Đặt vạn niên thanh ở đâu trong nhà?

Cây vạn niên thanh hợp với các mệnh tuổi trong ngũ hành. Lá cây có màu xanh, điểm trắng nên người mệnh Kim và mệnh Thủy trồng sẽ gặp lành, tốt cho công danh sự nghiệp. Đặc biệt nam/nữ tuổi Thìn rất hợp đặt chậu/bình vạn niên thanh ở hướng Đông Nam trong nhà, trên bàn làm việc để luôn hóa giải sát khí, may mắn, cát tường, luôn có ý chí vươn lên.

Theo ông Hà Thanh (Viện nghiên cứu ứng dụng Tiềm năng con người), những cây vạn niên thanh thủy canh, nhỏ trong nhà có mục đích trang trí nội thất thì nên đặt ở bàn làm việc, ô cửa sổ, treo ban công… chứ không nhất thiết phải xem phong thủy.

Đặt cây vạn niên thanh ở đâu trong nhà mới sai tài, đắc lộc, cả nhà may mắn?-1
Vạn niên thanh cây nhỏ không ảnh hưởng tới phong thủy. Ảnh minh họa.

Nhưng với những chậu cây vạn niên thanh lớn, trồng có cọc trụ để leo thì hầu hết sẽ ảnh hưởng tới phong thủy nơi đặt, vì vậy cần phải tính toán xem nên đặt ở hướng nào, góc nào trong nhà.

Nguyên tắc là nơi nào thiếu yếu tố Mộc trong ngũ hành thì mới phải đặt chậu cây vạn niên thanh vào đó. Hoặc đặt nơi tương sinh, tránh nơi tương khắc mới đặt vào. Để tính xem gia chủ có thiếu Mộc hay không, đặt với mục đích hóa giải phong thủy thì cần phải nhờ người thạo phong thủy tính toán giúp.

Đặt cây vạn niên thanh ở đâu trong nhà mới sai tài, đắc lộc, cả nhà may mắn?-2
Vạn niên thanh cây lớn thì nên xem phong thủy để đặt đúng vị trí cần thiết. Ảnh minh họa.

Vạn niên thanh là cây cảnh tốt cho cả phong thủy với đời sống, sức khỏe, tinh thần của gia chủ, giúp cho gia chủ hóa giải được các luồng khí xấu và đón phúc lộc vào nhà.

Những người hay phải làm việc với máy tính, máy phát ra bức xạ, điện thoại nên đặt chậu/bình vạn niên thanh trên bàn làm việc thì màu xanh của cây sẽ giúp cho bạn điều hòa mắt, giảm bớt đi tác hại xấu của bức xạ, tia tử ngoại, giúp tỉnh táo, minh mẫn hơn.

Muốn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, làm việc hiệu quả thì đặt chậu/bình vạn niên thanh trang trí nội thất trong nhà sẽ cải thiện, điều hòa tinh thần cho người sống trong đó.

Những người cần mở rộng đầu tư, khai mở thị trường, chứng khoán, kinh doanh cũng rất thích hợp trồng vạn niên thanh.

Vạn niên thanh có những đặc tính tốt, xanh đẹp không gian, cung cấp nhiều ôxy, thanh lọc không khí và bức xạ, vì vậy không nên tẩy chay loại cây cảnh nhiều ưu điểm này.

Vị trí đặt cây vặn niên thanh nên chọn nơi thoáng mát để cây phát triển tốt. Lưu ý đặt cây trên cao để cách xa tầm với của trẻ em.

Đặt cây vạn niên thanh ở đâu trong nhà mới sai tài, đắc lộc, cả nhà may mắn?-3
Những cây vạn niên thanh có trụ thường dùng để hóa giải phong thủy. Ảnh minh họa.

Cách chăm sóc vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh sống rất lâu, được coi là biểu tượng trường thọ, vì vậy lưu ý chăm sóc để cây không bị thiếu nước, hoặc chết. Loại cây này thuộc loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc phát triển trong môi trường thiếu ánh sáng, thiếu không gian... vì vậy hay được chọn trưng nội thất để tạo không khí thiên nhiên xanh mát cho ngôi nhà.

Vạn niên thanh trồng thuỷ canh thường được đặt ở bàn làm việc chăm sóc rất đơn giản. Bạn rửa sạch bình rồi đổ nước vào khoảng 2/3 bình, nhỏ vài giọt thuỷ sinh để tạo môi trường cho cây phát triển tốt. Cho nhánh cây vạn niên thanh đã chuẩn bị sẵn vào bình rồi đặt ở nên có bóng râm.

Đặt cây ở nơi mát mẻ, có bóng râm và thoáng đãng. Thỉnh thoảng, bạn cần đem bình vạn niên thanh ra đặt ở cửa sổ, nơi có ánh nắng để tránh tình trạng cây bị vàng lá.

Vạn niên thanh trồng đất cần có độ tơi xốp, ẩm nhưng cần thoát nước để không bị úng, thối rễ. Nếu trồng chậu đất cần thay chậu khoảng 2 năm/lần, tiện thể cắt trụi lá để cây ra lá mới. Khi cây mới trồng thì cần bón phân, nhưng khi cây đã phát triển tốt lại cần hạn chế bón phân để không mất dáng cây.

Vì cây có thể bị sâu bọ ở mặt dưới lá nên cần làm sạch bề mặt lá hàng tuần. Mùa xuân, mùa hè mỗi ngày cần tưới nước 2 lần/ngày, tưới phun vào lá để duy trì độ xanh tươi. Mùa thu, đông có thể tưới nước 1 ngày 1 lần.

Vạn niên thanh thủy canh cần thay nước 1 tuần/lần. Khi cây còn nhỏ có thể để trong chậu và đặt trang trí trên bàn sẽ đẹp và sinh động hơn.

Tuy vạn niên thanh ưa ẩm, ưa bóng, không cần ánh sáng trực xạ nhưng vẫn phải cho cây hấp thụ ánh sáng để quang hợp, kẻo không có ánh sáng hoặc ánh sáng quá nhiều cây cũng sẽ héo.

Theo Gia đình & Xã hội