Nhắc nhớ lại một chút lịch sử về Ngày của mẹ!
Có lẽ ít người biết, tự cổ chí kim loài người đã biết thể hiện tình cảm hiếu đạo với đấng sinh thành. Lễ hội nữ thần Cybele - mẹ của tất cả các vị thần được ra đời từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, hay Lễ hội Matronialia, tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter cũng được đông đảo mọi người ăn mừng.
Tuy nhiên, Mother ‘s daychính thức được ra đời gắn liền tên tuổi của hai phụ nữ Mỹ là bà Ann Maria Reeves Jarvis và con gái Anna Marie Jarvis.
Vào năm năm 1870,Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến bà Ann Maria Reeves Jarvis - một phụ nữ ở Bang West Virginia Hoa Kỳ. Bà Ann Maria Reeves Jarvis đã lập ra một nhóm có tên gọi“ Ngày của tình Mẹ”chỉ với mong muốn gắn kết lại tình cảm gia đình vốn đã bị chia cắt bởi nội chiến.
Sau khi nhóm của Bà được thành lập, bà muốn tổ chức một ngày kỉ niệm hàng năm để ghi nhớ những kỉ niệm về những người mẹ, nhưng không may, bà mất trước khi biến tâm nguyện này thành hiện thực. Con gái của bà - Anna Jarvis đã nối tiếp lời của mẹ. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, Anna Jarvis đã tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày của Mẹ” (Mother’s Day) đầu tiên tại nhà thờ Andrews Methodist Church vào năm 1908 khi cô mang 500 đóa hoa cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mẹ cô từng dạy học khi xưa.
Cùng với lễ kỷ niệm riêng của Anna Jarvis, các gia đình đã tụ tập tại nhiều điểm tổ chức sự kiện này ở quê hương của Jarvis ở Grafton, West Virginia và nhiều thành phố khác.
Vào ngày 8/5/1914, Tổng Thống Woodrow Wilson Mỹ ký một nghị quyết ấn định ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm làm Ngày của Mẹ, chính thức công nhận Ngày của mẹ là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng của công dân nước này.
Ngày của mẹ ở khắp nơi trên thế giới
Có một điều khá thú vị, đó là không giống như những ngày lễ khác trong năm thường có thời gian cố định hàng năm. Ngày của mẹ được quy định là ngày chủ nhật thứ 2 của tháng năm. Vì thế mỗi năm ngày của mẹ sẽ rơi vào các ngày khác nhau. “Ngày của Mẹ” hiện đang lan rộng ra hơn 65 quốc gia khắp toàn thế giới.
Ngày của mẹ tại Mỹ
Nước Mỹ là đất nước đầu tiên khai sinh ra Ngày của mẹ. Vào ngày này, theo ước tính của các doanh nghiệp, chi tiêu tài chính chỉ thua ngày lễ Giáng sinh. Theo Liên đoàn bán lẻ Hoa Kỳ, trung bình mỗi người con sẽ chi khoảng 139 USD để mua quà tặng mẹ vào ngày này. Thường những món quà dân Mỹ tặng mẹ đó là hoa, chocolate, bánh kẹo, quần áo, đồ trang sức đắt giá hay những chuyến du lịch, spa chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe.
Ngày của mẹ tại Anh
Mother’s day bắt nguồn ở Anh vào thế kỷ 17, được gọi là Mothering Sunday. Lễ được tổ chức vào ngày chủ nhật cách ngày lễ Phục Sinh 40 ngày. Ngày của mẹ ở Anh trùng vào ngày chủ nhật, bởi vậy mọi người thường tới nhà thờ làm lễ, sau đó mới trở về nhà của mình. Các thành viên trong gia đình dù ở xacũng sẽ cố gắng họp mặt đông đủ trong ngôi nhà của cha mẹ. Họ thường tổ chức một buổi tiệc có thiệp mừng, bánh gato, hoa quả, rượu và tặng quà cho những người mẹ.Không quá xa xỉ như nước Mỹ, vào ngày này tại Anh, dù ở đâu những đứa con cũng sẽ về thăm lại gia đình.
Ngày của mẹ tại Nhật
Trong ngày của mẹ, người Nhật thường chọn những món quà như hoa, thiệp handmade, bánh truyền thống gửi kèm những lời chúc ý nghĩa cho đấng sinh thành. Tình cảm hơn nữa, tại đất nước hoa anh đào, những người con sẽ sum họp bên mẹ, uống trà và ôn lại những kỷ niệm trong gia đình. Trẻ em nước này sẽ vẽ những bức tranh dành tặng cho mẹ của mình và tập hợp những bức ảnh đó thành một cuộc triển lãm nhỏ nói với chủ đề tình cảm mẹ con và sự hi sinh thầm lặng của các bà mẹ Nhật.
Ngày của mẹ tại Ấn Độ
Cũng giống như ở phương Tây, Ấn Độ coi Ngày của mẹ là dịp để họ suy nghĩ về tầm quan trọng của các bà mẹ trong cuộc sống của họ. Người Ấn Độ gọi ngày của mẹ là Durga Puja, trong đó "Durga" là tên của một nữ thần bảo vệ cho người dân Ấn Độ khỏi mọi nguy hiểm trong cuộc sống. Họ tổ chức Ngày của mẹ như một lễ hội lớn vào tháng Mười, trong vòng mười ngày. Đồng thời, với những người mẹ thật sự trong cuộc sống, mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày cũng sẽ được người con vào bếp trổ tài nấu ăn và tặng quà cho mẹ.
Ngày của mẹ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sự du nhập những luồng văn hóa của phương Tây, cũng đã ảnh mang ngày của mẹ vào nội quốc. Bên cạnh ngày 8/3 hay 20/10, Lễ Vu Lan báo hiếu thì Mother’ s day cũng được mọi người hưởng ứng. Vào ngày này, những người con nhớ ơn mẹ sẽ dành đến cho mẹ của mình những món quà ý nghĩa, từ vật chất đến tinh thần. Tuy “Mother’s day” tại Việt Nam chưa có bề dày lịch sử như các nước Mỹ, Anh nhưng những món quà ý nghĩa cũng được đông đảo mọi người tự tay gửi đến mẹ. Các bức điện hoa, bưu thiếp tự làm cũng đang được giới trẻ háo hức chuẩn bị đến chào đón ngày đặc biệt dành riêng cho mẹ.
Có lẽ ít người biết, tự cổ chí kim loài người đã biết thể hiện tình cảm hiếu đạo với đấng sinh thành. Lễ hội nữ thần Cybele - mẹ của tất cả các vị thần được ra đời từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, hay Lễ hội Matronialia, tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter cũng được đông đảo mọi người ăn mừng.
Tuy nhiên, Mother ‘s daychính thức được ra đời gắn liền tên tuổi của hai phụ nữ Mỹ là bà Ann Maria Reeves Jarvis và con gái Anna Marie Jarvis.
Vào năm năm 1870,Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến bà Ann Maria Reeves Jarvis - một phụ nữ ở Bang West Virginia Hoa Kỳ. Bà Ann Maria Reeves Jarvis đã lập ra một nhóm có tên gọi“ Ngày của tình Mẹ”chỉ với mong muốn gắn kết lại tình cảm gia đình vốn đã bị chia cắt bởi nội chiến.
Ngày của mẹ chính là dịp để những đứa con thân yêu bày tỏ tình cảm
với đấng sinh thành.
với đấng sinh thành.
Sau khi nhóm của Bà được thành lập, bà muốn tổ chức một ngày kỉ niệm hàng năm để ghi nhớ những kỉ niệm về những người mẹ, nhưng không may, bà mất trước khi biến tâm nguyện này thành hiện thực. Con gái của bà - Anna Jarvis đã nối tiếp lời của mẹ. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, Anna Jarvis đã tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày của Mẹ” (Mother’s Day) đầu tiên tại nhà thờ Andrews Methodist Church vào năm 1908 khi cô mang 500 đóa hoa cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mẹ cô từng dạy học khi xưa.
Cùng với lễ kỷ niệm riêng của Anna Jarvis, các gia đình đã tụ tập tại nhiều điểm tổ chức sự kiện này ở quê hương của Jarvis ở Grafton, West Virginia và nhiều thành phố khác.
Vào ngày 8/5/1914, Tổng Thống Woodrow Wilson Mỹ ký một nghị quyết ấn định ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm làm Ngày của Mẹ, chính thức công nhận Ngày của mẹ là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng của công dân nước này.
Ngày của mẹ ở khắp nơi trên thế giới
Có một điều khá thú vị, đó là không giống như những ngày lễ khác trong năm thường có thời gian cố định hàng năm. Ngày của mẹ được quy định là ngày chủ nhật thứ 2 của tháng năm. Vì thế mỗi năm ngày của mẹ sẽ rơi vào các ngày khác nhau. “Ngày của Mẹ” hiện đang lan rộng ra hơn 65 quốc gia khắp toàn thế giới.
Ngày của mẹ tại Mỹ
Nước Mỹ là đất nước đầu tiên khai sinh ra Ngày của mẹ. Vào ngày này, theo ước tính của các doanh nghiệp, chi tiêu tài chính chỉ thua ngày lễ Giáng sinh. Theo Liên đoàn bán lẻ Hoa Kỳ, trung bình mỗi người con sẽ chi khoảng 139 USD để mua quà tặng mẹ vào ngày này. Thường những món quà dân Mỹ tặng mẹ đó là hoa, chocolate, bánh kẹo, quần áo, đồ trang sức đắt giá hay những chuyến du lịch, spa chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe.
Mother’s day bắt nguồn ở Anh vào thế kỷ 17, được gọi là Mothering Sunday. Lễ được tổ chức vào ngày chủ nhật cách ngày lễ Phục Sinh 40 ngày. Ngày của mẹ ở Anh trùng vào ngày chủ nhật, bởi vậy mọi người thường tới nhà thờ làm lễ, sau đó mới trở về nhà của mình. Các thành viên trong gia đình dù ở xacũng sẽ cố gắng họp mặt đông đủ trong ngôi nhà của cha mẹ. Họ thường tổ chức một buổi tiệc có thiệp mừng, bánh gato, hoa quả, rượu và tặng quà cho những người mẹ.Không quá xa xỉ như nước Mỹ, vào ngày này tại Anh, dù ở đâu những đứa con cũng sẽ về thăm lại gia đình.
Ngày của mẹ tại Nhật
Trong ngày của mẹ, người Nhật thường chọn những món quà như hoa, thiệp handmade, bánh truyền thống gửi kèm những lời chúc ý nghĩa cho đấng sinh thành. Tình cảm hơn nữa, tại đất nước hoa anh đào, những người con sẽ sum họp bên mẹ, uống trà và ôn lại những kỷ niệm trong gia đình. Trẻ em nước này sẽ vẽ những bức tranh dành tặng cho mẹ của mình và tập hợp những bức ảnh đó thành một cuộc triển lãm nhỏ nói với chủ đề tình cảm mẹ con và sự hi sinh thầm lặng của các bà mẹ Nhật.
Ngày của mẹ tại Ấn Độ
Cũng giống như ở phương Tây, Ấn Độ coi Ngày của mẹ là dịp để họ suy nghĩ về tầm quan trọng của các bà mẹ trong cuộc sống của họ. Người Ấn Độ gọi ngày của mẹ là Durga Puja, trong đó "Durga" là tên của một nữ thần bảo vệ cho người dân Ấn Độ khỏi mọi nguy hiểm trong cuộc sống. Họ tổ chức Ngày của mẹ như một lễ hội lớn vào tháng Mười, trong vòng mười ngày. Đồng thời, với những người mẹ thật sự trong cuộc sống, mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày cũng sẽ được người con vào bếp trổ tài nấu ăn và tặng quà cho mẹ.
Ngày của mẹ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sự du nhập những luồng văn hóa của phương Tây, cũng đã ảnh mang ngày của mẹ vào nội quốc. Bên cạnh ngày 8/3 hay 20/10, Lễ Vu Lan báo hiếu thì Mother’ s day cũng được mọi người hưởng ứng. Vào ngày này, những người con nhớ ơn mẹ sẽ dành đến cho mẹ của mình những món quà ý nghĩa, từ vật chất đến tinh thần. Tuy “Mother’s day” tại Việt Nam chưa có bề dày lịch sử như các nước Mỹ, Anh nhưng những món quà ý nghĩa cũng được đông đảo mọi người tự tay gửi đến mẹ. Các bức điện hoa, bưu thiếp tự làm cũng đang được giới trẻ háo hức chuẩn bị đến chào đón ngày đặc biệt dành riêng cho mẹ.
Theo Trí thức trẻ