Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?

Không chỉ riêng Việt Nam mà Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên cũng có ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch.

Việt Nam

Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại cho cây trồng. Người ta tin rằng, khi ăn món đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Vào ngày này, người Việt Nam thường ăn ít nhất một bát rượu nếp, sau đó có thể ăn bánh tro, rồi đến trái cây như: Mận, sấu, đào, roi,... Người xưa cho rằng, ăn rượu nếp để cho sâu bọ say, sau đó những trái cây sẽ làm cho chúng chết.

Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?-1

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, ngày 5/5. Trái ngược với Việt Nam, ngày này ở Trung Quốc thường được tổ chức khá long trọng và mang một ý nghĩa khác, sâu sắc hơn.

Ở đất nước này, ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm là ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và nhiều nơi đã diễn ra nhiều hoạt động dân gian như đua thuyền rồng, ăn bánh chưng…

Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?-2
Lễ hội đua thuyền rồng

Cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người thường quét dọn nhà cửa sạch sẽ, treo lá cây ngải cứu và lá cây thạch xương bồ - thực vật có tác dụng xua đổi sâu bọ lên hai bên cánh cửa, uống rượu hùng hoàng để giết vi khuẩn, phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Những thiếu nữ khéo tay còn thêu và làm túi thơm, bỏ thảo mộc vào túi, rồi mang theo người như để xua đuổi sâu bọ, rắn rết côn trùng.

Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?-3
Đeo túi thơm bên người

Hàn Quốc và Triều Tiên

Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc được gọi là Dano. Hội Liên Hiệp Quốc đã công nhận Tết đoan ngọ vào ngày 5/5 là Di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc.

Ngày 5/5 được coi là một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất, cùng với Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Lý giải cho việc coi đây là một lễ hội lớn, người ta cho rằng, con số 5 là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng. Đây cũng là ngày người dân hai nước cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại.

Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?-4
Các lễ hội truyền thống được diễn ra vào ngày này

Do vậy, Tết Đoan ngọ là dịp để mọi người dân Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức nấu những món ăn truyền thống với mục đích giữ sức khỏe vào dịp đầu hè.

Vào ngày nay, phụ nữ và trẻ em thường mặc bộ trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ và chơi những trò chơi dân gian vào ngày lễ này.

Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?-5Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?-6
Phụ nữ và trẻ em tắm gội bằng lá cây diễn vi

Nhật Bản

Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản còn được coi là ngày lễ dành cho các bé trai với tên gọi Kodomo no hi. Vào dịp này, người Nhật thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn”.

Vì thế, cứ tới đầu tháng 5, Nhật Bản lại rợp rời cá chép tung bay trong gió. Thông thường mỗi nhà sẽ treo từ 3 hoặc 5 cờ, với 5 màu chủ đạo là: Xanh lam, đỏ, đen, xanh lá, xanh tím.

Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?-7

Vào ngày này, người Nhật sẽ làm bánh Mochi gói trong lá sồi để cúng và ăn trong dịp lễ này. Cùng với đó, họ còn làm các món ăn hình cá chép để cầu chúc và mong muốn cho con mình được mạnh khỏe và phát triển tốt.

Dạo một vòng xem văn hóa đón Tết Đoan Ngọ của các nước Châu Á ra sao?-8

Nami (Tổng hợp)
Theo VietNamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/van-hoa-don-tet-doan-ngo-cua-cac-nuoc-chau-a-n-265412.html

Tết đoan ngọ

Tin tức mới nhất