Theo thông tin đăng tải, cô Tần, ở Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc, là người nghiện món sashimi, hầu như tuần nào cũng phải ăn một bữa.

Gần đây khi đi vệ sinh, cô Tần đột nhiên phát hiện trong phân của mình có những sợi trắng giống như sợi mì. Giật mình vì không hiểu tại sao mì lại không thể tiêu hóa được, cô Tần nhìn kỹ hơn.

Nào ngờ khi nhìn kỹ, cô Tần phát hiện, những "sợi mì" này động đậy uốn éo, trông cực đáng sợ.

Hoảng loạn, cô Tần tìm đến bác sĩ để xin được giúp đỡ. Bác sĩ Dương Thắng Huy - một giáo sư tại Khoa Y tế Dự phòng thuộc Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc, tỉnh Hồ Nam - cho biết, bệnh nhân đến bệnh viện để khám bệnh trong trạng thái hoảng sợ, sau đó đã được bác sĩ tiến hành tẩy giun.

Đi vệ sinh thấy sợi mì, nhìn kỹ hóa ra ký sinh trùng dài 5 mét-1
Đoạn thân sán dây rơi ra từ hậu môn cô Tần khi cô đi vệ sinh.

Rất nhanh sau đó, cơ thể cô Tần đào thải ra một ký sinh trùng sán dây dài 4,95 mét. Đáng nói, đây mới chỉ là một nửa chiều dài nó có thể phát triển. Trong điều kiện thuận lợi, con sán dây này có thể phát triển đến chiều dài tối đa là 8 mét.

Qua chuyện này, cô Tần chừa hẳn thói quen ăn đồ sống, đồ nửa sống của mình. Bác sĩ Dương cũng nhấn mạnh, nhiễm sán dây chủ yếu do ăn thịt, cá, tôm, cua sống hoặc nửa sống.

Đi vệ sinh thấy sợi mì, nhìn kỹ hóa ra ký sinh trùng dài 5 mét-2
Các bác sĩ loại bỏ ký sinh trùng sán dây dài 4,95m khỏi cơ thể cô Tần.

Cô Tần là người đặc biệt thích ăn các loại thịt, tôm, cá nửa chín như tôm say, tôm ngâm, cua say, cá hồi ngâm và các loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, việc ngâm rượu, ngâm giấm hay ngâm xì dầu đều không thể diệt được ấu trùng sán, bảo quản đông lạnh thịt bò cũng không có tác dụng chống ký sinh trùng nên dù ăn đồ chua hay thịt bò đông lạnh thì bạn vẫn có thể bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng.

Theo Kiến thức