Tiếng dầu kêu xèo xèo trên vỉ nướng, tiếng xì xì của hơi nước từ những chiếc nồi sôi ùng ục, tiếng rao của những người bán hàng và cả tiếng gọi gấp gáp chen chúc của những khách hàng mong muốn được phục vụ trước. Tất cả tạo thành một bản giao hưởng hỗn loạn nhưng đầy hấp dẫn.
Chúng tôi ghé vào một cửa hàng trông giống như nhiều cửa hàng khác xung quanh và gọi món hotteok (một thức bánh rán với nhân mật ong hoặc những loại gia vị khác), râu bạch tuộc, dồi lợn và chả cá xiên que.
Đây là những món ăn xa lạ với chúng tôi, nhưng không thể phủ nhận, chúng rất ngon và giá rất rẻ. Chỉ với vài nghìn won (khoảng hơn 50 nghìn đồng), tôi đã có một trải nghiệm thú vị đầu tiên ở khu chợ Gwangjang, Seoul.
Bước chuyển mình của du lịch Hàn Quốc
Thật dễ dàng để có thể hòa mình vào văn hóa Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung. Đất nước xử sở kim chi đang trải qua thời kỳ bùng nổ của du lịch.
Bắt nguồn của thay đổi này đó là sự xuất hiện và trỗi dậy của văn hóa K-pop - một nền văn hóa âm nhạc được đặc trưng bởi dòng nhạc pop bắt tai, vũ đạo mượt mà và có giá trị thị trường cao; của nền điện ảnh mang tầm quốc tế với những kịch bản thu hút người xem (chẳng hạn như Ký Sinh Trùng, bộ phim hài đen ra mắt năm 2019 đã giành giải Phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar); và cả của nền ẩm thực vô cùng phong phú, đa dạng.
Hugo thừa nhận rằng hầu hết các món ăn ở Seoul đều mới mẻ đối với anh. Hình ảnh một người phụ nữ ăn bạch tuộc hấp ở quận Myeongdong của thành phố.
Theo số liệu thống kê, kể từ giữa những năm 1990, hàng năm chỉ có khoảng 4 triệu người đến Hàn Quốc với mục đích du lịch, nhưng đến nay, lượng khách này đã tăng gấp 4 lần. Trong đó, chủ yếu là những người trẻ với niềm đam mê K-pop.
Seoul - thành phố của những trải nghiệm khó quên
Và Seoul, thành phố thủ đô với dân số 10 triệu người trong tổng số 51 triệu dân của cả nước, trung tâm của âm nhạc, điện ảnh và ẩm thực Hàn Quốc, lẽ dĩ nhiên, sẽ là mảnh đất chuyển mình mạnh mẽ nhất nhờ du lịch.
Tạm quên những con số, hãy theo chân chúng tôi đến khách sạn Le Meridien nằm ở trung tâm quận Myeongdong - một địa điểm "nghiêm trang" khác xa với cái ồn ào, tấp nập của chợ Gwangjang.
Đây là khu phố với nhiều ngõ ngách, giống như một mê cung. Nhưng khi đèn đường bật sáng, nó sẽ trở nên sống động và thú vị hơn bao giờ hết, hàng quán, hàng rong bản đủ thứ từ đồ chơi cho đến những chiếc túi xách "hàng hiệu nhái". Các quầy hàng tràn cả ra đường.
Cũng khá đói rồi đấy nhỉ, đừng lo, ở Seoul bạn chẳng bao giờ phải suy nghĩ về vấn đề này đâu vì đồ ăn ở đây ngập tràn các đường phố. Nhưng tin tôi đi, đây không phải là nơi bạn muốn đến nếu bạn đang ăn kiêng đâu.
Chúng tôi đã chọn gà rán, dâu tây phủ kẹo bơ cứng, mandu (bánh bao chiên) và ttoekbokki (bánh gạo) cho bữa trưa. Bữa tối, chúng tôi nướng thịt cừu bằng than củi và có cả canh sườn bò nữa.
Thời gian du lịch tại đây, tôi ngỡ ngàng nhận thấy rằng người dân Hàn Quốc có sở thích ăn nội tạng uống kèm với rượu Soju đã được pha với bia. Họ uống hết chai này đến chai khác, thật thú vị.
Địa điểm tiếp theo mà chúng tôi ghé thăm là Bảo tàng Nghệ thuật Leeum và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Cả hai đều nằm trong những tòa nhà khổng lồ và hiện đại với những buổi triển lãm được tổ chức vô cùng ấn tượng.
Ngày hôm sau chúng tôi dành gần trọn buổi sáng để thăm quan Cung điện Cảnh Phúc (Gyeongbokgung Palace, được xây dựng vào năm 1395). Lời khyên của tôi đó là các bạn hãy di chuyển tới đây bằng tàu điện ngầm.
Trong chuyến thăm Seoul ở Hàn Quốc, Hugo Brown dành một buổi sáng tại Cung điện Cảnh Phúc (ảnh).
Ở Seoul, dịch vụ di chuyển bằng tàu điện ngầm rất tốt, các chuyến tàu đều rất sạch sẽ và quan trọng là thường chạy đúng giờcác hành khách sẽ xếp thành một hàng để lên tàu mà không chen lấn.
Nhưng dù tàu điện ngầm có tốt đến đâu thì việc đi bộ sẽ có ích cho sức khỏe và môi trường hơn, tiện thể, các bạn có thể dễ dàng ghé vào các cửa hàng mang màu sắc cực kỳ cổ điển ở quận Hongdae hoặc giữa các hộp đêm luôn sáng ánh đèn neon ở Itaewon.
Cung điện Cảnh Phúc được xây dựng vào năm 1395.
Rời Cung điện Cảnh Phúc, chúng tôi di chuyển đến Làng Bukchon Hanoknơi tôi đã có ba đêm trải nghiệm vô cùng đáng nhớ. Ấn tượng của tôi về nơi đây là những ngôi nhà của làng Hanok được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hàn Quốc thế kỷ 14 với mái cong, cửa kéo và sàn gỗ.
Busan - điểm hẹn không thể bỏ lỡ
Sau 6 ngày khám phá Seoul chúng tôi đã lên tàu và di chuyển đến Busan, thành phố lớn thứ 2 của Hàn Quốc. Busan nằm trên bờ biển phía Đông Nam của Thái Bình Dương.
Nơi đây, những khối tháp cao tầng và khách sạn nằm chen chúc dọc theo bãi biển dài và hoang sơ khiến ta có cảm giác như một dòng nước đang trực trào ra với đại dương.
Chúng tôi đã một buổi chiều ở Spa Land, một nhà tắm hiện đại đặc trưng của Hàn Quốc (Jimjilbang) trong một trung tâm mua sắm. Ngày hôm sau, chúng tôi được trải nghiệm hoạt động làm rượu Makgeolli trên những ngọn đồi vùng ngoại ô thành phố.
Loại rượu gạo truyền thống này được làm bằng cách nấu chín gạo, trộn thật đều cùng với một loại men và sau đó ủ trong một thời gian nhất định.
Hình ảnh thành phố Busan về đêm
Điểm đến tiếp theo là Làng văn hóa Gamcheon, nhìn cuộc sống nơi đây, có vẻ là một cái bẫy du lịch, thế nhưng không thể phủ nhận những ngôi nhà rực rỡ sắc màu nằm trên sườn núi đã tạo nên một khung cảnh thật ngoạn mục.
Chưa hết, ở Gamcheon còn có những cửa hàng và quán cà phê được bài trí khá kỳ quặc nữa.
Jeju - hòn đảo hớp hồn du khách
Từ Busan chúng tôi đi đến Jeju, hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Nam Hàn Quốc. Nơi đây có diện tích gấp 3 lần Seoul nhưng chỉ có 900.000 người dân sinh sống.
Jeju là một hòn đảo vô cùng xinh đẹp, chúng tôi đã lựa chọn ở tại Jeju Shinhwa World, thuộc chuỗi nghỉ dưỡng Marriott - nơi có sòng bạc, trung tâm mua sắm, công viên giải trí, sân chơi bowling và vô số các nhà hàng.
Hugo tới đảo Jeju (trong ảnh), nơi có diện tích gấp 3 lần Seoul nhưng chỉ có 900.000 cư dân và tự hào có bờ biển tuyệt đẹp.
Kết thúc chuyến đi trải nghiệm văn hóa và cảnh thức Busan, trước khi bay về nước, chúng tôi quay trở lại thủ đô Seoul để ghé lại những quán cà phê yêu thích của mình, lang thang trên đường phố Hongdae một lần nữa và tất nhiên là không thể thiếu khu chợ Gwangjang.
Theo Phụ nữ Việt Nam