Cuộc sống của 'người rừng' Tuyên Quang
Khoảng 20-30 năm trước, những loài thú to như hổ, gấu còn nhiều, có lần, ông Phẩy bị một con gấu “tát” rách mặt.
Khi chúng tôi tìm được “người rừng”, ông đang ở trong “ngôi nhà” ngay gần khe suối, tạm bợ hơn cả “nhà” mà thủa bé lũ trẻ con chúng tôi hay chơi đồ hàng. Cạnh một gốc cây to đã bị đổ xuống có một tàu lá cọ lợp tạm, chẳng đủ che mưa hay che nắng. Một vài cây củi được chụm lại thành bếp lửa. Ngày cũng như đêm, ông Phẩy chỉ có thể ngồi ôm lấy cái bếp lửa nhỏ, thứ duy nhất giúp ông ấm hơn trong những ngày đông rét buốt giữa rừng chứ không thể ngả lưng dù chỉ chốc lát.
Chốn rừng già hoang vu, thú vui của ông Phẩy là ngồi nhìn ngọn lửa leo lét cháy. Mà có khi, không kiếm được lửa, thú vui ấy của ông Phẩy cũng tắt lịm, nguội lạnh.
Bên “ngôi nhà” tuềnh toàng giữa chốn thâm sơn cùng cốc, “người rừng” kể về cuộc sống của mình bằng tiếng của tộc người Dao đỏ. Chàng trai bản địa có dịp được trổ tài phiên dịch giúp chúng tôi.
Lý giải về việc rời bỏ hang đá nơi lưng chừng núi để đến “nhà mới” mãi trên đỉnh núi Kéo Ca này, ông Phẩy kể rằng, cách đây khoảng hơn một tháng, vì đói quá, thèm miếng thịt có muối, ông đã xuống núi, tìm đến nhà người cháu để xin ăn. Người cháu của ông Phẩy đã không cho cơm. Ông Phẩy mệt nhọc quay trở lại rừng sâu. Sức kiệt, ông Phẩy cố gắng lắm mới lên được hang đá mà trước đó chúng tôi đã tìm đến. Không còn đủ sức khỏe leo núi, ông Phẩy đành ở lại hang đá. Nhưng ở nơi này không có nước cũng chẳng thể tìm được rau quả ăn nên vài hôm sau, được người đi rừng cho củ sắn, củ khoai, ông Phẩy lấy lại chút sức lực, leo qua nhiều con dốc để đến nơi ở mới này.
Ông Phẩy bảo, giờ già rồi, chẳng còn sức khỏe để săn bắt, đào bới củ rừng nữa, ông ấy chỉ còn biết đi nhặt rau rừng, quả rừng để sống qua ngày. Mùa thảo quả - ăn thảo quả, mùa măng – ăn măng, đến khi không còn những hoa củ quả ấy nữa, ông lão chỉ còn biết nhặt lá rừng làm rau ăn trừ bữa hoặc uống nước cầm hơi…
Trước đây thì khác, thủa còn trẻ, còn có sức khỏe, ông Phẩy đào củ mài, nhặt rau rừng để ăn. Cũng có khi may mắn, ông Phẩy săn bắt được con nhím, con gà để cải thiện bữa ăn. Mùa đông cũng như mùa hè, ông Phẩy chỉ có manh áo mỏng ai đó đi rừng đã cho ông từ lâu lắm rồi. Tối tối, ông Phẩy về hang đá để ngủ, ông nằm co ro trên chiếc chiếu sờn rách nhặt được của người đi rừng vứt lại. Ông Phẩy cứ sống như thế trong suốt quãng đời đã qua.
Sống một mình, có nhu cầu giao tiếp cũng chẳng thể nói với ai nên dần dần, những tiếng mẹ đẻ ông cũng quên đi nhiều. Thi thoảng, để tìm người đi rừng nào đó xin ít lửa, ông chỉ dùng tiếng hú gọi. Tiếng hú của ông vang xa, đập vào vách đá, vọng lại kéo dài…không lời đáp.
Xin được mồi lửa, ông Phẩy quý lắm. Để duy trì lửa trong nhiều ngày, ông Phẩy phải đun bếp liên tục. Vào những ngày mưa, ông Phẩy phải dầm mình để đứng che cho bếp khỏi tắt, tàu lá cọ duy nhất lợp trên “mái nhà” khi ấy chỉ có nhiệm vụ như thế. Có nhiều hôm, mưa bất chợt, ông Phẩy đi kiếm thức ăn xa chưa kịp “về nhà”, bếp lửa bị mưa làm tắt lịm. Ông Phẩy đành phải chờ, đến khi nào may mắn gặp được người đi rừng mới xin được mồi lửa.
Bếp lửa của ông Phẩy thường chỉ có chức năng sưởi ấm trong mùa đông chứ chẳng mấy khi dùng để đun nấu gì. Ông Phẩy chẳng có nồi niêu, xoong chảo gì mà nấu nướng. Muốn nấu chín rau rừng, ông Phẩy lấy báng nứa làm nồi. Mãi dạo gần đây, một người đi rừng thương tình cho ông Phẩy một cái nồi để nấu nướng. Mà chiếc nồi đó cũng chỉ là một khối nhôm rỗng, không vung cũng chẳng có “tai” cầm. Mỗi lần nấu nướng gì đó, ông phải dùng lá rừng làm vung. Thế nhưng, chúng tôi được một phen “mãn nhãn” về tài nấu nướng của ông Phẩy. Ngay khi nhận được túi gạo từ chúng tôi, ông Phẩy trổ tài nấu cơm. Bằng chiếc nồi không vung, không “tai” cầm ấy, nồi cơm của ông Phẩy vẫn chín, thơm dẻo, ngon lành, không khê nồng, sống sượng như chúng tôi mường tượng.
Người dân bản địa kể rằng, xung quanh nơi ông Phẩy ở là những nương sắn, nương ngô ăm ắp sản vật nhưng tuyệt nhiên họ chưa bao giờ bị mất dù một củ sắn, bắp ngô. Có người đi làm nương, thấy ông Phẩy đáng thương quá, đã bảo ông nương sắn của họ ngay gần đó, nếu đói ông có thể lấy ăn nhưng ông Phẩy vẫn không tơ hào. Ông Phẩy bảo, người ta trồng được củ sắn, cây ngô vất vả lắm, ông thể lấy không của họ.
Ông Phẩy kể rằng, những cơn sốt rét rừng có lúc tưởng chừng đã vắt kiệt sức ông. Mỗi lần như thế, ông Phẩy chỉ biết nằm trong hang, chờ khi hồi tỉnh hơn, tự lê lết đi tìm lá rừng để ăn. Có lần, người trong bản Hạ Sơn đi rừng, phát hiện ra ông Phẩy nằm sốt li bì, đói lả trong hang đá. Họ thương tình chia cho ông nắm cơm ăn lót dạ. Có cái ăn, ông Phẩy dần tỉnh táo lại, rồi tự mò mẫm đi kiếm lá thuốc ở rừng để trị bệnh. Cuộc sống khốn cùng ở rừng buộc cơ thể ông Phẩy tự khắc phải thích nghi như thế.
Nhưng khi tuổi đã cao, sức đề kháng yếu hơn, có lần ông Phẩy nằm li bì mấy hôm mà không thể tỉnh lại. Lần ấy, người đi rừng phát hiện ra ông Phẩy, thấy ông thoi thóp nên vội xuống chân núi, thông báo với những đứa cháu của ông Phẩy. Người trai bản tốt bụng đi cùng cháu ông Phẩy đã tiêm cho ông Phẩy một mũi thuốc trợ lực...
Cuộc sống ở rừng, không chỉ bệnh tật đe dọa tính mạng của ông Phẩy mà thú dữ cũng rình rập ngày đêm. Khoảng 20-30 năm trước, những loài thú to như hổ, gấu còn nhiều, ở rừng già này một mình giữa đêm tối rất nguy hiểm. Có lần, ông bị một con gấu to “tát” rách mặt khi vô tình giáp mặt nó. Ông Phẩy cố chạy về phía gốc cây to, trèo lên đó trốn. Con gấu sau một hồi gầm gừ đã bỏ đi. Nhưng đêm đến, ông Phẩy phải đốt đống lửa to giữa rừng, để xua đuổi các con vật nanh ác.
Ngày chúng tôi tìm thấy ông Phẩy, trời mưa lâm thâm, rét buốt. Giữa chốn rừng hoang, chúng tôi khoác lên mình những chiếc dầy dặn, ấm áp mà cái lạnh vẫn tìm được vào da thịt, cắt buốt. Vậy mà, ông Phẩy vẫn chỉ có chiếc áo mỏng tang, cắn răng chịu đựng cái rét cắt da thịt. Thi thoảng trong lúc trò chuyện, đột nhiên ông Phẩy hỏi về ngày tháng. Ông ấy hỏi để lẩm nhẩm tính về thời gian còn lại của mùa đông. Ông Phẩy lo sợ “không biết có qua được mùa đông này không…”.
Chốn rừng già hoang vu, thú vui của ông Phẩy là ngồi nhìn ngọn lửa leo lét cháy. Mà có khi, không kiếm được lửa, thú vui ấy của ông Phẩy cũng tắt lịm, nguội lạnh.
"Người rừng" trong "ngôi nhà" của mình giữa
chốn rừng hoang
chốn rừng hoang
Bên “ngôi nhà” tuềnh toàng giữa chốn thâm sơn cùng cốc, “người rừng” kể về cuộc sống của mình bằng tiếng của tộc người Dao đỏ. Chàng trai bản địa có dịp được trổ tài phiên dịch giúp chúng tôi.
Lý giải về việc rời bỏ hang đá nơi lưng chừng núi để đến “nhà mới” mãi trên đỉnh núi Kéo Ca này, ông Phẩy kể rằng, cách đây khoảng hơn một tháng, vì đói quá, thèm miếng thịt có muối, ông đã xuống núi, tìm đến nhà người cháu để xin ăn. Người cháu của ông Phẩy đã không cho cơm. Ông Phẩy mệt nhọc quay trở lại rừng sâu. Sức kiệt, ông Phẩy cố gắng lắm mới lên được hang đá mà trước đó chúng tôi đã tìm đến. Không còn đủ sức khỏe leo núi, ông Phẩy đành ở lại hang đá. Nhưng ở nơi này không có nước cũng chẳng thể tìm được rau quả ăn nên vài hôm sau, được người đi rừng cho củ sắn, củ khoai, ông Phẩy lấy lại chút sức lực, leo qua nhiều con dốc để đến nơi ở mới này.
Ông Phẩy bảo, giờ già rồi, chẳng còn sức khỏe để săn bắt, đào bới củ rừng nữa, ông ấy chỉ còn biết đi nhặt rau rừng, quả rừng để sống qua ngày. Mùa thảo quả - ăn thảo quả, mùa măng – ăn măng, đến khi không còn những hoa củ quả ấy nữa, ông lão chỉ còn biết nhặt lá rừng làm rau ăn trừ bữa hoặc uống nước cầm hơi…
Trước đây thì khác, thủa còn trẻ, còn có sức khỏe, ông Phẩy đào củ mài, nhặt rau rừng để ăn. Cũng có khi may mắn, ông Phẩy săn bắt được con nhím, con gà để cải thiện bữa ăn. Mùa đông cũng như mùa hè, ông Phẩy chỉ có manh áo mỏng ai đó đi rừng đã cho ông từ lâu lắm rồi. Tối tối, ông Phẩy về hang đá để ngủ, ông nằm co ro trên chiếc chiếu sờn rách nhặt được của người đi rừng vứt lại. Ông Phẩy cứ sống như thế trong suốt quãng đời đã qua.
Sống một mình, có nhu cầu giao tiếp cũng chẳng thể nói với ai nên dần dần, những tiếng mẹ đẻ ông cũng quên đi nhiều. Thi thoảng, để tìm người đi rừng nào đó xin ít lửa, ông chỉ dùng tiếng hú gọi. Tiếng hú của ông vang xa, đập vào vách đá, vọng lại kéo dài…không lời đáp.
Xin được mồi lửa, ông Phẩy quý lắm. Để duy trì lửa trong nhiều ngày, ông Phẩy phải đun bếp liên tục. Vào những ngày mưa, ông Phẩy phải dầm mình để đứng che cho bếp khỏi tắt, tàu lá cọ duy nhất lợp trên “mái nhà” khi ấy chỉ có nhiệm vụ như thế. Có nhiều hôm, mưa bất chợt, ông Phẩy đi kiếm thức ăn xa chưa kịp “về nhà”, bếp lửa bị mưa làm tắt lịm. Ông Phẩy đành phải chờ, đến khi nào may mắn gặp được người đi rừng mới xin được mồi lửa.
Ông Phẩy lấy lá cây làm vung nồi để đun nấu.
Bếp lửa của ông Phẩy thường chỉ có chức năng sưởi ấm trong mùa đông chứ chẳng mấy khi dùng để đun nấu gì. Ông Phẩy chẳng có nồi niêu, xoong chảo gì mà nấu nướng. Muốn nấu chín rau rừng, ông Phẩy lấy báng nứa làm nồi. Mãi dạo gần đây, một người đi rừng thương tình cho ông Phẩy một cái nồi để nấu nướng. Mà chiếc nồi đó cũng chỉ là một khối nhôm rỗng, không vung cũng chẳng có “tai” cầm. Mỗi lần nấu nướng gì đó, ông phải dùng lá rừng làm vung. Thế nhưng, chúng tôi được một phen “mãn nhãn” về tài nấu nướng của ông Phẩy. Ngay khi nhận được túi gạo từ chúng tôi, ông Phẩy trổ tài nấu cơm. Bằng chiếc nồi không vung, không “tai” cầm ấy, nồi cơm của ông Phẩy vẫn chín, thơm dẻo, ngon lành, không khê nồng, sống sượng như chúng tôi mường tượng.
Người dân bản địa kể rằng, xung quanh nơi ông Phẩy ở là những nương sắn, nương ngô ăm ắp sản vật nhưng tuyệt nhiên họ chưa bao giờ bị mất dù một củ sắn, bắp ngô. Có người đi làm nương, thấy ông Phẩy đáng thương quá, đã bảo ông nương sắn của họ ngay gần đó, nếu đói ông có thể lấy ăn nhưng ông Phẩy vẫn không tơ hào. Ông Phẩy bảo, người ta trồng được củ sắn, cây ngô vất vả lắm, ông thể lấy không của họ.
Chống chọi với bệnh tật, thú hoang nơi rừng rậm
Đói khát, bệnh tật khiến ông Phẩy bị lòa đôi mắt
Ông Phẩy kể rằng, những cơn sốt rét rừng có lúc tưởng chừng đã vắt kiệt sức ông. Mỗi lần như thế, ông Phẩy chỉ biết nằm trong hang, chờ khi hồi tỉnh hơn, tự lê lết đi tìm lá rừng để ăn. Có lần, người trong bản Hạ Sơn đi rừng, phát hiện ra ông Phẩy nằm sốt li bì, đói lả trong hang đá. Họ thương tình chia cho ông nắm cơm ăn lót dạ. Có cái ăn, ông Phẩy dần tỉnh táo lại, rồi tự mò mẫm đi kiếm lá thuốc ở rừng để trị bệnh. Cuộc sống khốn cùng ở rừng buộc cơ thể ông Phẩy tự khắc phải thích nghi như thế.
Nhưng khi tuổi đã cao, sức đề kháng yếu hơn, có lần ông Phẩy nằm li bì mấy hôm mà không thể tỉnh lại. Lần ấy, người đi rừng phát hiện ra ông Phẩy, thấy ông thoi thóp nên vội xuống chân núi, thông báo với những đứa cháu của ông Phẩy. Người trai bản tốt bụng đi cùng cháu ông Phẩy đã tiêm cho ông Phẩy một mũi thuốc trợ lực...
Được cho nắm cơm trắng, với ông Phẩy đó
đã là bữa ăn thịnh soạn lắm
đã là bữa ăn thịnh soạn lắm
Cuộc sống ở rừng, không chỉ bệnh tật đe dọa tính mạng của ông Phẩy mà thú dữ cũng rình rập ngày đêm. Khoảng 20-30 năm trước, những loài thú to như hổ, gấu còn nhiều, ở rừng già này một mình giữa đêm tối rất nguy hiểm. Có lần, ông bị một con gấu to “tát” rách mặt khi vô tình giáp mặt nó. Ông Phẩy cố chạy về phía gốc cây to, trèo lên đó trốn. Con gấu sau một hồi gầm gừ đã bỏ đi. Nhưng đêm đến, ông Phẩy phải đốt đống lửa to giữa rừng, để xua đuổi các con vật nanh ác.
Ngày chúng tôi tìm thấy ông Phẩy, trời mưa lâm thâm, rét buốt. Giữa chốn rừng hoang, chúng tôi khoác lên mình những chiếc dầy dặn, ấm áp mà cái lạnh vẫn tìm được vào da thịt, cắt buốt. Vậy mà, ông Phẩy vẫn chỉ có chiếc áo mỏng tang, cắn răng chịu đựng cái rét cắt da thịt. Thi thoảng trong lúc trò chuyện, đột nhiên ông Phẩy hỏi về ngày tháng. Ông ấy hỏi để lẩm nhẩm tính về thời gian còn lại của mùa đông. Ông Phẩy lo sợ “không biết có qua được mùa đông này không…”.
Theo Infonet
-
2 giờ trướcCông an An Giang khởi tố, bắt giam 6 người dùng bom xăng, hung khí chống đối lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi mặt bằng thi công đường tỉnh 945.
-
3 giờ trướcCEO Nguyễn Quốc Cường ký thông báo cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại, tiếp tục tham gia các hoạt động kinh doanh, giải quyết các dự án của tập đoàn.
-
6 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen (Bảo Yên, Lào Cai) nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
6 giờ trướcDù phải lùi giờ cất cánh 27 phút nhưng toàn bộ hành khách trên chuyến bay VN214 từ TPHCM đi Hà Nội vẫn vui vẻ, kiên nhẫn chờ vì lý do rất đặc biệt.
-
6 giờ trướcNgười dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện ra xe máy dưới mương nước gần Trường Tiểu học Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), hiện trạng lúc đó rất đau lòng khi các nạn nhân vẫn ôm chặt nhau.
-
7 giờ trướcĐến nay, chính quyền phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) phát hiện tổng số 408 tiểu sành, tăng 258 chiếc so với thông tin ban đầu.
-
8 giờ trướcĐi làm vườn, người phụ nữ ở Vĩnh Long bị đối tượng lạ mặt khống chế, dùng tay siết cổ để cướp vàng; gây án xong đối tượng dùng băng keo bịt miệng nạn nhân.
-
8 giờ trướcĐại diện VKS cho rằng, hậu quả do bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra trong lịch sử tố tụng là chưa từng có, chưa biết khi nào mới khắc phục được. Vì vậy, vẫn giữ nguyên mức đề nghị tử hình đối với bị cáo.
-
11 giờ trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), chỉ có những người cố tình đi ngược chiều đường mới phản đối việc lắp barie ngăn xe vào ngõ.
-
11 giờ trướcSáng 25/11, một vụ cháy quán bar đã xảy ra trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các lực lượng đang triển khai công tác chữa cháy.
-
13 giờ trướcBị VKS tiếp tục đề nghị giữ nguyên mức án tử hình ở tội “Tham ô tài sản”, bị cáo Trương Mỹ Lan hoảng loạn nói: “Bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn”.
-
13 giờ trướcLiên quan đến vụ tai nạn xảy ra tại xã Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), sáng 25/11, lãnh đạo UBND xã thông tin, cơ quan chức năng đang điều tra vụ 4 người trong gia đình tử vong dưới mương nước trên địa bàn.
-
13 giờ trướcMột xe máy rơi xuống mương nước khiến 4 người trong một gia đình ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị thương vong.
-
14 giờ trướcDự báo thời tiết 25/11/2024, không khí lạnh tràn đến, khu vực Bắc Bộ giảm 3 - 5 độ so với ngày 24/11. Đêm 25 và sáng 26/11 nhiều nơi rét sâu và có mưa.
-
1 ngày trướcBộ GTVT đề xuất người dân được sử dụng lòng đường, vỉa hè trên các tuyến đường huyện, xã, đường đô thị - không bao gồm đường phố chính, để tổ chức đám tang, đám cưới.
-
1 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
1 ngày trướcKhi bị bắt, Lê Công Linh khai đã mua gom xe máy trên mạng xã hội rồi vận chuyển về cất giấu tại nhà riêng chờ cơ hội mang đi tiêu thụ tại Campuchia.
-
1 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
1 ngày trướcBà Phùng Thị Sơn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị bắt vì hành vi vô ý làm chết người sau khi để 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
1 ngày trướcSáng 24/11, bà Hứa Thị Xuân Liên - Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng thống nhất phương án di dời toàn bộ số hài cốt ở ngõ 167 Tây Sơn về nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì).
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
-
4 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước