ĐH Kinh tế Quốc dân tăng học phí: Làn sóng lo lắng từ sinh viên
(2Sao) - Mới đây, bức tâm thư của một sinh viên khóa K57 về vấn đề tăng học phí năm học mới của trường ĐH Kinh tế Quốc Dân được đăng tải, đã gây lo lắng trong cộng đồng sinh viên và thu hút sự chú ý trong dư luận.
Làn sóng lo lắng bức xúc từ sinh viên
“Nhà mình nghèo lắm, khi biết được tin này, mình đã chạy vào nhà và khóc nức nở. Bố mẹ ở nhà vẫn đang đầu tắt mặt tối chạy công trình, mình thì đi làm thêm từ sáng đến tối vẫn không thể trả nổi được tiền học phí 1 kỳ. Nếu nhà trường không giải thích một cách thuyết phục, mình sẽ thôi học"- Một trong những dòng tâm sự của sinh viên.
Với mức học phí mới lên tới 530.000/1 tín chỉ cho ngành hot nhất và 375.000 cho ngành bình thường thì nhiều sinh viên chỉ biết “than trời”, đặc biệt là các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều bạn sinh viên còn tính bỏ học vì lo sẽ không theo nổi mức học phí mới tăng này.
“Theo như thông báo của trường, ở kỳ học tới, học phí khoa em sẽ là 450 nghìn/tín chỉ và mỗi kỳ sẽ tiếp tục tăng thêm 30%. Đây là một mức học phí vượt quá khả năng của gia đình em. Với cách tăng như thế này chắc em phải bỏ học mất. Cứ mỗi lần về quê lấy tiền đi học mà thương bố mẹ vô cùng”, T chia sẻ với phóng viên.
Tính ra, mỗi kì khoảng 25 tín chỉ, mỗi năm T sẽ phải hoàn tất 50 tín chỉ. Chỉ tính riêng học phí, số tiền mỗi năm gia đình em phải bỏ ra cho việc học đại học lên tới 23 triệu đồng chưa kể cả tiền thuê phòng trọ, ăn ở, sinh hoạt..v.v Và theo T, với kiểu tăng này, có đi làm thêm em cũng không thể kiếm đủ tiền hoặc nếu đủ thì bản thân sẽ không có thời gian chuyên tâm vào việc học.
“Em cũng biết sẽ rất phí nhưng điều kiện không cho phép thì cũng đành phải chấp nhận bỏ học thôi chứ biết sao.” T chua xót nói.
Đại diện nhà trường lên tiếng:
Đối diện với làn sóng bức xúc này, ông Phạm Hồng Chương, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân trao đổi với báo chí: “ Việc tăng học phí của trường được thực hiện theo đúng lộ trình tại Quyết định 368 của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/3 phê duyệt đề án tự chủ của trường trong đó có tự chủ về tài chính.”
Vị Phó hiệu trưởng cũng cho hay, theo Quyết định 368 thì mức thu học phí bình quân cho các chương trình đại trà năm học 2016-2017 là 13,5 triệu/ năm. Quyết định này cũng quy định mức tăng học phí tối đa của trường không quá 30%. Trên cơ sở đó, trường xây dựng học phí theo hướng tính đúng, tính đủ.
"Cũng như những năm trước, mức học phí của Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra cho năm học này đều tính đến khả năng chấp nhận của thị trường, người học, điều kiện kinh tế xã hội. Cụ thể, chúng tôi chia theo nhóm ngành. Những ngành ít người học nhưng xã hội vẫn cần, mức học phí thấp hơn nhiều. Những ngành hot, cơ hội việc làm cao, thu nhập cao thì mức học phí cao hơn. Mức học phí của ngành thấp chỉ 12 triệu đồng, còn ngành hot nhất là 17,5 triệu đồng/năm. Tính trung bình, mức học phí đại trà của trường là 13,5 triệu đồng/năm. Trong khi đó, theo Nghị định 86 thì mức trần học phí phải là 17,5 triệu đồng/năm", đại diện nhà trường cho biết.
Theo ông Chương, thông tin về học phí cũng được nhà trường thông báo từ tháng 3/2016. Khi học phí tăng, nhà trường cũng tăng cường các chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên nghèo học giỏi, sinh viên thuộc diện chính sách. Hiện quỹ học bổng của trường có khoảng 50 tỷ đồng.
Nhà trường cũng thừa nhận, sinh viên K57 (những em nhập học năm 2015-2016) có phần thiệt thòi hơn sinh viên trước đó vì nhập học đúng giai đoạn “bước đệm”, trường chuyển từ tự chủ một phần lên tự chủ toàn phần.
Các ý kiến, quan điểm trái chiều gây tranh cãi :
Và trong lúc dư luận đang sục sôi về việc ĐH Kinh tế Quốc dân bất ngờ tăng học phí lên quá cao thì mới đây, một giảng viên NEU đã đăng đàn chia sẻ quan điểm cá nhân, khẳng định trường học là một doanh nghiệp, tri thức là hàng hóa, quan hệ sinh viên - nhà trường là mua - bán đã gây nên nhiều luồng ý kiến tranh cãi trong cộng đồng mà đa phần là ý kiến phản đối khi cho rằng quan điểm này này đi ngược lại quy chuẩn về mục tiêu giáo dục thông thường.
Một bạn sinh viên chia sẻ ý kiến phản bác:
Ngoài ra, cũng có một vài sinh viên cũng lên tiếng ủng hộ thầy P.L.T, cho rằng đây là một góc nhìn khác rất hay, cần được các bạn sinh viên xem xét, nhìn nhận một cách toàn diện.
“Nhà mình nghèo lắm, khi biết được tin này, mình đã chạy vào nhà và khóc nức nở. Bố mẹ ở nhà vẫn đang đầu tắt mặt tối chạy công trình, mình thì đi làm thêm từ sáng đến tối vẫn không thể trả nổi được tiền học phí 1 kỳ. Nếu nhà trường không giải thích một cách thuyết phục, mình sẽ thôi học"- Một trong những dòng tâm sự của sinh viên.
Với mức học phí mới lên tới 530.000/1 tín chỉ cho ngành hot nhất và 375.000 cho ngành bình thường thì nhiều sinh viên chỉ biết “than trời”, đặc biệt là các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều bạn sinh viên còn tính bỏ học vì lo sẽ không theo nổi mức học phí mới tăng này.
“Theo như thông báo của trường, ở kỳ học tới, học phí khoa em sẽ là 450 nghìn/tín chỉ và mỗi kỳ sẽ tiếp tục tăng thêm 30%. Đây là một mức học phí vượt quá khả năng của gia đình em. Với cách tăng như thế này chắc em phải bỏ học mất. Cứ mỗi lần về quê lấy tiền đi học mà thương bố mẹ vô cùng”, T chia sẻ với phóng viên.
Tính ra, mỗi kì khoảng 25 tín chỉ, mỗi năm T sẽ phải hoàn tất 50 tín chỉ. Chỉ tính riêng học phí, số tiền mỗi năm gia đình em phải bỏ ra cho việc học đại học lên tới 23 triệu đồng chưa kể cả tiền thuê phòng trọ, ăn ở, sinh hoạt..v.v Và theo T, với kiểu tăng này, có đi làm thêm em cũng không thể kiếm đủ tiền hoặc nếu đủ thì bản thân sẽ không có thời gian chuyên tâm vào việc học.
“Em cũng biết sẽ rất phí nhưng điều kiện không cho phép thì cũng đành phải chấp nhận bỏ học thôi chứ biết sao.” T chua xót nói.
Đại diện nhà trường lên tiếng:
Đối diện với làn sóng bức xúc này, ông Phạm Hồng Chương, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân trao đổi với báo chí: “ Việc tăng học phí của trường được thực hiện theo đúng lộ trình tại Quyết định 368 của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/3 phê duyệt đề án tự chủ của trường trong đó có tự chủ về tài chính.”
Vị Phó hiệu trưởng cũng cho hay, theo Quyết định 368 thì mức thu học phí bình quân cho các chương trình đại trà năm học 2016-2017 là 13,5 triệu/ năm. Quyết định này cũng quy định mức tăng học phí tối đa của trường không quá 30%. Trên cơ sở đó, trường xây dựng học phí theo hướng tính đúng, tính đủ.
"Cũng như những năm trước, mức học phí của Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra cho năm học này đều tính đến khả năng chấp nhận của thị trường, người học, điều kiện kinh tế xã hội. Cụ thể, chúng tôi chia theo nhóm ngành. Những ngành ít người học nhưng xã hội vẫn cần, mức học phí thấp hơn nhiều. Những ngành hot, cơ hội việc làm cao, thu nhập cao thì mức học phí cao hơn. Mức học phí của ngành thấp chỉ 12 triệu đồng, còn ngành hot nhất là 17,5 triệu đồng/năm. Tính trung bình, mức học phí đại trà của trường là 13,5 triệu đồng/năm. Trong khi đó, theo Nghị định 86 thì mức trần học phí phải là 17,5 triệu đồng/năm", đại diện nhà trường cho biết.
Theo ông Chương, thông tin về học phí cũng được nhà trường thông báo từ tháng 3/2016. Khi học phí tăng, nhà trường cũng tăng cường các chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên nghèo học giỏi, sinh viên thuộc diện chính sách. Hiện quỹ học bổng của trường có khoảng 50 tỷ đồng.
Nhà trường cũng thừa nhận, sinh viên K57 (những em nhập học năm 2015-2016) có phần thiệt thòi hơn sinh viên trước đó vì nhập học đúng giai đoạn “bước đệm”, trường chuyển từ tự chủ một phần lên tự chủ toàn phần.
Các ý kiến, quan điểm trái chiều gây tranh cãi :
Và trong lúc dư luận đang sục sôi về việc ĐH Kinh tế Quốc dân bất ngờ tăng học phí lên quá cao thì mới đây, một giảng viên NEU đã đăng đàn chia sẻ quan điểm cá nhân, khẳng định trường học là một doanh nghiệp, tri thức là hàng hóa, quan hệ sinh viên - nhà trường là mua - bán đã gây nên nhiều luồng ý kiến tranh cãi trong cộng đồng mà đa phần là ý kiến phản đối khi cho rằng quan điểm này này đi ngược lại quy chuẩn về mục tiêu giáo dục thông thường.
Một bạn sinh viên chia sẻ ý kiến phản bác:
Thanh Vân
Theo Vietnamnet
-
34 phút trướcGiải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2024 đã chính thức công bố các đề cử.
-
1 giờ trướcChính cầu thủ này cũng bày tỏ mong ước được nhập tịch và khoác áo ĐTQG Indonesia trong thời gian tới.
-
2 giờ trướcDù chồng trấn an, Eilis vẫn không tin mình sẽ qua khỏi: "Cơ thể đang nói với em rằng: Em sắp chết". Cô qua đời oan ức do sự phối hợp chậm trễ của nhân viên y tế.
-
4 giờ trướcHình ảnh khiến nhiều nữ sinh "đứng tim".
-
4 giờ trướcMưu tính lừa đại gia, nữ người mẫu 30 tuổi họ Dương nhận cú trời giáng vì gậy ông đập lưng ông.
-
5 giờ trướcĐây là một trong những từ thường dùng của gen Z đang gây chú ý và khiến nhiều người thắc mắc; “cộng tươi” là gì và tại sao nó lại phổ biến đến vậy?
-
9 giờ trướcThấy hành động của tài xế, một số người lớn tuổi đã ra nói chuyện, thái độ khá gay gắt.
-
19 giờ trướcNữ streamer đình đám chia sẻ khoảnh khắc một mình hậu kết hôn.
-
20 giờ trướcCư dân mạng đang nhiệt tình "đẩy thuyền" cho DJ Wukong và Quyên Qui.
-
22 giờ trướcTan chảy con tim vì khoảnh khắc này…
-
23 giờ trướcHằng Du Mục không khỏi ấm ức khi nhắc lại câu chuyện đầy cảm lạnh giữa cô và Dịch Dương.
-
1 ngày trướcBTV Thu Hà khiến khán giả yêu mến bởi tài năng lẫn nhan sắc xinh đẹp. Để có được sắc vóc như vậy, nữ BTV cũng phải chú ý trong việc siết cân, giữ dáng.
-
1 ngày trướcMàn về đích ấn tượng giúp Lê Tiến Trọng Nghĩa giành vòng nguyệt quế trận tuần 3 và tấm vé chơi trận tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia 25.
-
1 ngày trướcGần một năm trở lại đây, người phụ nữ chỉ ngủ 1-2 tiếng/ngày, trằn trọc không sâu giấc, phải nhập viện tâm thần.
-
1 ngày trướcBố mẹ tóc đen nhưng chị Tú có mái tóc đỏ đều, đẹp, phần lông mi cũng có màu hơi đỏ.
-
1 ngày trướcĐã 2 năm trôi qua, khoảnh khắc này bỗng nhiên viral trở lại trên MXH.
-
1 ngày trướcNhiều người quan tâm đến cú đụng độ duyên nợ này.
Tin tức mới nhất
-
34 phút trước
-
34 phút trước
Hay nhất 2sao
-
8 ngày trước