Trước nguy cơ thí sinh đạt 27,5 điểm vẫn trượt ĐH, ngày 2.8 lãnh đạo trường ĐH Y Hà Nội đã có văn bản gửi tới lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ GDĐT đề xuất phương án giải quyết để tránh gây bức xúc trong dư luận.
Những “kỷ lục” mới được thiết lập
Theo thống kê của trường ĐH Y Hà Nội, năm nay trường có tới 45 thí sinh (TS) đạt từ 29 điểm trở lên. Trường có 550 chỉ tiêu ngành Bác sĩ đa khoa – ngành học “hot” nhất của trường.
Theo quy định những năm trước, trường chỉ tuyển thẳng đối với những học sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, với số lượng trung bình khoảng 10 em/năm.
Tuy nhiên năm nay, theo quy định mới của Bộ GDĐT, trường tuyển thẳng cả những học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HSG quốc gia. Có 81 em thuộc diện này và trong số đó, có tới 79 em đăng ký học ngành Bác sĩ đa khoa.
Số lượng TS thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường là 15 em – cũng chọn học ngành Bác sĩ đa khoa. Như vậy, chỉ tiêu còn lại của ngành Bác sĩ đa khoa chỉ còn trên 450 chỉ tiêu.
Theo thống kê, số lượng TS đạt từ 27 điểm trở lên là 718 em, từ 27,5 điểm trở lên là 568 em, từ 28 điểm trở lên là 407 em (đã tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).
Đây là bài toàn khó. Nếu gọi từ 27,5 điểm trở lên sẽ thừa 120 chỉ tiêu, gọi 28 điểm sẽ thiếu khoảng 40 chỉ tiêu. Lãnh đạo nhà trường cho biết, theo kinh nghiệm hàng năm thì ngành Bác sĩ đa khoa không có thí sinh ảo.
Cứu thí sinh giỏi: Chờ quyết định của Bộ GDĐT
Trả lời báo chí chiều ngày 2.8, lãnh đạo nhà trường cho biết, trường đã chính thức gửi công văn đề nghị lên Bộ GDĐT về phương án lấy điểm chuẩn chính thức là 28 điểm. Còn lại, trường đề xuất Bộ “nới” thêm 150 chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách dành cho thí sinh từ 26 đến 27,5 điểm.
Được biết, số lượng TS đạt mức điểm từ 26 – 27,5 điểm là 600 em. Nếu được Bộ GDĐT phê duyệt phương án trên, trường sẽ gọi TS từ điểm cao xuống thấp.
Được biết, lãnh đạo Bộ Y tế đã đồng ý với phương án này của nhà trường, chỉ còn chờ quyết định từ phía Bộ GDĐT.
Chia sẻ với báo chí, lãnh đạo trường ĐH Y Hà Nội cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế, vì năm nay điểm thi của TS quá cao.
Phương án này của trường sẽ giải quyết được phần nào bức xúc của xã hội, bởi người dân không cần biết đề thi thế nào, chỉ cần biết tới 27,5 điểm mà vẫn trượt đại học thì khó mà chấp nhận được.
Tuy nhiên, trường ĐH Y cũng chưa đưa ra mức học phí dự kiến đối với những đối tượng “tuyển thêm”. Nhưng cũng có thể thấy, nếu phương án được duyệt, sẽ cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của những gia đình có khả năng chu cấp học phí cho con em, vì chi phí đào tạo với ngành y là khá cao.
Những “kỷ lục” mới được thiết lập
Theo thống kê của trường ĐH Y Hà Nội, năm nay trường có tới 45 thí sinh (TS) đạt từ 29 điểm trở lên. Trường có 550 chỉ tiêu ngành Bác sĩ đa khoa – ngành học “hot” nhất của trường.
Theo quy định những năm trước, trường chỉ tuyển thẳng đối với những học sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, với số lượng trung bình khoảng 10 em/năm.
Tuy nhiên năm nay, theo quy định mới của Bộ GDĐT, trường tuyển thẳng cả những học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HSG quốc gia. Có 81 em thuộc diện này và trong số đó, có tới 79 em đăng ký học ngành Bác sĩ đa khoa.
Số lượng TS thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường là 15 em – cũng chọn học ngành Bác sĩ đa khoa. Như vậy, chỉ tiêu còn lại của ngành Bác sĩ đa khoa chỉ còn trên 450 chỉ tiêu.
Theo thống kê, số lượng TS đạt từ 27 điểm trở lên là 718 em, từ 27,5 điểm trở lên là 568 em, từ 28 điểm trở lên là 407 em (đã tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).
Đây là bài toàn khó. Nếu gọi từ 27,5 điểm trở lên sẽ thừa 120 chỉ tiêu, gọi 28 điểm sẽ thiếu khoảng 40 chỉ tiêu. Lãnh đạo nhà trường cho biết, theo kinh nghiệm hàng năm thì ngành Bác sĩ đa khoa không có thí sinh ảo.
Theo chỉ tiêu được tuyển, những thí sinh đạt 27,5 điểm năm nay
đang có nguy cơ không trúng tuyển vào trường ĐH Y Hà Nội.
đang có nguy cơ không trúng tuyển vào trường ĐH Y Hà Nội.
Cứu thí sinh giỏi: Chờ quyết định của Bộ GDĐT
Trả lời báo chí chiều ngày 2.8, lãnh đạo nhà trường cho biết, trường đã chính thức gửi công văn đề nghị lên Bộ GDĐT về phương án lấy điểm chuẩn chính thức là 28 điểm. Còn lại, trường đề xuất Bộ “nới” thêm 150 chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách dành cho thí sinh từ 26 đến 27,5 điểm.
Được biết, số lượng TS đạt mức điểm từ 26 – 27,5 điểm là 600 em. Nếu được Bộ GDĐT phê duyệt phương án trên, trường sẽ gọi TS từ điểm cao xuống thấp.
Được biết, lãnh đạo Bộ Y tế đã đồng ý với phương án này của nhà trường, chỉ còn chờ quyết định từ phía Bộ GDĐT.
Chia sẻ với báo chí, lãnh đạo trường ĐH Y Hà Nội cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế, vì năm nay điểm thi của TS quá cao.
Phương án này của trường sẽ giải quyết được phần nào bức xúc của xã hội, bởi người dân không cần biết đề thi thế nào, chỉ cần biết tới 27,5 điểm mà vẫn trượt đại học thì khó mà chấp nhận được.
Tuy nhiên, trường ĐH Y cũng chưa đưa ra mức học phí dự kiến đối với những đối tượng “tuyển thêm”. Nhưng cũng có thể thấy, nếu phương án được duyệt, sẽ cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của những gia đình có khả năng chu cấp học phí cho con em, vì chi phí đào tạo với ngành y là khá cao.
Theo Lao động