Tại sao bạn nên đặt tỏi dưới gối trước khi ngủ?
Theo Healthylifetricks, trong tỏi chứa những hoạt tính mạnh mẽ giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau như các vấn đề bệnh gan, ngăn ngừa rụng tóc, làm sạch động mạch, làm sạch máu, giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cúm… Tỏi cũng vô cùng hữu ích trong việc chữa trị nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Lịch sử kể lại rằng, người Ai Cập nhai tỏi sống thường xuyên trong quá trình xây dựng kim tự tháp, có lẽ là nhờ tỏi có tính kháng sinh, chống viêm và phòng chống được vô số bệnh nguy hiểm. Hợp chất allicin chứa trong tỏi hoạt động rất mạnh mẽ để phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau. Bạn nên thường xuyên ăn tỏi sống, có thể ở dạng nghiền nhỏ nhưng đừng nấu chín vì sẽ không còn khả năng phòng chống bệnh tật như khi còn sống. Đó chính là lý do bạn nên nghiền nát, để khoảng 15 phút rồi ăn bình thường. Bạn có thể thêm một số loại dầu thực vật, rau mùi tây để loại bỏ mùi hăng của tỏi tốt nhất.
Bạn có biết nhiều người ở một số quốc gia thường đặt tỏi dưới gối trước khi ngủ? Đây chính là một cách cực hiệu quả giúp họ cải thiện giấc ngủ, một số khác lại cho rằng việc này giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong tâm hồn khi ngủ bắt nguồn từ nguyên nhân ô nhiễm thực phẩm, do đó giúp họ ngủ ngon hơn. Cách thực hiện rất đơn giản: bạn chỉ cần đặt một nhánh tỏi trong túi áo hoặc dưới gối của mình và đặt đầu xuống ngủ đúng tư thế.
Đông y nói gì về việc đặt tỏi dưới gối trước khi ngủ?
Theo lương y Bùi Hồng Minh (phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tỏi chính là một vị thuốc chữa bệnh. Tỏi có tên gọi khác là đại toán, thành phần chủ yếu là tinh dầu bao gồm nhiều chất allicin, vitamin A, B1, B2. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun…
“Tỏi giúp giảm cholesterol, huyết áp, kích thích hệ miễn dịch, có tác dụng kháng sinh mạnh mẽ. Tỏi chữa tiêu hóa kém, ho, viêm phế quản mãn tính, tăng huyết áp, bệnh lị, ngộ độc thực phẩm do ăn cua, chữa bệnh thủy thũng, tiểu tiện khó... Nói chung, ăn tỏi rất có lợi cho sức khỏe. Liều dùng mỗi ngày từ 5-15 g”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
Về việc đặt tỏi dưới gối trước khi đi ngủ có tác dụng cải thiện giấc ngủ, theo chuyên gia Đông y, đây hoàn toàn là cách chữa bệnh có căn cứ. “Tỏi có tác dụng hành khí. Khi khí huyết lưu thông, bạn sẽ ăn tốt, ngủ tốt, giảm những nơi đau nhức trên cơ thể rất hiệu quả, ổn định huyết áp. Khi đặt tỏi dưới gối ngủ, khí của tỏi có tính chất sát trùng, diệt một số vi khuẩn. Chỉ một lượng nhỏ tỏi trong không khí cũng có thể giúp không khí tại khu vực, tránh được ô nhiễm, tạo điều kiện cho bạn ngủ ngon hơn”, ông Minh giải thích.
Tuy nhiên, điều này cần căn cứ vào khoảng cách tiếp xúc giữa cơ thể và tỏi. Nếu gối dày quá, tỏi để xa cơ thể quá không thể phát huy những hiệu quả chữa bệnh như mong đợi được.
Theo ông, tỏi đặc biệt hữu ích đối với phụ nữ, không chỉ chăm sóc giấc ngủ hiệu quả hơn mà còn giúp chữa một số bệnh phụ nữ bằng cách ăn tỏi, sử dụng dung dịch nước tỏi. Song, vị thuốc này lại có nhược điểm là mùi hắc rất mạnh, có thể gây mùi hôi cho cơ thể, gây khó chịu cho người đối diện nên ít được ưa chuộng.
Ngoài ra, tỏi rất tốt nhưng bạn cần sử dụng với liều dùng vừa phải, theo hướng dẫn của lương y. Không nên lạm dụng tỏi vì dùng quá nhiều sẽ gây hại khí, gây phản tác dụng, không tốt cho sức khỏe. Cụ thể là bạn rất dễ bị mất khí, tan huyết. Do đó dù là ăn sống hay uống rượu tỏi cũng nên dùng với lượng vừa phải. Tỏi nấu chín sẽ không phát huy được tác dụng chữa bệnh hiệu quả như trên đã nói. Trước khi sử dụng nên đập dập tỏi sẽ giúp tinh dầu trong tỏi vỡ ra và cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Dưới đây, lương y Bùi Hồng Minh sẽ chia sẻ thêm một số bài thuốc chữa bệnh hay, hiệu quả, dễ thực hiện từ tỏi:
- Chữa bệnh kiết lỵ: Ăn 15 g tỏi sống hoặc ép lấy nước tỏi để uống sẽ giúp chữa khỏi bệnh kiết lỵ.
- Chữa viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, ngứa âm hộ, hậu môn, bị giun móc, giun kim: Tỏi 100 g bóc vỏ, giã nát. Lấy 1 lít nước sôi để nguội ngâm 24h, sau đó, trước khi đi ngủ thì lấy dung dịch này rửa vào âm đạo, hậu môn.
- Chữa trĩ ở hậu môn: Lấy 10ml nước (làm từ 100g tỏi ngâm 1 lít nước sôi) mỗi ngày thụt rửa hậu môn. Dùng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy giảm đi đáng kể bệnh trĩ.
- Chữa tăng huyết áp: Tỏi 10 g, rượu 40 độ, cho thêm nước sôi để nguội vào hỗn hợp này và ngâm trong vòng 24h. Sau đó lấy ra sử dụng 20-40 giọt mỗi ngày.
- Chữa cholesterol cao: 100g tỏi đập dập, ngâm trong 500ml rượu, để khoảng 5-10 ngày. Sau đó uống theo chu trình: ngày 1 uống 1 giọt, ngày 2 uống 2 giọt… như vậy đến ngày 10 uống 10 giọt là xong một liệu trình, sang ngày 11 lại bắt đầu uống 1 giọt…
- Chữa mụn nhọt (đối với những mụn mới hình thành, chưa có mủ): Đập tỏi, trộn mật ong đắp vào mụn và dùng gạc buộc lại.
Theo Healthylifetricks, trong tỏi chứa những hoạt tính mạnh mẽ giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau như các vấn đề bệnh gan, ngăn ngừa rụng tóc, làm sạch động mạch, làm sạch máu, giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cúm… Tỏi cũng vô cùng hữu ích trong việc chữa trị nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Lịch sử kể lại rằng, người Ai Cập nhai tỏi sống thường xuyên trong quá trình xây dựng kim tự tháp, có lẽ là nhờ tỏi có tính kháng sinh, chống viêm và phòng chống được vô số bệnh nguy hiểm. Hợp chất allicin chứa trong tỏi hoạt động rất mạnh mẽ để phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau. Bạn nên thường xuyên ăn tỏi sống, có thể ở dạng nghiền nhỏ nhưng đừng nấu chín vì sẽ không còn khả năng phòng chống bệnh tật như khi còn sống. Đó chính là lý do bạn nên nghiền nát, để khoảng 15 phút rồi ăn bình thường. Bạn có thể thêm một số loại dầu thực vật, rau mùi tây để loại bỏ mùi hăng của tỏi tốt nhất.
Bạn có biết nhiều người ở một số quốc gia thường đặt tỏi dưới gối trước khi ngủ? Đây chính là một cách cực hiệu quả giúp họ cải thiện giấc ngủ, một số khác lại cho rằng việc này giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong tâm hồn khi ngủ bắt nguồn từ nguyên nhân ô nhiễm thực phẩm, do đó giúp họ ngủ ngon hơn. Cách thực hiện rất đơn giản: bạn chỉ cần đặt một nhánh tỏi trong túi áo hoặc dưới gối của mình và đặt đầu xuống ngủ đúng tư thế.
Đông y nói gì về việc đặt tỏi dưới gối trước khi ngủ?
Theo lương y Bùi Hồng Minh (phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tỏi chính là một vị thuốc chữa bệnh. Tỏi có tên gọi khác là đại toán, thành phần chủ yếu là tinh dầu bao gồm nhiều chất allicin, vitamin A, B1, B2. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun…
“Tỏi giúp giảm cholesterol, huyết áp, kích thích hệ miễn dịch, có tác dụng kháng sinh mạnh mẽ. Tỏi chữa tiêu hóa kém, ho, viêm phế quản mãn tính, tăng huyết áp, bệnh lị, ngộ độc thực phẩm do ăn cua, chữa bệnh thủy thũng, tiểu tiện khó... Nói chung, ăn tỏi rất có lợi cho sức khỏe. Liều dùng mỗi ngày từ 5-15 g”, lương y Bùi Hồng Minh nói.
Về việc đặt tỏi dưới gối trước khi đi ngủ có tác dụng cải thiện giấc ngủ, theo chuyên gia Đông y, đây hoàn toàn là cách chữa bệnh có căn cứ. “Tỏi có tác dụng hành khí. Khi khí huyết lưu thông, bạn sẽ ăn tốt, ngủ tốt, giảm những nơi đau nhức trên cơ thể rất hiệu quả, ổn định huyết áp. Khi đặt tỏi dưới gối ngủ, khí của tỏi có tính chất sát trùng, diệt một số vi khuẩn. Chỉ một lượng nhỏ tỏi trong không khí cũng có thể giúp không khí tại khu vực, tránh được ô nhiễm, tạo điều kiện cho bạn ngủ ngon hơn”, ông Minh giải thích.
Tuy nhiên, điều này cần căn cứ vào khoảng cách tiếp xúc giữa cơ thể và tỏi. Nếu gối dày quá, tỏi để xa cơ thể quá không thể phát huy những hiệu quả chữa bệnh như mong đợi được.
Theo ông, tỏi đặc biệt hữu ích đối với phụ nữ, không chỉ chăm sóc giấc ngủ hiệu quả hơn mà còn giúp chữa một số bệnh phụ nữ bằng cách ăn tỏi, sử dụng dung dịch nước tỏi. Song, vị thuốc này lại có nhược điểm là mùi hắc rất mạnh, có thể gây mùi hôi cho cơ thể, gây khó chịu cho người đối diện nên ít được ưa chuộng.
Ngoài ra, tỏi rất tốt nhưng bạn cần sử dụng với liều dùng vừa phải, theo hướng dẫn của lương y. Không nên lạm dụng tỏi vì dùng quá nhiều sẽ gây hại khí, gây phản tác dụng, không tốt cho sức khỏe. Cụ thể là bạn rất dễ bị mất khí, tan huyết. Do đó dù là ăn sống hay uống rượu tỏi cũng nên dùng với lượng vừa phải. Tỏi nấu chín sẽ không phát huy được tác dụng chữa bệnh hiệu quả như trên đã nói. Trước khi sử dụng nên đập dập tỏi sẽ giúp tinh dầu trong tỏi vỡ ra và cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Tỏi rất tốt nhưng bạn cần sử dụng với liều dùng vừa phải. (Ảnh minh họa: Internet)
Dưới đây, lương y Bùi Hồng Minh sẽ chia sẻ thêm một số bài thuốc chữa bệnh hay, hiệu quả, dễ thực hiện từ tỏi:
- Chữa bệnh kiết lỵ: Ăn 15 g tỏi sống hoặc ép lấy nước tỏi để uống sẽ giúp chữa khỏi bệnh kiết lỵ.
- Chữa viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, ngứa âm hộ, hậu môn, bị giun móc, giun kim: Tỏi 100 g bóc vỏ, giã nát. Lấy 1 lít nước sôi để nguội ngâm 24h, sau đó, trước khi đi ngủ thì lấy dung dịch này rửa vào âm đạo, hậu môn.
- Chữa trĩ ở hậu môn: Lấy 10ml nước (làm từ 100g tỏi ngâm 1 lít nước sôi) mỗi ngày thụt rửa hậu môn. Dùng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy giảm đi đáng kể bệnh trĩ.
- Chữa tăng huyết áp: Tỏi 10 g, rượu 40 độ, cho thêm nước sôi để nguội vào hỗn hợp này và ngâm trong vòng 24h. Sau đó lấy ra sử dụng 20-40 giọt mỗi ngày.
- Chữa cholesterol cao: 100g tỏi đập dập, ngâm trong 500ml rượu, để khoảng 5-10 ngày. Sau đó uống theo chu trình: ngày 1 uống 1 giọt, ngày 2 uống 2 giọt… như vậy đến ngày 10 uống 10 giọt là xong một liệu trình, sang ngày 11 lại bắt đầu uống 1 giọt…
- Chữa mụn nhọt (đối với những mụn mới hình thành, chưa có mủ): Đập tỏi, trộn mật ong đắp vào mụn và dùng gạc buộc lại.
Theo Trí thức trẻ