Với tỷ lệ 1,7 trẻ/ phụ nữ, chính phủ Đan Mạch cuống cuồng tìm giải pháp khuyến khích dân chúng sinh con càng nhiều càng tốt. Họ phát động phong trào “Do it for Denmark!” với nội dung tuyên truyền các cặp đôi nên vác ba-lô lên vai và tìm về những nơi nắng ấm, biển đẹp,… Nói chung là tìm đến chốn có khung cảnh hữu tình, lãng mạn nhằm làm tăng cảm giác muốn làm "chuyện ấy" và cho ra đời những em bé kháu khỉnh. Đó là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng đối với tổ quốc.
2. Romania: “Muốn giảm thuế hả? Sản xuất con nít đi cưng!”
Những đối tượng dù còn độc thân hay đã kết hôn, mà bước sang tuổi 25 vẫn chưa sản sinh em bé nào, có thể phải móc ví số tiền tương đương 20% thu nhập hàng tháng của họ để đóng thuế. Các cặp đôi đã về với nhau ngay lập tức được cơ quan chức năng mời đến để tra hỏi nguyên nhân, điều tra quan hệ tình d.ụ.c của họ có diễn ra bình thường không. Cảnh sát được cử theo dõi các bà bầu để đảm bảo họ tuân thủ lịch kiểm tra thai kỳ đều đặn và ngăn chặn tình trạng nạo phá thai. Dĩ nhiên, li dị là điều rất khó chấp nhận tại Romania.
Bên cạnh đó, để dân chúng có tinh thần… đẻ, cứ mỗi đứa trẻ ra đời là họ nhận được một khoản trợ cấp từ chính phủ. Nếu cặp nào cho một lèo 3 đứa ra đời, thuế thu nhập của họ được giảm tới 30%. Sướng chưa? Tuy nhiên, chính sách này cũng tạo ra vài tình huống tiêu cực. Bằng chứng là để đối phó, nhiều người cũng có mang nhưng sau khi sinh nở, họ vứt con vào các trại mồ côi, nhà thờ… Con số thống kê này lên đến hàng trăm ngàn trường hợp.
3. Liên Xô cũ: truy tặng danh hiệu “Bà mẹ anh hùng” cho phụ nữ nhiều con
Lực lượng lao động trẻ trung, năng động và tràn trề sinh lực chính là nhân tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy đất nước trở thành cường quốc. Như để minh chứng cho điều này, Liên Xô đã đẩy mạnh phong trào sinh đẻ. Năm 1944, bà mẹ nào "sản xuất" được 5 đứa và tất cả đều lớn lên khỏe mạnh, ngay lập tức được truy phong danh hiệu “Bà mẹ anh hùng” và được tưởng thưởng huân chương “Bà mẹ Xô Viết”. Trong trường hợp chỉ có 4 đứa sống sót, sẽ được tặng huân chương hạng nhì, với điều kiện đứa xấu số kia phải tồn tại trên cõi đời ít nhất một năm.
4. Hàn Quốc: tổ chức ngày gia đình
Mỗi bà mẹ xứ Kim Chi cho ra đời bình quân 1,2 em bé/năm. Chính vì vậy, chính phủ chưa thể hài lòng với con số quá ư khiêm tốn này. Thế là họ phát động “Ngày gia đình”. Vào các thứ 3 và thứ 4 hàng tuần, sau 7 giờ tối, toàn bộ nhân viên trong văn phòng chính phủ được cho ra về để xây dựng tổ ấm, tăng cường chuyện chăn gối. Thậm chí phụ nữ được khuyến khích có con mà không cần phải cưới xin gì.
5. Singapore: bật rap nói về chuyện sinh em bé trong ngày Quốc khánh
Căn cứ con số thống kê, lượng baby trung bình mà mỗi bà mẹ cho ra đời ở nước này chỉ 1,2 em bé/năm. Thật đáng quan ngại với tỷ lệ sinh khiêm tốn này. Chính vì vậy, để cho người dân ý thức hơn nữa tầm quan trọng của việc tạo ra thế hệ sau, thay vì đề cập đến những điều đao to búa lớn, diễn văn hay diễu hành vào dịp quốc khánh, các bài rap được phát sóng rộng rãi, chủ yếu tập trung đến nghĩa vụ… tạo ra em bé.
6. Nhật Bản: dùng baby robot để khơi gợi lòng khao khát tình mẫu tử
Lo ngại những người già nua sẽ sớm về nơi cực lạc và tương lai Nhật Bản không người kế thừa, các quan chức quyết định phát triển trẻ em robot. Chúng có thể khóc, cười, hắt hơi,… như một đứa trẻ thực sự. Họ hi vọng rằng, sau thời gian dài gắn bó, bố mẹ chúng sẽ khao khát một đứa con.
Theo Bestie/ TTVH