Nói đến Hàn Quốc, hầu hết mọi người nghĩ tới quốc gia với những bản nhạc Kpop sôi động và công nghệ về mỹ phẩm, phẫu thuật thẩm mỹ hàng đầu thế giới. Thế nhưng, đối với một bộ phận giới trẻ tại đất nước này, cuộc sống chẳng khác nào địa ngục. Điều họ mong muốn là chạy trốn khỏi đó.
Xã hội phân biệt đến khắc nghiệt
Một bộ phận giới trẻ trong độ tuổi 20 - 30 cho rằng, họ đang sống trong xã hội có sự phân biệt rõ ràng giữa những người được ăn bằng 'thìa vàng' và những người phải ăn bằng 'thìa bẩn'. Theo đó, dân 'thìa vàng' được sinh ra trong gia đình giàu sang, nhung lụa, học tại các trường danh tiếng và có công việc ổn định ở tương lai.
Trong khi đó, dân 'thìa bẩn' kém may mắn hơn. Họ phải lao động vất vả với đồng lương ít ỏi, tương lai không biết đi về đâu. Số người trẻ có cùng quan điểm này ngày càng tăng.
Nhiều người dân thậm chí còn gọi đất nước mình là 'địa ngục Joseon'. Joseon là triều đại phong kiến tồn tại từ hơn 5 thế kỷ trước tại Hàn Quốc. Khi đó, Nho giáo chiếm vị trí thống trị. Xã hội có sự phân chia giai cấp, vị trí con người rất khắc nghiệt.
Áp lực kinh hoàng
'Thật khó để tưởng tượng khi nào tôi sẽ lấy chồng và sinh con. Không có câu trả lời hay tương lai cho chúng tôi' - Hwang Min-joo (26 tuổi, biên tập viên truyền hình) cho hay.
Hwang thường mang theo quần áo, đồ dùng sinh hoạt đi làm vào sáng thứ 2 và chỉ trở về nhà vào tối thứ 5 hàng tuần. Mọi hoạt động như ăn uống, tắm, ngủ của cô đều diễn ra tại văn phòng.
'Nếu tôi hoàn thành công việc vào lúc 9h tối, đó là ngày tôi được nghỉ ngơi sớm' - Hwang chia sẻ.
Do chưa được ký hợp đồng chính thức nên thu nhập của nữ biên tập viên khá thất thường. Nếu chương trình bị ngừng phát sóng, cô sẽ không nhận được xu nào. Bởi thế, mỗi đêm, trước khi đi ngủ, Hwang thường lo sợ, liệu sáng mai cô còn giữ được việc này không?
'Hàn Quốc sẽ là nơi tuyệt vời để sinh sống… nếu bạn có đủ tiền' - nữ biên tập viên thở dài chán nản.
Những lời phàn nàn tương tự không hiếm trong giới trẻ hiện nay. Trong khi thế hệ ông bà, cha mẹ của Hwang trải qua thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế vào những năm 1960 - 1970, được hưởng nền dân chủ vào những năm 1980, thế hệ hiện đại chỉ thấy xã hội với những mảng màu tối.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nhiều người trên thế giới bị mất việc, nhà cửa và cả niềm hy vọng. Tại Hàn Quốc, nỗi mất mát càng đặc biệt sâu sắc bởi sự đối lập giữa cuộc sống khó khăn hiện tại và thời kỳ hoàng kim của nền công nghiệp hóa.
Lee Ga-hyeon - 22 tuổi, nghiên cứu sinh ngành luật tại một công đoàn dành cho người lao động bán thời gian - cho hay: 'Nếu cuộc sống vẫn tiếp tục theo cách này, tôi sẽ không thể nào thấy được tương lai tươi sáng. Tại Hàn Quốc, công việc bán thời gian thực chất là làm việc toàn thời gian với mức lương tối thiểu'.
Khi còn là sinh viên, Lee từng làm việc tại một cửa hàng của McDonald, rồi một hiệu bánh mì. Ngoài giờ học trên lớp, cô làm thêm 6 tiếng mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Căn phòng chật chội nữ sinh đang trọ đã ngốn hết một nửa thu nhập hàng tháng (450 USD, khoảng hơn 9 triệu đồng) của cô.
Lee chia sẻ: 'Tôi muốn trở thành luật sư về quyền lao động để giúp đỡ những bạn trẻ có hoàn cảnh tương tự'.
Khát vọng chạy trốn
Theo số liệu của Viện Lao động Hàn Quốc, tăng trưởng kinh tế đã giảm 2,6% trong năm ngoái khiến cho việc làm trở nên khan hiếm, số lượng người lao động 'tạm thời' gia tăng. Trong năm 2015, gần 2/3 số người trẻ mất việc, trở thành những người làm việc không cố định.
Song (trái) và Hwang (phải) cảm thấy mệt mỏi và chán nản vì áp lực làm
việc tại Hàn Quốc quá lớn.
Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều thanh niên Hàn Quốc lên tiếng về hoàn cảnh của họ tại mạng xã hội.
Trên Facebook, một nhóm có tên Hell Joseon (Địa ngục Joseon) thu hút hơn 5.000 thành viên. Hell Korean công bố các bài viết, biểu đồ để chứng minh cho cuộc sống khủng khiếp tại Hàn Quốc: giờ làm việc liên miên, tỷ lệ tự tử cao và giá đồ ăn nhẹ cũng tăng cao.
Hàng loạt diễn đàn trực tuyến, thậm chí còn chia sẻ kinh nghiệm để thoát ly khỏi quê nhà. Một số người đưa ra lời khuyên về việc đầu quân cho quân đội Mỹ - biện pháp nhanh nhất để trở thành công dân Mỹ. Số khác tư vấn cho các bạn trẻ theo đuổi các ngành nghề hứa hẹn ở Canada và Mỹ như thợ hàn.
Chủ đề nóng bỏng này không chỉ là hiện tượng trên mạng xã hội mà nó còn được phản ánh trong nhiều cuốn sách.
Năm ngoái, tác phẩm Because I hate Korea (tạm dịch: Bởi vì tôi ghét Hàn Quốc) - câu chuyện hư cấu kể về một cô gái di cư sang Australia - của tiểu thuyết gia Jang Kang Kyung đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Hàn Quốc.
Tiếp đó, bài viết của nhà báo Son A-ram có tựa đề The Declaration of a Ruined State (tạm dịch: Lời tuyên bố của đất nước bị tàn phá), sau khi xuất hiện trên tờ Kyunghyang Shinmun cũng được lan truyền rộng rãi.
Nhiều bạn trẻ cảm thấy áp lực khi bố mẹ cho rằng, họ chưa cố gắng hết mình.
Địa ngục không lối thoát
Cuộc sống của những người có công việc ổn định cũng không mấy dễ chịu. Theo văn hóa làm việc tại Hàn Quốc hiện nay, thời gian làm việc chuẩn mực là 14 giờ mỗi ngày. Năm 2013, một ứng cử viên cho chức tổng thống từng bắt đầu chiến dịch tranh cử với khẩu hiệu 'A life with evenings' (tạm dịch: Một cuộc sống với những ca làm tối).
Năm ngoái, Song (34 tuổi) phải bỏ việc vì vợ anh sinh con. Anh phải thường xuyên làm việc từ 8h sáng tới tận 1h đêm.
'Ông chủ luôn nhắc nhở chúng tôi, đặt công ty lên trước, rồi mới đến gia đình' - Song cho hay.
Đối với nhiều thanh niên Hàn Quốc, điều khiến họ khó chịu nhất là các bậc phụ huynh - những người làm việc hàng giờ để xây dựng 'giấc mơ Hàn Quốc' - cho rằng, con cái họ chưa đủ nỗ lực.
Yeo Jung-hoon (31 tuổi, từng làm việc tại một tổ chức phi chính phủ về môi trường) cho biết: 'Cha mẹ nghĩ rằng, tôi chưa cố gắng hết mình. Có lần sau một cuộc họp, ông chủ nói trước mọi người tôi không phù hợp với công việc này.
Tôi cảm thấy như mình bị sỉ nhục. Nhưng tôi không thể bỏ nó vì tôi cần tiền. Đó quả là địa ngục không lối thoát'.
Xã hội phân biệt đến khắc nghiệt
Một bộ phận giới trẻ trong độ tuổi 20 - 30 cho rằng, họ đang sống trong xã hội có sự phân biệt rõ ràng giữa những người được ăn bằng 'thìa vàng' và những người phải ăn bằng 'thìa bẩn'. Theo đó, dân 'thìa vàng' được sinh ra trong gia đình giàu sang, nhung lụa, học tại các trường danh tiếng và có công việc ổn định ở tương lai.
Trong khi đó, dân 'thìa bẩn' kém may mắn hơn. Họ phải lao động vất vả với đồng lương ít ỏi, tương lai không biết đi về đâu. Số người trẻ có cùng quan điểm này ngày càng tăng.
Nhiều người dân thậm chí còn gọi đất nước mình là 'địa ngục Joseon'. Joseon là triều đại phong kiến tồn tại từ hơn 5 thế kỷ trước tại Hàn Quốc. Khi đó, Nho giáo chiếm vị trí thống trị. Xã hội có sự phân chia giai cấp, vị trí con người rất khắc nghiệt.
Áp lực kinh hoàng
'Thật khó để tưởng tượng khi nào tôi sẽ lấy chồng và sinh con. Không có câu trả lời hay tương lai cho chúng tôi' - Hwang Min-joo (26 tuổi, biên tập viên truyền hình) cho hay.
Hwang thường mang theo quần áo, đồ dùng sinh hoạt đi làm vào sáng thứ 2 và chỉ trở về nhà vào tối thứ 5 hàng tuần. Mọi hoạt động như ăn uống, tắm, ngủ của cô đều diễn ra tại văn phòng.
'Nếu tôi hoàn thành công việc vào lúc 9h tối, đó là ngày tôi được nghỉ ngơi sớm' - Hwang chia sẻ.
Do chưa được ký hợp đồng chính thức nên thu nhập của nữ biên tập viên khá thất thường. Nếu chương trình bị ngừng phát sóng, cô sẽ không nhận được xu nào. Bởi thế, mỗi đêm, trước khi đi ngủ, Hwang thường lo sợ, liệu sáng mai cô còn giữ được việc này không?
'Hàn Quốc sẽ là nơi tuyệt vời để sinh sống… nếu bạn có đủ tiền' - nữ biên tập viên thở dài chán nản.
Những lời phàn nàn tương tự không hiếm trong giới trẻ hiện nay. Trong khi thế hệ ông bà, cha mẹ của Hwang trải qua thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế vào những năm 1960 - 1970, được hưởng nền dân chủ vào những năm 1980, thế hệ hiện đại chỉ thấy xã hội với những mảng màu tối.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nhiều người trên thế giới bị mất việc, nhà cửa và cả niềm hy vọng. Tại Hàn Quốc, nỗi mất mát càng đặc biệt sâu sắc bởi sự đối lập giữa cuộc sống khó khăn hiện tại và thời kỳ hoàng kim của nền công nghiệp hóa.
Lee Ga-hyeon - 22 tuổi, nghiên cứu sinh ngành luật tại một công đoàn dành cho người lao động bán thời gian - cho hay: 'Nếu cuộc sống vẫn tiếp tục theo cách này, tôi sẽ không thể nào thấy được tương lai tươi sáng. Tại Hàn Quốc, công việc bán thời gian thực chất là làm việc toàn thời gian với mức lương tối thiểu'.
Khi còn là sinh viên, Lee từng làm việc tại một cửa hàng của McDonald, rồi một hiệu bánh mì. Ngoài giờ học trên lớp, cô làm thêm 6 tiếng mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Căn phòng chật chội nữ sinh đang trọ đã ngốn hết một nửa thu nhập hàng tháng (450 USD, khoảng hơn 9 triệu đồng) của cô.
Lee chia sẻ: 'Tôi muốn trở thành luật sư về quyền lao động để giúp đỡ những bạn trẻ có hoàn cảnh tương tự'.
Khát vọng chạy trốn
Theo số liệu của Viện Lao động Hàn Quốc, tăng trưởng kinh tế đã giảm 2,6% trong năm ngoái khiến cho việc làm trở nên khan hiếm, số lượng người lao động 'tạm thời' gia tăng. Trong năm 2015, gần 2/3 số người trẻ mất việc, trở thành những người làm việc không cố định.
Song (trái) và Hwang (phải) cảm thấy mệt mỏi và chán nản vì áp lực làm
việc tại Hàn Quốc quá lớn.
Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều thanh niên Hàn Quốc lên tiếng về hoàn cảnh của họ tại mạng xã hội.
Trên Facebook, một nhóm có tên Hell Joseon (Địa ngục Joseon) thu hút hơn 5.000 thành viên. Hell Korean công bố các bài viết, biểu đồ để chứng minh cho cuộc sống khủng khiếp tại Hàn Quốc: giờ làm việc liên miên, tỷ lệ tự tử cao và giá đồ ăn nhẹ cũng tăng cao.
Hàng loạt diễn đàn trực tuyến, thậm chí còn chia sẻ kinh nghiệm để thoát ly khỏi quê nhà. Một số người đưa ra lời khuyên về việc đầu quân cho quân đội Mỹ - biện pháp nhanh nhất để trở thành công dân Mỹ. Số khác tư vấn cho các bạn trẻ theo đuổi các ngành nghề hứa hẹn ở Canada và Mỹ như thợ hàn.
Chủ đề nóng bỏng này không chỉ là hiện tượng trên mạng xã hội mà nó còn được phản ánh trong nhiều cuốn sách.
Năm ngoái, tác phẩm Because I hate Korea (tạm dịch: Bởi vì tôi ghét Hàn Quốc) - câu chuyện hư cấu kể về một cô gái di cư sang Australia - của tiểu thuyết gia Jang Kang Kyung đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Hàn Quốc.
Tiếp đó, bài viết của nhà báo Son A-ram có tựa đề The Declaration of a Ruined State (tạm dịch: Lời tuyên bố của đất nước bị tàn phá), sau khi xuất hiện trên tờ Kyunghyang Shinmun cũng được lan truyền rộng rãi.
Nhiều bạn trẻ cảm thấy áp lực khi bố mẹ cho rằng, họ chưa cố gắng hết mình.
Địa ngục không lối thoát
Cuộc sống của những người có công việc ổn định cũng không mấy dễ chịu. Theo văn hóa làm việc tại Hàn Quốc hiện nay, thời gian làm việc chuẩn mực là 14 giờ mỗi ngày. Năm 2013, một ứng cử viên cho chức tổng thống từng bắt đầu chiến dịch tranh cử với khẩu hiệu 'A life with evenings' (tạm dịch: Một cuộc sống với những ca làm tối).
Năm ngoái, Song (34 tuổi) phải bỏ việc vì vợ anh sinh con. Anh phải thường xuyên làm việc từ 8h sáng tới tận 1h đêm.
'Ông chủ luôn nhắc nhở chúng tôi, đặt công ty lên trước, rồi mới đến gia đình' - Song cho hay.
Đối với nhiều thanh niên Hàn Quốc, điều khiến họ khó chịu nhất là các bậc phụ huynh - những người làm việc hàng giờ để xây dựng 'giấc mơ Hàn Quốc' - cho rằng, con cái họ chưa đủ nỗ lực.
Yeo Jung-hoon (31 tuổi, từng làm việc tại một tổ chức phi chính phủ về môi trường) cho biết: 'Cha mẹ nghĩ rằng, tôi chưa cố gắng hết mình. Có lần sau một cuộc họp, ông chủ nói trước mọi người tôi không phù hợp với công việc này.
Tôi cảm thấy như mình bị sỉ nhục. Nhưng tôi không thể bỏ nó vì tôi cần tiền. Đó quả là địa ngục không lối thoát'.
Theo Zing