Hiện nay nhiều người nói rằng đàn ông thời xưa có ba vợ và bốn thê thiếp. Trên thực tế, đây là một sai lầm lớn vì chế độ một vợ một chồng đã được thực hiện ở Trung Quốc cổ đại. "Ba người vợ và bốn người thiếp" chỉ là một trò đùa của một vị vua nước Tề thời Xuân Thu.

Mặc dù chỉ có một vợ nhưng việc dựa vào quyền lực, tài sản để tuyển thê thiếp là điều vô cùng phổ biến thời cổ đại.

Đặc ân cho thê thiếp thời cổ đại, cho phép thoát khỏi thảm họa-1
Thân phận của thê thiếp xưa thấp đến mức nào? (Ảnh minh họa)

Các hoàng đế Trung Quốc thời xưa có hậu cung với vô vàn giai nhân. Người giàu cũng phụ thuộc vào quyền lực và tiền tài để nạp thê thiếp khiến dân thường thậm chí không thể tìm được vợ vì gia đình nghèo khó.

Cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ thời cổ đại, phụ nữ chỉ có thể chấp nhận phận làm thiếp để duy trì cuộc sống.

Mặc dù địa vị của thiếp thời xưa rất thấp, nhưng họ có một "đặc quyền" mà ngay cả những người vợ cũng phải ghen tị. Bạn có thể không tin điều đó nhưng nó là sự thật.

Khi một người nào đó phạm trọng tội, bị “tru di cửu tộc” thì người thiếp có thể tránh được cái chết. Họ bị bắt lao động khổ sai và giáng làm nô lệ như một hình phạt.

Đây cũng là “ưu điểm” về thân phận thấp kém của thê thiếp. Ít nhất thì sẽ không chết. Vậy tại sao họ lại tránh được việc bị giết khi ''tru di cửu tộc''?

Đặc ân cho thê thiếp thời cổ đại, cho phép thoát khỏi thảm họa-2

Tru di là một trong những hình thức xử phạt nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, tru di là hình thức xử tử hàng loạt, bao gồm người phạm tội và các thân nhân liên quan đến người đó trong phạm vi nhiều đời.

Bởi vì “cửu tộc” bao gồm cả họ hàng bên vợ, nhưng người thê thiếp, vợ lẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Do địa vị thấp, họ thậm chí không được ghi tên ở trên gia phả nhà chồng. Vì hầu hết thê thiếp đều là gái nhà nghèo, hoặc gia đình đang mắc nợ.

Họ rất bất lực và chỉ có thể làm vợ lẽ để trả nợ cho gia đình. Thê thiếp chỉ là “cỗ máy” để người chồng trút bỏ dục vọng, sinh con đẻ cái.

Đặc ân cho thê thiếp thời cổ đại, cho phép thoát khỏi thảm họa-3

Hầu hết các thê thiếp được mua về phải làm việc rất vất vả, đến giờ ăn cơm, họ không thể ăn chung mâm cùng “chồng”, chỉ được ăn đồ ăn thừa. Trên thực tế, thê thiếp chỉ cao hơn người hầu một chút, chồng có thể thoải mái la mắng họ.

Nói chung, địa vị của thê thiếp trong thời cổ đại rất thấp. Họ không những không có tiếng nói trong gia đình mà còn bị người ngoài coi thường.

Vậy tại sao nhiều người lại sẵn lòng làm vợ lẽ? Thực ra, đó là do địa vị của phụ nữ thời xưa quá thấp. Dù họ có muốn phản kháng cũng vô ích.

Theo Công lý và Xã hội