Tên anh, Nguyễn Công Phượng. Cầu thủ vàng của bóng đá Việt Nam, niềm hy vọng của hàng triệu người hâm mộ, là con cưng của giới truyền thông trong nước: đứng phát tờ rơi. Nghe xót xa quá phải không? Nhưng đấy là sự xót xa ấy khi bạn đang nhìn bằng lăng kính của chúng ta - lăng kính của người Việt Nam với suy nghĩ những công việc như phát tờ rơi, dọn vệ sinh… là biểu trưng của sự hèn kém.
Còn người Nhật, với lối suy nghĩ trái ngược với cái gọi là hèn kém trong lăng kính người Việt, đã giúp người Nhật vươn lên vị trí được cả thế giới ngưỡng vọng. Những người Việt Nam đã từng qua Nhật thực tập, du học, làm việc hay xuất khẩu lao động đều biết một điều mà người trong nước không hề biết: tất cả mọi sếp lớn, những người thành công, các vị trưởng phòng của những công ty Nhật đều bắt đầu bằng công việc nhỏ nhất trong bộ máy công ty họ.
Chính xuất phát từ thấp nhất đi lên cao nhất, là lý do mà những sếp lớn của Nhật hoàn toàn có thể làm được các việc mà nhân viên của mình đang làm, ở mức độ hoàn hảo nhất. Cũng vì đi qua vị trí thấp để đến vị trí cao, họ có sự cảm thông nhất định cho các nhân viên dưới quyền, và có đủ bản lĩnh, trình độ để đưa đất nước hoa anh đào phát triển, qua chính sự cất cánh của công ty.
Người Nhật Bản xem những việc như phát tờ rơi, lau dọn vệ sinh là những việc trau dồi con người, cần được làm bằng một tinh thần học hỏi và cầu tiến. Cần biết rằng, ngay cả các cầu thủ lớn, đá chính cả trăm trận của Mito Hollyhock cũng đi phát tờ rơi như một việc làm hết sức bình thường, chứ không phải chỉ mỗi Công Phượng, cầu thủ mới chỉ đá hơn chục phút.
Nhưng với người Nhật, hành động phát tờ rơi như Công Phượng đang làm chỉ là một cách trau dồi con người.
Bi kịch lớn nhất của nghèo chính là sĩ. Công Phượng đã vượt lên cái sĩ diện thông thường của một ngôi sao bóng đá ở quê nhà, để có thể trau dồi tinh thần làm việc chuyên nghiệp ở đất Nhật. Điều ấy đáng quý vô cùng.
Hãy tưởng tượng nhé, một chàng trai đã lên đến đỉnh cao của sự tung hô sau bàn thắng solo vào lưới Australia ở Mỹ Đình hai năm trước, cho đến chàng trai đứng phát tờ rơi ở nơi đất khách quê người. Còn điều gì có thể đánh gục được Công Phượng nữa, khi điều lo ngại nhất về một ngôi sao bóng đá Việt Nam lại là sự trượt ngã bởi những lời khen?
Việc làm của Công Phượng không chỉ đúng trong việc trui rèn tính cách, mà còn đúng trong sự phát triển của các ngôi sao bóng đá thành danh trên trường quốc tế. Đội trưởng của Chelsea là John Terry từng tâm sự về những ngày khởi nghiệp của anh như sau: "Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì giúp cho những cầu thủ ở đội 1. Từ pha chè đến pha cafe, ngay cả những việc bị xem là vớ vẩn như ngồi trước để ủ ấm bệ ngồi trong toilet cho họ trong những ngày mùa đông. Chắc chắn nhiều người sẽ cho rằng đó là một điều kinh khủng, nhưng đó là một phần giúp bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống."
Lời tâm sự của Terry có khiến ta phải suy nghĩ nhiều? Rằng ta đã mất Văn Quyến chỉ vì Quyến đã sống và chết trong những lời tung hô. Rằng ta phải tự hỏi, lý do gì mà những cầu thủ Việt Nam lứa U16-U21 thì hay mà trên 21 thì thường rất hiếm cầu thủ tiếp tục phát triển. Ấy là bởi sự trau dồi nhân cách và bản lĩnh trước sóng gió cuộc đời đã không có ngày đầu khởi nghiệp.
Đời một người đàn ông phải đi qua nghịch cảnh mới phát triển được trọn vẹn. Công Phượng có thể khiến chúng ta đau lòng vì số lần ra sân quá ít ỏi, thì hãy buồn chỉ bởi lý do chuyên môn ấy mà thôi. Còn phát tờ rơi ư? Xin đừng xót xa làm gì. Hãy tin rằng, dù có thể không phải là bản hợp đồng mang tính chuyên môn ở Nhật Bản. Công Phượng cũng đang rèn luyện mình thành người có ích.
Bao nhiêu sinh viên mới ra trường, khi thất nghiệp đổ lỗi cho hoàn cảnh. Âu cũng vì từ "sĩ diện" mà ra. Lúc đó bạn có nhớ rằng, từng có một cầu thủ là niềm hy vọng vàng của đất nước, đã sống trong những ngày đỉnh cao, nhưng vẫn mỉm cười phát tờ rơi để một ngày đường đường chính chính tỏa sáng.
Đặt mình vào đó, bạn sẽ học được nhiều từ hành động phát tờ rơi của Công Phượng, một biểu trưng cho cách làm việc của người Nhật.
Nhiều người hâm mộ Việt Nam cảm thấy xót thương cho Công Phượng,
ngôi sao trước đó được cả triệu người hâm mộ sau những màn trình diễn
trong màu áo U19 HAGL và U19 Việt Nam.
ngôi sao trước đó được cả triệu người hâm mộ sau những màn trình diễn
trong màu áo U19 HAGL và U19 Việt Nam.
Còn người Nhật, với lối suy nghĩ trái ngược với cái gọi là hèn kém trong lăng kính người Việt, đã giúp người Nhật vươn lên vị trí được cả thế giới ngưỡng vọng. Những người Việt Nam đã từng qua Nhật thực tập, du học, làm việc hay xuất khẩu lao động đều biết một điều mà người trong nước không hề biết: tất cả mọi sếp lớn, những người thành công, các vị trưởng phòng của những công ty Nhật đều bắt đầu bằng công việc nhỏ nhất trong bộ máy công ty họ.
Chính xuất phát từ thấp nhất đi lên cao nhất, là lý do mà những sếp lớn của Nhật hoàn toàn có thể làm được các việc mà nhân viên của mình đang làm, ở mức độ hoàn hảo nhất. Cũng vì đi qua vị trí thấp để đến vị trí cao, họ có sự cảm thông nhất định cho các nhân viên dưới quyền, và có đủ bản lĩnh, trình độ để đưa đất nước hoa anh đào phát triển, qua chính sự cất cánh của công ty.
Người Nhật Bản xem những việc như phát tờ rơi, lau dọn vệ sinh là những việc trau dồi con người, cần được làm bằng một tinh thần học hỏi và cầu tiến. Cần biết rằng, ngay cả các cầu thủ lớn, đá chính cả trăm trận của Mito Hollyhock cũng đi phát tờ rơi như một việc làm hết sức bình thường, chứ không phải chỉ mỗi Công Phượng, cầu thủ mới chỉ đá hơn chục phút.
Nhưng với người Nhật, hành động phát tờ rơi như Công Phượng đang làm chỉ là một cách trau dồi con người.
Nhưng với người Nhật, hành động phát tờ rơi như Công Phượng
đang làm chỉ là một cách trau dồi con người.
đang làm chỉ là một cách trau dồi con người.
Bi kịch lớn nhất của nghèo chính là sĩ. Công Phượng đã vượt lên cái sĩ diện thông thường của một ngôi sao bóng đá ở quê nhà, để có thể trau dồi tinh thần làm việc chuyên nghiệp ở đất Nhật. Điều ấy đáng quý vô cùng.
Hãy tưởng tượng nhé, một chàng trai đã lên đến đỉnh cao của sự tung hô sau bàn thắng solo vào lưới Australia ở Mỹ Đình hai năm trước, cho đến chàng trai đứng phát tờ rơi ở nơi đất khách quê người. Còn điều gì có thể đánh gục được Công Phượng nữa, khi điều lo ngại nhất về một ngôi sao bóng đá Việt Nam lại là sự trượt ngã bởi những lời khen?
Việc làm của Công Phượng không chỉ đúng trong việc trui rèn tính cách, mà còn đúng trong sự phát triển của các ngôi sao bóng đá thành danh trên trường quốc tế. Đội trưởng của Chelsea là John Terry từng tâm sự về những ngày khởi nghiệp của anh như sau: "Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì giúp cho những cầu thủ ở đội 1. Từ pha chè đến pha cafe, ngay cả những việc bị xem là vớ vẩn như ngồi trước để ủ ấm bệ ngồi trong toilet cho họ trong những ngày mùa đông. Chắc chắn nhiều người sẽ cho rằng đó là một điều kinh khủng, nhưng đó là một phần giúp bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống."
Văn Quyến từng là thần đồng bóng đá Việt Nam,
nhưng đã gục ngã bởi những lời tung hô.
Lời tâm sự của Terry có khiến ta phải suy nghĩ nhiều? Rằng ta đã mất Văn Quyến chỉ vì Quyến đã sống và chết trong những lời tung hô. Rằng ta phải tự hỏi, lý do gì mà những cầu thủ Việt Nam lứa U16-U21 thì hay mà trên 21 thì thường rất hiếm cầu thủ tiếp tục phát triển. Ấy là bởi sự trau dồi nhân cách và bản lĩnh trước sóng gió cuộc đời đã không có ngày đầu khởi nghiệp.
Đời một người đàn ông phải đi qua nghịch cảnh mới phát triển được trọn vẹn. Công Phượng có thể khiến chúng ta đau lòng vì số lần ra sân quá ít ỏi, thì hãy buồn chỉ bởi lý do chuyên môn ấy mà thôi. Còn phát tờ rơi ư? Xin đừng xót xa làm gì. Hãy tin rằng, dù có thể không phải là bản hợp đồng mang tính chuyên môn ở Nhật Bản. Công Phượng cũng đang rèn luyện mình thành người có ích.
Bao nhiêu sinh viên mới ra trường, khi thất nghiệp đổ lỗi cho hoàn cảnh. Âu cũng vì từ "sĩ diện" mà ra. Lúc đó bạn có nhớ rằng, từng có một cầu thủ là niềm hy vọng vàng của đất nước, đã sống trong những ngày đỉnh cao, nhưng vẫn mỉm cười phát tờ rơi để một ngày đường đường chính chính tỏa sáng.
Những khó khăn mà Công Phượng vượt qua được trên đất Nhật
sẽ càng giúp ngôi sao của bóng đá Việt Nam trưởng thành hơn trong tương lai.
sẽ càng giúp ngôi sao của bóng đá Việt Nam trưởng thành hơn trong tương lai.
Đặt mình vào đó, bạn sẽ học được nhiều từ hành động phát tờ rơi của Công Phượng, một biểu trưng cho cách làm việc của người Nhật.
Theo TRí thức trẻ