Kiến trúc đặc biệt này được xây dựng từ cách đây hơn 1 thế kỷ trước. Với diện tích hơn 1.200m2, xây 2 tầng, chính diện của Cử Tư Đài hướng về phía Bắc nhưng phía sau nhà hát lại thông với lầu Khải Tường.
Công trình đặc biệt này được tô điểm bằng muôn vạn mảnh xứ nhiều màu sắc, rất nổi bật khiến người ta liên tưởng đến nội cấm thành của nhà Thanh Bắc quốc.
Nhà hát này là nơi thường xuyên diễn ra các buổi Quốc yến tiếp đón xứ thần các nước và nhà ngoại giao Pháp. Chính xác mà nói, từ thời “công nghệ 2.0”, vậy nên nhà hát chưa có thể dùng để chiếu bóng (xem phim) được.
Các hoạt động chủ yếu để hoàng tộc hay các sứ thần “chill”, thưởng thức chắc có lẽ là nhã nhạc cung đình, tuồng, chèo, cải lương các vở hoặc các sự kiện ngoại giao/giao lưu văn hóa quan trọng.
Đáng tiếc, theo lệnh Tiêu thổ kháng chiến, Cửu Tư Đài đã bị phá hủy, chỉ còn lại nền móng là bãi cỏ lớn phía sau lầu Khải Tường như ngày nay…
Bên trong nhà hát Cửu Tư Đài, Cố đô Huế năm 1924.
Đây là nơi diễn tuồng, cải lương phục vụ cung đình dưới thời vua Khải Định và Bảo Đại.
Nhà hát Cửu Tư Đài có diện tích mặt nền gần 1.200m2, xây hai tầng, mặt quay về hướng Bắc, phía sau liên thông với lầu Khải Tường.
Nội thất nhà hát trang trí dày đặc bằng mảnh sành sứ màu khiến công trình có vẻ đẹp lộng lẫy, đa sắc.
Bên cạnh các buổi biểu diễn nghệ thuật, đây còn là nơi các hoàng đế nhà Nguyễn tiếp đón khách quý hay tổ chức các sự kiện đặc biệt.
Nhà hát Cửu Tư Đài đã bị phá hủy bởi chiến lược “Tiêu thổ kháng chiến” vào tháng 2/1947.
Đây là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua.
Vị trí của Nhà hát Cửu Tư Đài nằm sau cung An Định, nay chỉ còn là bãi đất trống...
*** Bài viết sử dụng tư liệu từ Vietnamese History
Duy Anh
Theo Vietnamnet