Dịch sốt xuất huyết: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đẩy lùi sốt xuất huyết không còn là trách nhiệm của riêng đội ngũ y bác sĩ, mà là của toàn dân. Cùng chung tay đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết từ những việc đơn giản nhất trong nhà.

Dịch sốt xuất huyết đang hoành hành ở nước ta, đặc biệt Hà Nội và TP HCM là hai thành phố có tỉ lệ người mắc sốt xuất huyết cao nhất toàn quốc.

Ở thời điểm này, các bệnh viện gần như đã quá tải và đội ngũ y bác sĩ phải làm việc cật lực, không có ngày nghỉ vì số bệnh nhân sốt xuất huyết tới khám và điều trị ngày càng gia tăng. Một số bệnh viện phải lập phòng khám và điều trị dã chiến và 10 tỉnh thành đã cắt cử nhiều bác sĩ tới Hà Nội để đảm bảo đủ nhân lực trong những ngày cao điểm của dịch bệnh.

Dịch sốt xuất huyết: Phòng bệnh hơn chữa bệnh-1
Sốt xuất huyết ở Hà Nội đang gia tăng theo cấp số nhân, nhiều bệnh viện quá tải (Ảnh: Trí thức trẻ)

Theo số liệu thống kê ngày 12/8, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng vọt lên gần 15.400, trong khi hai ngày trước đó mới chỉ có hơn 13.000 ca và 7 ca tử vong. Ngày 10/8, Bộ Y tế đã phải họp khẩn vì số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng vọt, cả nước có 24 ca tử vong trên gần 90.000 ca mắc sốt xuất huyết.

Hôm qua 15/8, khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai xác nhận trường hợp biến chứng đầu tiên của sốt xuất huyết là một phụ nữ mang thai bị sảy thai.

Các bác sĩ cho biết giai đoạn nguy hiểm nhất mắc sốt xuất huyết ở thai phụ là khi mới mang thai và chuyển dạ. Các bà bầu cần lưu ý bảo vệ sức khỏe cho bản thân và đứa bé trong bụng. Ngay khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, phụ nữ mang thai hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhà để thăm khám kịp thời trước khi bệnh chuyển biến nặng hơn.

Đẩy lùi dịch sốt xuất huyết giờ đây không còn là trách nhiệm của riêng đội ngũ bác sĩ nữa mà là trách nhiệm toàn dân. Mọi người hãy chung tay diệt trừ muỗi, loăng quăng, bọ gậy - vật trung gian lây nhiễm sốt xuất huyết từ những việc đơn giản nhất tại nhà.


Clip phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, lây lan do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành.

Biểu hiện của bệnh:
-    Sốt cao 39-40 độ trong nhiều ngày
-    Xuất huyết dưới da: chấm nhỏ màu đỏ rải rác ở các bộ phận trên cơ thể: tay, chân, bụng, đùi,...
-    Ói hoặc đại tiện ra máu
-    Sốc: sốt cao, mệt li bì, chân tay lạnh

Làm gì khi bị sốt xuất huyết?
-    Đưa bệnh nhân tới khám và làm đúng theo chỉ định của bác sĩ
-    Sốt xuất huyết nhẹ có thể điều trị tại nhà

Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà:
-    Bổ sung nước cho cơ thể người bệnh: nước ấm, nước điện giải, nước hoa quả
-    Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa: cháo, sữa,...
-    Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng

Phòng tránh sốt xuất huyết:
-    Đậy kín các nơi có nước như lu, vại
-    Phát quang bụi rậm, giữ gìn vệ sinh trong và quanh nơi ở
-    Buông màn khi ngủ, kể cả ban ngày
-    Phun thuốc diệt muỗi

VEE
Clip: Xuân Quý
Theo Vietnamnet


dịch sốt xuất huyết sốt xuất huyết

Tin tức mới nhất