Anh chồng giờ tay lên định tát vợ một cái thì cô vợ vênh mặt, giọng sang sảng:
- Này, anh dám đánh tôi à? Anh không không nhớ từng thề thốt với tôi rằng, cả đời này anh sẽ không bao giờ đánh tôi sao?
- Thề chỉ là thề, còn láo thì vẫn phải đánh
- Thế hóa ra anh là kẻ ăn không nói có
“Bốp”, lại một cái tát như trời giáng xuống mặt chị. Chị vợ không làm gì được, cũng đành ngậm đắng nuốt cay, chả lẽ lại đánh lại chồng. Những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra, đầy uất ức.
Vợ chồng chị cãi nhau đã chẳng còn là chuyện lạ lẫm gì đối với hàng xóm láng giềng. Nhưng có gì thì vợ chồng thường đóng cửa bảo nhau, nên sau những câu cãi vã là chuyện gì người ta cũng không biết. Chỉ là lần này, anh đã tát chị ngay trước sân, để bao nhiêu người nghe thấy tiếng khóc của chị. Nhưng chẳng ai can thiệp, vì đó không phải chuyện của người ta.
Tôi cũng thường nhắc chồng tôi rằng, đàn bà dù có thế nào thì đàn ông cũng không nên đánh họ. Vì nếu như chồng giơ tay lên tát vợ được một lần thì sẽ có những lần sau. Tôi đã thống nhất với chồng, nếu như anh đánh tôi một lần, chỉ cần một lần duy nhất thôi, nhất định tôi sẽ không nhân nhượng. Và chuyện gì xảy ra sau đó thì anh đừng trách tôi vô tình. Vợ chồng cãi nhau thế nào cũng được, tranh luận thế nào cũng được nhưng dùng vũ lực thì nhất định không thể.
Chồng tôi cũng đồng ý như vậy. Và anh cho rằng, đàn ông mà đánh phụ nữ là hèn. Chẳng biết ai đúng ai sai, chỉ cần nhìn gương mặt thâm tím của người vợ là người khác có thể phán xét không hay về các anh chồng. Ai bảo các anh sinh ra là phái mạnh. Phái mạnh thì vĩnh viễn không được ra đòn với phái yếu.
Người ngoài cũng khó can thiệp vào những chuyện như thế này. Vì bản thân người vợ cũng không muốn làm to chuyện khi mà gia đình họ vẫn còn là một ‘mái ấm’. Vì sao những câu chuyện bạo lực vẫn tiếp diễn, lý do chính là bởi người vợ. Họ thường cam chịu, thường nói dối khi bị phát hiện. Họ nghĩ, nhẫn nhịn là tốt nhất, sống vì con là hơn hết. Nhưng các ông chồng nào hiểu điều đó, họ càng được đà càng lấn tới.
Sự hi sinh của người phụ nữ với gia đình là vô cùng lớn lao. Lấy chồng, phục vụ nhà chồng, chăm chồng, sinh con cho chồng. Rồi họ lại quần quật tối ngày vào bếp nấu nướng, lại chăm con. Đến bản thân mình họ cũng quên mất. Họ quên mất mình của thời thanh niên, trẻ trung năng động. Họ cũng không còn có được thời gian và cơ hội để gặp gỡ những mối quan hệ cũ. Nhưng lại ít có người đàn ông nào hiểu được tâm ý của vợ mình.
Đàn ông, nhiều người thường tỏ ra mình mạnh mẽ, mình là trụ cột gia đình bằng cách dạy vợ. Và những trận đòn đôi khi lại để ngụy biện cho việc mình là đàn ông, phải cho vợ biết tay, phải cho vợ biết tôn ti trật tự, có trên có dưới. Vợ chồng yêu thương nhau, lấy nhau về là cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình, đâu phải để phân vai vế. Thế mà nhiều ông chồng vẫn nghĩ, mình phải là ông tướng trong nhà, thích sai vợ và có quyền đánh vợ khi vợ láo. Đối với bố mẹ mới nên dùng từ ‘láo’, với vợ chồng hoàn toàn không có. Có gì sai trái nên bảo ban nhau cùng sửa chữa.
Không phải tự nhiên mà người ta gọi đàn ông là 'phái mạnh' và phụ nữ là 'phái yếu'. Nếu công bằng mà nói, trong một trận chiến vũ lực, liệu có mấy người là phái yếu mà chiến thắng được phái mạnh. Và nếu, những kẻ tự cho mình là 'phái mạnh' ấy lại giơ đòn nặng với người phụ nữ thì quả thật, chẳng ai có thể khen ngợi họ dù họ có đúng đi chăng nữa. Trong một cuộc chiến cũng vậy thôi, kẻ mà người ta nhìn thấy rõ ràng là anh ta mạnh hơn lại thắng kẻ yếu hơn mình thì chẳng có gì đáng ca ngợi cả.
Một người đàn ông sẽ chẳng có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, sung túc nếu không có người phụ nữ bên cạnh. Thử ở vậy một mình, thử gà trống nuôi con xem, khi đó các anh sẽ biết vai trò của người vợ quan trọng thế nào. Nên, một điều cuối cùng các anh chồng nên nhớ là, không bao giờ và tuyệt đối đừng bao giờ đánh vợ dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Đánh vợ là hèn, chứ chẳng phải là để thể hiện bản lĩnh, sự oai phong giống như các anh chồng vẫn tự huyễn hoặc đâu. Nếu các anh giỏi, các anh đừng dạy vợ bằng nắm đấm.
- Này, anh dám đánh tôi à? Anh không không nhớ từng thề thốt với tôi rằng, cả đời này anh sẽ không bao giờ đánh tôi sao?
- Thề chỉ là thề, còn láo thì vẫn phải đánh
- Thế hóa ra anh là kẻ ăn không nói có
“Bốp”, lại một cái tát như trời giáng xuống mặt chị. Chị vợ không làm gì được, cũng đành ngậm đắng nuốt cay, chả lẽ lại đánh lại chồng. Những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra, đầy uất ức.
Vợ chồng chị cãi nhau đã chẳng còn là chuyện lạ lẫm gì đối với hàng xóm láng giềng. Nhưng có gì thì vợ chồng thường đóng cửa bảo nhau, nên sau những câu cãi vã là chuyện gì người ta cũng không biết. Chỉ là lần này, anh đã tát chị ngay trước sân, để bao nhiêu người nghe thấy tiếng khóc của chị. Nhưng chẳng ai can thiệp, vì đó không phải chuyện của người ta.
Tôi cũng thường nhắc chồng tôi rằng, đàn bà dù có thế nào thì đàn ông cũng không nên đánh họ. Vì nếu như chồng giơ tay lên tát vợ được một lần thì sẽ có những lần sau. Tôi đã thống nhất với chồng, nếu như anh đánh tôi một lần, chỉ cần một lần duy nhất thôi, nhất định tôi sẽ không nhân nhượng. Và chuyện gì xảy ra sau đó thì anh đừng trách tôi vô tình. Vợ chồng cãi nhau thế nào cũng được, tranh luận thế nào cũng được nhưng dùng vũ lực thì nhất định không thể.
Tôi cũng thường nhắc chồng tôi rằng, đàn bà dù có thế nào thì đàn ông cũng không nên đánh họ. (ảnh minh họa)
Chồng tôi cũng đồng ý như vậy. Và anh cho rằng, đàn ông mà đánh phụ nữ là hèn. Chẳng biết ai đúng ai sai, chỉ cần nhìn gương mặt thâm tím của người vợ là người khác có thể phán xét không hay về các anh chồng. Ai bảo các anh sinh ra là phái mạnh. Phái mạnh thì vĩnh viễn không được ra đòn với phái yếu.
Người ngoài cũng khó can thiệp vào những chuyện như thế này. Vì bản thân người vợ cũng không muốn làm to chuyện khi mà gia đình họ vẫn còn là một ‘mái ấm’. Vì sao những câu chuyện bạo lực vẫn tiếp diễn, lý do chính là bởi người vợ. Họ thường cam chịu, thường nói dối khi bị phát hiện. Họ nghĩ, nhẫn nhịn là tốt nhất, sống vì con là hơn hết. Nhưng các ông chồng nào hiểu điều đó, họ càng được đà càng lấn tới.
Sự hi sinh của người phụ nữ với gia đình là vô cùng lớn lao. Lấy chồng, phục vụ nhà chồng, chăm chồng, sinh con cho chồng. Rồi họ lại quần quật tối ngày vào bếp nấu nướng, lại chăm con. Đến bản thân mình họ cũng quên mất. Họ quên mất mình của thời thanh niên, trẻ trung năng động. Họ cũng không còn có được thời gian và cơ hội để gặp gỡ những mối quan hệ cũ. Nhưng lại ít có người đàn ông nào hiểu được tâm ý của vợ mình.
Một người đàn ông sẽ chẳng có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, sung túc nếu không có người phụ nữ bên cạnh. (ảnh minh họa)
Đàn ông, nhiều người thường tỏ ra mình mạnh mẽ, mình là trụ cột gia đình bằng cách dạy vợ. Và những trận đòn đôi khi lại để ngụy biện cho việc mình là đàn ông, phải cho vợ biết tay, phải cho vợ biết tôn ti trật tự, có trên có dưới. Vợ chồng yêu thương nhau, lấy nhau về là cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình, đâu phải để phân vai vế. Thế mà nhiều ông chồng vẫn nghĩ, mình phải là ông tướng trong nhà, thích sai vợ và có quyền đánh vợ khi vợ láo. Đối với bố mẹ mới nên dùng từ ‘láo’, với vợ chồng hoàn toàn không có. Có gì sai trái nên bảo ban nhau cùng sửa chữa.
Không phải tự nhiên mà người ta gọi đàn ông là 'phái mạnh' và phụ nữ là 'phái yếu'. Nếu công bằng mà nói, trong một trận chiến vũ lực, liệu có mấy người là phái yếu mà chiến thắng được phái mạnh. Và nếu, những kẻ tự cho mình là 'phái mạnh' ấy lại giơ đòn nặng với người phụ nữ thì quả thật, chẳng ai có thể khen ngợi họ dù họ có đúng đi chăng nữa. Trong một cuộc chiến cũng vậy thôi, kẻ mà người ta nhìn thấy rõ ràng là anh ta mạnh hơn lại thắng kẻ yếu hơn mình thì chẳng có gì đáng ca ngợi cả.
Một người đàn ông sẽ chẳng có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, sung túc nếu không có người phụ nữ bên cạnh. Thử ở vậy một mình, thử gà trống nuôi con xem, khi đó các anh sẽ biết vai trò của người vợ quan trọng thế nào. Nên, một điều cuối cùng các anh chồng nên nhớ là, không bao giờ và tuyệt đối đừng bao giờ đánh vợ dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Đánh vợ là hèn, chứ chẳng phải là để thể hiện bản lĩnh, sự oai phong giống như các anh chồng vẫn tự huyễn hoặc đâu. Nếu các anh giỏi, các anh đừng dạy vợ bằng nắm đấm.
Theo Khám phá