Đang ngồi uống nước trên phố Hàng Tre tối nay, nhiều người bắt gặp cảnh tượng thanh niên đậu ô tô trên đường rất lâu gây cản trở giao thông nhưng không rõ làm chuyện gì.
Sau đó, các nhân viên trong quán cà phê chạy ra mang theo một số quả bóng cười (vài chục ngàn/quả) và đưa vào trong ô tô cho người đó.
Đường nhỏ và bị ách tắc song dân chơi vẫn ngồi trong ô tô, hít hết quả bóng cười này đến quả khác trước sự bức xúc của nhiều người điều khiển phương tiện giao thông.
Vài năm qua, một bộ phận giới trẻ Việt đã rộ lên thú chơi bóng cười tại các câu lạc bộ, quán bar, karaoke… Theo các bạn trẻ, thú chơi này vừa giúp xả được stress vừa công khai và an toàn. Thế nhưng, để đánh đổi những tiếng cười ngặt nghẽo này thì đằng sau đó lại là hậu quả khôn lường.
Những bóng cười có thành phần chính là khí nitrous oxide (N2O), được bơm thông qua dụng cụ chuyên dụng. Chất khí N2O khiến người hút vào có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười. Chỉ cần dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng, hít khí trong đó rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên. Cứ như vậy lặp lại khoảng 4 – 5 lần sẽ khiến bất cứ ai dù đang vui hay buồn đều sẽ cười thả phanh.
Bóng cười được quảng cáo rằng không gây ảnh hưởng bất lợi nào, song nhiều chuyên gia đã có những cảnh báo nhất định đối với thú chơi này, nếu lạm dụng rất dễ dẫn tới co giật, ngất, mất kiểm soát, trầm cảm. Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp, khí gây cười cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, làm giảm tầm nhìn và thính giác. Đặc biệt, những người mắc bệnh về tim mạch hay hen suyễn và một số bệnh liên quan tới đường hô hấp nếu hít phải N2O lâu sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới ngừng thở.
Bác sĩ Lê Thị Tố Uyên – Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, N20 là loại khí giảm đau, có vị ngọt nhẹ, không màu. Chất này có thể gây tê, mê toàn thân nhưng không mất tri giác. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh khí N20 sẽ gây rối loạn tâm thần, song nếu dùng nhiều sẽ bị nhiễm độc và sẽ gây nghiện. Điều này sẽ ảnh hưởng tới yếu tố bệnh lý, ban đầu có thể chỉ đơn thuần là một trò chơi nhưng nếu dùng nhiều, dùng lâu thì sẽ gây nghiện.
Theo báo cáo từ trường Đại hịc London (Anh), từ năm 2006 – 2012, trên toàn nước Anh có 17 trường hợp tử vong vì N20. Rủi ro không dừng lại ở đó vì bóng cười thường được làm từ cao su và chất liệu này có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng “dị ứng cao su” (latex allergy). Cụ thể, các loại protein trong cao su có thể kích hoạt một kháng thể mang tên immunoglobulin E (lgE) để sản sinh ra hóa chất histamine – hoá chất có tác dụng duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể. Một lượng lớn chất này xuất hiện có thể khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng dị ứng như nổi phát ban, chảy nước mũi…
Chơi bóng cười hiện vẫn là thú chơi hợp pháp, nhưng hợp pháp không có nghĩa là an toàn. Trên thực tế, một số quốc gia như Anh cũng đã cấm bán bóng cười trong các vũ trường vì sự nguy hiểm của nó. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc trước khi đến với thú chơi vui phút chốc mà rủi ro, có thể đánh đổi cả tính mạng.
Sau đó, các nhân viên trong quán cà phê chạy ra mang theo một số quả bóng cười (vài chục ngàn/quả) và đưa vào trong ô tô cho người đó.
Đường nhỏ và bị ách tắc song dân chơi vẫn ngồi trong ô tô, hít hết quả bóng cười này đến quả khác trước sự bức xúc của nhiều người điều khiển phương tiện giao thông.
Vài năm qua, một bộ phận giới trẻ Việt đã rộ lên thú chơi bóng cười tại các câu lạc bộ, quán bar, karaoke… Theo các bạn trẻ, thú chơi này vừa giúp xả được stress vừa công khai và an toàn. Thế nhưng, để đánh đổi những tiếng cười ngặt nghẽo này thì đằng sau đó lại là hậu quả khôn lường.
Những bóng cười có thành phần chính là khí nitrous oxide (N2O), được bơm thông qua dụng cụ chuyên dụng. Chất khí N2O khiến người hút vào có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười. Chỉ cần dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng, hít khí trong đó rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên. Cứ như vậy lặp lại khoảng 4 – 5 lần sẽ khiến bất cứ ai dù đang vui hay buồn đều sẽ cười thả phanh.
Bóng cười được quảng cáo rằng không gây ảnh hưởng bất lợi nào, song nhiều chuyên gia đã có những cảnh báo nhất định đối với thú chơi này, nếu lạm dụng rất dễ dẫn tới co giật, ngất, mất kiểm soát, trầm cảm. Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp, khí gây cười cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, làm giảm tầm nhìn và thính giác. Đặc biệt, những người mắc bệnh về tim mạch hay hen suyễn và một số bệnh liên quan tới đường hô hấp nếu hít phải N2O lâu sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới ngừng thở.
Bác sĩ Lê Thị Tố Uyên – Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, N20 là loại khí giảm đau, có vị ngọt nhẹ, không màu. Chất này có thể gây tê, mê toàn thân nhưng không mất tri giác. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh khí N20 sẽ gây rối loạn tâm thần, song nếu dùng nhiều sẽ bị nhiễm độc và sẽ gây nghiện. Điều này sẽ ảnh hưởng tới yếu tố bệnh lý, ban đầu có thể chỉ đơn thuần là một trò chơi nhưng nếu dùng nhiều, dùng lâu thì sẽ gây nghiện.
Theo báo cáo từ trường Đại hịc London (Anh), từ năm 2006 – 2012, trên toàn nước Anh có 17 trường hợp tử vong vì N20. Rủi ro không dừng lại ở đó vì bóng cười thường được làm từ cao su và chất liệu này có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng “dị ứng cao su” (latex allergy). Cụ thể, các loại protein trong cao su có thể kích hoạt một kháng thể mang tên immunoglobulin E (lgE) để sản sinh ra hóa chất histamine – hoá chất có tác dụng duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể. Một lượng lớn chất này xuất hiện có thể khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng dị ứng như nổi phát ban, chảy nước mũi…
Chơi bóng cười hiện vẫn là thú chơi hợp pháp, nhưng hợp pháp không có nghĩa là an toàn. Trên thực tế, một số quốc gia như Anh cũng đã cấm bán bóng cười trong các vũ trường vì sự nguy hiểm của nó. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc trước khi đến với thú chơi vui phút chốc mà rủi ro, có thể đánh đổi cả tính mạng.
Theo báo Tin tức