Những ngày qua, cả thế giới rúng động vì đợt khủng bố nhằm vào Paris, Pháp với số người thương vong lên đến hơn 150 người, để lại sự hoảng sợ và đau thương bao trùm lấy cả thành phố vốn là tượng trưng của hoà bình và hạnh phúc. Các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau chung tay, thể hiện thiện chí và tấm lòng sẵn sàng tương trợ với nước Pháp. Facebook cũng đã nhanh chóng cập nhật tính năng Đánh dấu an toàn cho những người ở Paris để họ thông báo với người thân rằng mình vẫn ổn. Bên cạnh đó, Facebook còn đưa ra một ứng dụng cho phép người dùng có thể nhanh chóng thay đổi ảnh đại diện của mình thành hình ảnh cá nhân tự chọn ẩn dưới màu cờ Pháp.
Rất nhiều bạn trẻ đã nhanh chóng sử dụng ứng dụng nói trên để thay cho mình một ảnh đại diện cùng màu cờ Pháp. Đa phần đều muốn sử dụng nó để thể hiện sự đồng cảm của mình tới những người bạn Pháp. Tuy nhiên, suốt từ chiều hôm qua cho đến tận bây giờ, cư dân mạng đã truyền tay nhau những bức ảnh chụp màn hình các avatar và dòng status của các em "xì tin", cố theo phong trào nhưng lại hoàn toàn chẳng biết chuyện gì đang xảy ra.
Trong số những bạn trẻ này, có người thì mù tịt về tấn thảm kịch vừa xảy ra ở Paris, có người lại tưởng nhầm là... ở Anh hoặc Đức. Thậm chí còn treo cờ Pháp và cầu nguyện cho... Hàn Quốc. Thậm chí, có bạn còn thẳng thừng nhận mình treo avatar và hashtag chỉ để theo trào lưu và thấy... hay hay nên để thôi.
Tháp Eiffel hẳn là của.... nước Anh.
Bạn trẻ thì này cho rằng lá cờ này của nước...Anh.
Còn đây có lẽ là một fan của nhạc Kpop chăng?
Rất nhiều bạn trẻ đã nhầm lẫn cờ Pháp và cờ Đức.
Hoặc đổi avatar chỉ để...xả xui.
Không phải nói, những hình ảnh trên sau khi chia sẻ đã nhận được sự quan tâm và phải hứng chịu gạch đá nhiều như thế nào. Các bình luận để lại đa phần đều thể hiện sự bức xúc, tức giận và ngán ngẩm về lối suy nghĩ quá hời hợt của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Bạn T.D bình luận: "Thật chẳng hiểu nổi nữa. Không biết thì đừng thể hiện, đã thể hiện thì phải đúng. Chứ cái này là sống ảo phong trào adua chứ ủng hộ cái gì? Bớt sống ảo lại đi, vì sống ảo không khiến thế giới hòa bình hơn đâu".
Một trang fanpage nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ cũng đã cập nhật vấn đề
này và đạt hơn 37 nghìn lượt like, vô số các bình luận
này và đạt hơn 37 nghìn lượt like, vô số các bình luận
Những hình ảnh thế này chính là một trong những thứ khiến hình ảnh giới trẻ hiện đại trở nên xấu xí hơn. Các cụm từ "a dua", "theo phong trào", "hời hợt"... đã được gắn cho hành động này. Chuyện xảy ra ở Paris là một thảm kịch, là nỗi đau của cả một dân tộc và sự cảm thương nên đến từ trái tim, chứ không phải chỉ để cho vui, để đùa, để giống với những người khác. Cách bạn nhìn nhận về một vấn đề cũng sẽ là cách để mỗi người nhìn nhận về bạn, thế nên, trước khi phát ngôn bất cứ điều gì trên mạng xã hội và để chế độ Public, mỗi người trẻ cần phải có trách nhiệm hơn là thể hiện bản thân mình.
Theo Kênh 14/Trí thức trẻ