Đằng sau những căn nhà bạc tỷ ở 'làng xuất khẩu lao động' Hà Tĩnh: Nước mắt, trốn chạy và phận người nằm lại nơi xứ xa
"Chỉ vừa kịp nhìn mặt mẹ đã khóc, mẹ không khóc thì con khóc rồi lại cúp máy đắp chăn khóc một mình. Nhủ lòng với mẹ rằng con muốn về nhà, con sẽ về một ngày gần nhất…"
Những đứa trẻ lớn lên trong nhà bạc tỷ, không biết mặt mẹ cha
Làng xuất khẩu Xuân Liên những năm gần đây phất lên trông thấy sau khi làn sóng xuất khẩu lao động sang nước ngoài rầm rộ. Nhà cửa đồ sộ mọc san sát, xe ô tô, xe máy đắt tiền ngày một nhiều. Nhiều người nhìn vào đó để ao ước, phấn đấu để đạt được.
Nhưng như lời ông Hoàng Văn Cát, Bí thư đảng ủy xã Xuân Liên chia sẻ, sự giàu lên trông thấy của việc đi xuất khẩu lao động cũng nảy sinh ra những chuyện khiến không ít người xót xa.
Nhiều cặp vợ chồng dắt nhau đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Con cái sinh ra được vài tháng, cứng cáp là để lại cho ông bà nuôi rồi lên đường xa xứ làm ăn.
Những căn nhà đồ sộ mọc lên nhờ tiền đi xuất khẩu lao động.
Bế người cháu nhỏ trong tay, bà Đồng (thôn Cam Lâm, xã Xuân Liên) chia sẻ khu vực bà đang sống giờ chỉ còn các người già lớn tuổi và trẻ nhỏ ở nhà. Các lao động chính, thanh niên đều đã ra nước ngoài. Bà là một trong số rất nhiều ông bà ở nhà trông cháu cho các cho đi làm ăn xa.
"Có gia đình bố mẹ đi làm ăn từ khi con chưa được một tuổi, đi mấy năm mới về. Hàng tháng bố mẹ đều gửi tiền về cho ông bà chăm sóc", bà Đồng chia sẻ.
Bà Đồng cho hay, ở xã, người lớn và thanh niên đã đi nước ngoài gần hết, ở nhà chủ yếu là ông bà già và trẻ em.
Tiếp câu chuyện, ông Cát cho hay ở xã này nhiều người đi xuất khẩu đều lập gia đình và đã có con. Họ để lại cho ông bà, nhiều năm mới về, vì vậy trẻ lớn lên trong vòng tay ông bà mà thiếu đi tình thương cha mẹ.
"Số gia đình để con em ở nhà rồi sang nước ngoài làm việc rất nhiều, đặc biệt là các cháu nhỏ. Hàng tháng họ gửi tiền về cho ông bà chăm sóc con. Có trường hợp, ngày rời Việt Nam, mẹ khóc hết nước mắt vì thương con còn quá nhỏ, nhưng rồi cũng đành phải chấp nhận xa con, tha phương vì cuộc sống mưu sinh.
Để bù đắp cho các con, những ông bố, bà mẹ xa quê thường mua sắm rất nhiều thứ cho con mình như sữa ngoại, đồ chơi ngoại.
Các em được chăm lo đầy đủ về vật chất, duy chỉ có một điều là thiếu đi vòng tay chăm sóc trực tiếp từ người bố, người mẹ của mình. Ở đây, mỗi lúc các trường mầm non, tiểu học tan lớp, các cháu nhỏ đều được các bà các ông đón về, ít cháu có bố mẹ đến đón", ông Cát chia sẻ.
Theo lời ông Cát, ở xã này chuyện các cặp vợ chồng để lại con nhỏ sang nước ngoài làm việc rất nhiều.
Có những cháu nhỏ lớn lên trong ngôi nhà khang trang nhưng lại chẳng nhớ nổi mặt mẹ cha.
Cũng có không ít những căn nhà hàng trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ nhưng quanh năm hiu quạnh, không ai ở bởi chủ nhà còn đang tận trời tây. Họ kiếm được tiền rồi về nước xây nhà xong tiếp tục đi.
Xuân Liên không thiếu những ngôi nhà làm từ tiền xuất khẩu, xong chủ nhà tiếp tục đi nên ngôi nhà đóng cửa nhiều năm không ai ở.
Ít ai biết rằng, trong hàng ngàn người đi nước ngoài lao động, vẫn có nhiều trường hợp thiếu may mắn, gánh trên mình những món nợ khổng lồ.
Ở Xuân Liên nói riêng, ở Nghi Xuân nói chung nhiều gia đình nghèo khó cũng liều mình vay nợ ngân hàng số tiền hàng trăm triệu đồng.
Nhưng có trường hợp, hàng trăm triệu đồng ấy rơi vào tay những đối tượng được gọi là "cò" là "môi giới", giấc mơ làm giàu đã tắt khi con em họ chưa đặt chân tới nơi mong muốn được đến.
Mong muốn có những căn nhà khang trang, nhiều gia đình không may mắn khi giấc mơ xuất khẩu trời Âu tan vỡ, còng lưng trả món nợ hàng trăm triệu.
Và rồi vốn đã nghèo nay gánh thêm khoản nợ khổng lồ, cuộc sống của các gia đình ấy lại thêm phần cơ cực. May mắn hơn những người bị môi giới lừa, một số người đi xuất khẩu sang được bên đó nhưng công việc không thuận lợi, họ đành trốn ra ngoài, nhưng chưa kịp làm gì đã bị cảnh sát bắt giữ. Để có thể về nước, gia đình họ phải chuyển số tiền hàng trăm triệu sang nộp phạt.
"Có những trường hợp, sang làm việc được một thời gian, con em gặp nạn, mất sức lao động phải trở về nước khi nợ chưa trả xong. Buồn hơn, có những trường hợp gặp nạn, phải bỏ mạng nơi xứ người.
Đi nước ngoài cũng là một canh bạc, cần sự may mắn chứ không phải cứ sang là làm giàu được.
Người nào vận đen thì gia đình đó rơi vào bước đường cùng luôn. Ở huyện này, có rất nhiều người rơi nước mắt vì những chuyện này, con mất nơi xứ người, nhà nghèo nay số nợ hàng trăm triệu đồng không thể trả nổi, cũng tội lắm", ông Cát chia sẻ.
Ông Cát nói về những trường hợp xuất khẩu lao động không thành, phải chịu số nợ khổng lồ.
Đằng sau những con số "biết nói" về hiệu quả kinh tế mà nhiều người bỏ lại con cái ra đi để mong đổi đời, nhiều gia đình đã không thể sum vầy với nhau.
Trẻ em ở đây lớn lên trong vòng tay ông bà, đầy đủ mọi thứ trừ vòng tay bố mẹ.
Làm ngày, làm đêm, phía sau tờ đô gửi về là nước mắt
"Đài Loan là giấc mơ có thật" của Hoàn (29 tuổi, trú tại Nghi Xuân), giấc mơ ấy của nam thanh niên là đặt chân sang miền đất này để làm việc, kiếm tiền giúp gia đình bớt khó khăn.
Cũng như những người bạn cùng trang lứa, học hết cấp 3, Hoàn được cha mẹ vay mượn số tiền gần 200 triệu đồng để sang Đài Loan làm việc.
Công trường “ước mơ” - nơi làm việc nặng có nhiều lao động Việt Nam. Ảnh NVCC
Ngày Hoàn rời xa quê hương để theo đuổi giấc mơ, nhiều hàng xóm đến nhà chúc mừng, thì thầm với nhau rằng gia đình anh sắp "phất" lên rồi. Trong tâm thức, nam thanh niên này chỉ nghĩ rằng sẽ cố gắng làm việc để kiếm thật nhiều tiền.
Nhưng bao háo hức, chờ đợi của Hoàn về một công việc như mơ dần tiêu tan khi anh vừa đặt chân đến nơi xứ người.
Hình ảnh sống như trại tỵ nạn mà Hoàn đã trải qua những ngày đầu sang Đài Loan. Ảnh NVCC
Công việc trong công ty giới thiệu cho anh sang làm ăn bấp bênh, không có việc cố định nên lương tháng của anh trừ chi phí ăn uống, chi tiêu cá nhân… chẳng đáng là bao.
Nỗi lo dần hiện hữu, áp lực tiền nợ ngân hàng ở quê nhà khiến Hoàn bắt đầu nghĩ đến làm việc khác kiếm tiền.
"Nếu chỉ chờ vào lương công ty thì không có tiền gửi về nhà, thất nghiệp lương cũng chỉ bằng công ty trong nước. Tôi và nhiều người cùng cảnh ngộ phải liều mình ra ngoài làm thêm để có thêm tiền.
Ra ngoài công việc gì cũng phải làm, không từ một cái nào cả, làm ngày làm đêm, tiền công thì ít nhưng cũng phải nhắm mắt cho qua. Tôi vỡ mộng sau mấy tháng sang bên này, không như tôi từng nghĩ, nó còn khổ hơn ở nhà, nhiều lúc tủi thân chỉ biết khóc", Hoàn nói.
Lao động Việt sau những giờ làm trên công ty phải tranh thủ đi làm thêm để có tiền gửi về quê. Công việc họ làm đều là công việc nặng nhưng chẳng ai có lựa chọn, có việc làm đã là may mắn. Ảnh NVCC
Quyên (26 tuổi) cô gái có 4 năm làm việc tại Đài Loan chia sẻ, cô và bạn bè vẫn thường nói đùa với nhau rằng: "Nắng xứ Đài chôn vùi tuổi trẻ".
4 năm làm việc ở xứ người, Quyên không nhớ mình đã làm bao nhiêu việc, bao lần gục dưới cánh đồng, ốm nặng mà không được nghỉ.
Cô gái nói sang nơi này hay nước nào cũng vậy, mỗi người may mắn mới có được công việc tạm ổn, còn lại đều phải tự thân vận động.
Hình ảnh khiến nhiều gia đình có con em đi lao động xót xa. Ảnh NVCC
Cũng như hàng ngàn người khác, một thời gian sau khi sang đây Quyên phải ra ngoài làm thêm vì làm chính không ăn thua.
"Sang đây không làm thêm là không có tiền, nói thật là khổ đủ đường, cơm ăn không được vì không hợp, bị họ đối xử không ra gì, công việc nặng nhọc, làm nhiều giờ không được nghỉ.
Đêm làm đến sáng về phòng chợp mắt được vài tiếng lại ra đồng nhổ cỏ thuê, dọn nhà thuê, đi trồng khoai tây, trồng khoai môn… Ít ai biết được cuộc sống chúng tôi như vậy, không ai có thể quên được", Quyên kể.
Đã làm việc ở Hàn Quốc một thời gian dài, Hải (23 tuổi, tên đã thay đổi, trú tại huyện Nghi Xuân) mong muốn trở về thăm quê nhà nhưng vẫn chưa thể về được. Phần vì công việc nhiều, phần tiền đi lại rất tốn kém.
Bàn tay công nhân làm việc nơi xứ Đài.
Những ngày đầu đến với xứ sở kim chi, không phải niềm vui sướng, hân hoan mà là sự nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Ngoài những giờ làm việc quần quật trên công trường, Hải trở về căn phòng nhỏ, sống một mình không có người quen biết.
Cuối năm, những ngày cận Tết là lúc mà Hải và những người con xa quê buồn tủi nhất. "Tết bên này cũng có tổ chức, gọi một vài người cùng quê, không thì cùng nước đến ngồi nói chuyện với nhau cho đỡ buồn. Nhưng rồi khi ai về nhà nấy, một mình, nhớ gia đình lắm, cứ nằm nghĩ bố mẹ các em làm gì ở nhà, đón Tết ra sao.
Những hình ảnh khổ cực của lao động việt ở nước ngoài. Ảnh NVCC
Mấy năm nơi xứ người cứ đến Tết là thế, gia đình người ta sum vầy có bố mẹ, mình lại một mình nơi đây.
Muốn gặp mẹ thì cũng chỉ biết gọi qua điện thoai, mà có phải lúc nào cũng gọi được đâu, thời gian làm việc hết rồi. Ai biết được phía sau đồng tiền chúng tôi gửi về quê phải trả giá nhường nào.
Có những lúc chỉ muốn cầm điện thoại gọi video về gặp bố mẹ nói chuyện mấy câu. Nhưng chỉ vừa kịp nhìn mặt mẹ đã khóc, mẹ không khóc thì con khóc rồi lại cúp máy đắp chăn khóc một mình. Nhủ lòng mình với mẹ rằng con muốn về nhà, con sẽ về một ngày gần nhất…", Hải nghẹn ngào.
Cuộc sống khó khăn của các lao động Việt Nam bên xứ người. Ảnh NVCC
Những cuộc chạy trốn trong nỗi sợ hãi cùng cực
Quyên kể với chúng tôi lao động ở Đài Loan, việc chạy trốn cảnh sát nước này là chuyện cơm bữa.
Ở nước này, người lao động chui khá nhiều, những người này nằm trong diện truy bắt của cảnh sát. Hàng tháng cảnh sát tổ chức nhiều đợt truy bắt, họ phải sống chui lủi, ẩn mình để mong thoát nạn.
Quyên, một nữ lao động sang Đài Loan phải làm nhiều việc để có tiền sinh sống và gửi về nhà trả nợ. Ảnh NVCC
Dù làm việc hợp pháp trong công ty nhưng những giờ làm thêm, Quyên với bạn bè cũng phải trốn chạy cảnh sát, bởi bị bắt lại cô sẽ bị phạt số tiền rất lớn và bị trục xuất về nước.
Bản thân cô cũng không nhớ nổi bao lần phải chạy thục mạng vì bị cảnh sát đuổi. Những lúc như thế, ngoài sợ hãi và nước mắt cô chẳng biết phải làm gì.
"Bao lần tôi đang ngồi rửa bát phải thả đống bát rơi vãi giữa nền nhà, bỏ cả chiếc chảo chiên cơm hốt hoảng chạy đi trốn.
Lúc ấy, chẳng nghĩ được gì ngoài việc chạy thật nhanh, phải thoát được công an. Gặp nơi nào trốn nơi đó, gầm giường, đống phế liệu, nhà vệ sinh…
Tôi vẫn nhớ mấy lần thấy còi xe công an vội chạy vào nhà vệ sinh chốt cửa trốn, ngồi khóc một mình. Chỉ đến khi bà chủ nhà vào gõ cửa báo công an đi mới dám ra làm lại.
Lao động chui thì không nói, chúng tôi làm hợp pháp nhưng lương không đủ sống phải ra ngoài làm thêm cũng chịu bao nhiêu nguy hiểm.
Có người chạy trốn bị công an bắt hoặc gặp nạn, bị tàn tật thậm chí là mất mạng. Xứ người nguy hiểm, chua xót vậy đó. Có những người bạn hôm nay còn đi làm, còn vui vẻ với mình nhưng ngày mai thôi đã bị cảnh sát bắt lại", cô nói.
Cô gái kể, không biết bao nhiêu lần cô đã phải chạy trốn cảnh sát để thoát bị bắt.
Những phận người vĩnh viễn nằm lại nơi xứ lạ
Đã mấy tháng trôi qua, Vinh (20 tuổi, trú huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và gia đình vẫn chưa thể hết đau buồn khi người anh trai mất bên Đài Loan.
Những lao động bất hợp pháp ở Đài Loan chạy trốn cảnh sát nhưng vẫn bị bắt giữ. Ảnh Hội người Việt tại Đài Loan.
Xóm nghèo nơi gia đình Vinh sống có nhiều người theo con đường xuất khẩu, bởi đó là con đường thoát nghèo nhanh nhất.
Gia đình Vinh cũng vay mượn cho em và người anh trai đi Đài Loan lao động. Ngày xa gia đình, hai anh em Vinh nhắn nhủ nhau sang xứ người phải thật chăm chỉ làm việc, kiếm tiền đề phụ giúp bố mẹ nuôi em ăn học, giúp gia đình bớt khổ.
Thời gian trôi qua, cả hai anh em Vinh đều chăm chỉ làm việc, chắt chiu từng đồng để gửi về gia đình. Nhưng rồi nỗi đau ập đến với gia đình Vinh, anh trai cậu trong một đêm đi làm việc về bị bệnh đột ngột, vĩnh viễn ra đi.
Vinh (bên trái) vừa trải qua nỗi đau khi anh trai cậu mất bên Đài Loan.
Nhận tin anh gặp nạn, Vinh vội vàng bắt tàu lên với anh, nghe tin những người Việt Nam bên đó cũng chạy đến.
"Khi đến anh đã mất, thi thể được để trong nhà xác, tin anh mất gia đình nghe được đều rất sốc và đau đớn.
Một mình em ở lại đó với anh, tròn một tháng trong nhà xác lạnh lẽo thi thể anh em mới được đưa về quê nhà để an nghỉ. Cuối cùng em cũng đưa được anh về với mẹ.
Một tháng trời đó em không bao giờ quên, anh mới hôm trước còn nói chuyện, động viên nhau vậy mà ra đi đột ngột quá. Cũng là từng đó thời gian, bố mẹ em ở nhà không đêm nào chợp mắt, khóc cạn nước mắt chờ em đưa anh về.
Em không bao giờ quên được nỗi đau này, cũng vì hoàn cảnh chứ đâu ai muốn sang đó đâu anh, ai chả muốn bên gia đình, bên bố mẹ", Vinh nói.
Vinh nói rằng, để có được đồng tiền gửi về gia đình cậu và rất nhiều người con xa xứ phải đánh đổi nước mắt, thậm chí là tính mạng.
Ít ai biết nỗi đau Vinh trải qua nhiều người cũng đã từng trải qua, giấc mơ thoát nghèo chưa thực hiện đã vội tắt. Hằng năm, có đến hàng trăm lao động Việt Nam tử vong khi đi làm việc ở nước ngoài.
Những cái chết đến bất ngờ, nhiều người đã không thể trở về với quê hương.
Nhưng như lời vị Bí thư đảng ủy xã Xuân Liên từng nói, không đi xuất khẩu không biết lấy gì mà ăn.
Xuất khẩu lao động sẽ còn tiếp diễn và những rủi ro dù đã nhìn thấy trước mắt nhưng nhiều người vẫn sẽ chấp nhận đánh đổi để mong có cuộc sống tốt hơn.
Theo Nhịp Sống Việt
-
2 giờ trướcTrong phút “cuồng ghen”, nữ sinh viên đại học đã dùng dao đâm 1 nhát trúng ngực trái bạn trai, khiến nạn nhân tử vong. Bị đâm, nạn nhân nói: “Được rồi bình tĩnh lại, anh xin lỗi”.
-
3 giờ trướcNgày 24/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thông tin nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người chết, 20 người nhập viện sau khi dự tiệc tại trung tâm hội nghị.
-
4 giờ trướcTrước lời khai của cựu cán bộ công an bị cáo buộc phạm tội Che giấu tội phạm trong vụ "chuyến bay giải cứu giai đoạn 2", HĐXX ngắt lời và nói "bị cáo cũng giúp chạy một vài giấy cấp phép chuyến bay... Bởi thế đừng tưởng thích khai thế nào cũng được".
-
4 giờ trướcNam rapper kết hợp với vợ cũ để lừa đảo chạy án, chiếm đoạt của người bạn học cũ số tiền 1,8 tỷ đồng.
-
7 giờ trướcTheo luật sư, hành vi của người vợ nhận lái thay chồng khi xảy ra tai nạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành.
-
7 giờ trướcVì mâu thuẫn khi va chạm giao thông, nhóm tài xế, phụ xe hỗn chiến với nhau bằng tay chân, tuýp sắt và lái ô tô tải rượt đuổi nhau trên đường phố.
-
8 giờ trướcChỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt người đàn ông ở Phú Yên đổ xăng đốt làm mẹ ruột bị thương tích 88%.
-
8 giờ trướcTrước những thông tin của phụ huynh học sinh tỉnh Phú Thọ phản ánh về hiện tượng dạy thêm, học thêm trái quy định, Sở GD-ĐT Phú Thọ đã có chỉ đạo liên quan.
-
9 giờ trướcTân Thủ tướng Pháp François Bayrou vừa công bố chính phủ mới, với hy vọng chính quyền của ông có thể tránh được một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khác của Quốc hội đang chia rẽ sâu sắc.
-
9 giờ trướcBộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân nước này không nên đến Belarus, còn những người đang ở quốc gia Đông Âu nên rời đi ngay lập tức.
-
9 giờ trướcDo làm ăn thua lỗ, Đặng Thị Liên đưa thông tin gian dối về thửa đất ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị) để lừa của bị hại số tiền 1,2 tỷ đồng.
-
10 giờ trướcNgười dân tại ngõ 30, phố Tạ Quang Bửu (Hà Nội) hoảng hốt phát hiện một người đàn ông nằm bất động dưới đất. Khi lại gần, nhiều người phát hiện nạn nhân đã tử vong.
-
10 giờ trướcTại phiên tòa xét xử 17 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, sáng 24/12, HĐXX đã dành thời gian để thẩm vấn nhóm người bị cáo buộc đã có hành vi đưa và nhận hối lộ.
-
10 giờ trướcHôm nay (24/12), công an vào cuộc điều tra, làm rõ việc 2 người đàn ông vào trường học ở TP Nha Trang, lôi nữ giáo viên ra sân trường và lăng mạ, làm nhục.
-
10 giờ trướcĐang dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân ở Khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang bị xe khách lùi trúng và cán chết thương tâm.
-
12 giờ trướcLê Thị Huỳnh Như ở Đồng Nai mạo danh nhân viên ngân hàng, lừa vay 2 nạn nhân với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng để chiếm đoạt.
-
12 giờ trướcXe container chạy trên cao tốc TPHCM - Long Thành bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt khiến giao thông qua khu vực theo hướng đi Đồng Nai bị ùn tắc khoảng 5km.
-
12 giờ trướcBão số 10 (tên quốc tế Pabuk) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới. Tuy ít ảnh hưởng đến đất liền nhưng hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây mưa lớn nhiều nơi từ Đà Nẵng vào phía nam.
-
13 giờ trướcNhà sản xuất "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai" được yêu cầu giải trình vì cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp sau thành công rực rỡ của concert tại Hưng Yên và được Thủ tướng đánh giá cao, cho rằng cần nhân rộng mô hình này.
-
14 giờ trướcCựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, 78 tuổi, được đưa vào một bệnh viện ở thủ đô Washington DC.
Tin tức mới nhất
-
3 giờ trước