủy, lo toan và đồng hành - điều ông nhận ra sau khi 2 người vợ đầu không thể ở cùng ông đến cuối đời. Người vợ thứ 3 của Kim Dung chỉ là 1 nữ phục vụ, không thông minh nhưng chu đáo, không giỏi giang nhưng yêu ông hết mình.

Doanh Doanh đối với hiệp khách Lệnh Hồ Xung cũng vậy, cũng có cảm giác say đắm, hờn ghen nhưng không bao giờ bỏ rơi anh ta. Dù trong sinh tử họ đều đồng hành, sau cùng lại hợp khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ, như ý muốn vĩnh kết đồng tâm đầu bạc răng long của Kim Dung với người vợ thứ 3 vậy.

Cố văn sĩ Kim Dung u mê nhất nữ hiệp nào trong cuộc đời mình?-5

Duy Anh
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/co-van-si-kim-dung-me-nhat-nu-hiep-nao-trong-doi-minh-n-258980.html

kiếm hiệp Kim dung Châu Tấn Lưu Diệc Phi

Tin tức mới nhất