Mọi thứ có vẻ ổn, nhưng gần đây anh lại bị tôi bắt gặp nhắn tin cho cô ta.

Tôi phải đấu tranh với chính mình để lựa chọn: dừng lại hay đi tiếp. Tôi đã biến thành một người mà tôi chưa bao giờ muốn trở thành.

Tôi kiểm tra điện thoại và các tài khoản khác của anh, tôi không thể nói chuyện với anh, tôi rất tức giận và tổn thương vì không biết phải làm thế nào để tiếp tục. Tôi không còn sự tin tưởng nào cả.

Sau nhiều cuộc tranh cãi, anh vẫn chỉ nói với tôi duy nhất một câu: “Anh muốn chúng ta tiếp tục”. Nhưng đó là thời điểm tôi không muốn nói chuyện với anh nữa. Điều đáng buồn là tôi còn yêu anh, tôi ước gì mọi thứ có thể trở lại như cũ. 

Nhưng tôi thấy điều này không thực tế và rất khó để nhìn cuộc sống theo cách nào khác với hiện tại. Đó là một cú sốc đối với tôi. Thật đau đớn khi phát hiện ra mọi thứ trong mối quan hệ của mình không như mình nghĩ. 

Đừng khiến con phải chịu thiệt thòi chỉ vì sai lầm của bố mẹ-1

Anh muốn cùng tôi lên kế hoạch cho tương lai như một gia đình đúng nghĩa, vì điều này mà tôi muốn mình lùi lại một chút để cân nhắc các lựa chọn.

Tôi biết, trong nhiều trường hợp, những người phụ nữ có hoàn cảnh giống tôi sẽ không bao giờ muốn tin tưởng và cho chồng họ thêm cơ hội. Nhưng tôi vẫn muốn nhìn vào khía cạnh tốt đẹp của một con người. 

Cho anh thêm một cơ hội đồng nghĩa với việc tôi có thể gặp nguy hiểm và tiếp tục rơi vào vòng xoáy của sự tổn thương. Anh là người đã làm vẩn đục vùng nước, nhưng nếu tôi có thể giữ bình tĩnh và cố gắng hết sức để giải quyết hợp lý về những gì đã xảy ra, biết đâu tôi có thể giữ được một mái nhà êm ấm cho các con.

Tôi đã đề nghị anh một cuộc nói chuyện cởi mở và trung thực. Tôi cũng cho anh biết rằng tôi muốn thảo luận về mọi thứ để có thể hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra và cùng nhau suy nghĩ xem liệu chúng tôi có nên tiếp tục trong hòa bình, chứ không phải tranh cãi hay đánh đổi.

Tôi nói với anh: “Tốt hơn hết là chúng ta nên ngồi xuống, thực sự tập trung và chú ý vào cuộc trò chuyện”.

Thấy được sự nghiêm túc của tôi, anh đã làm tốt công việc lắng nghe. Sau mỗi cuộc trò chuyện kéo dài, tôi nhận ra một trong những vấn đề gây ra mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng là khi chúng ta không muốn đối tác của mình biết cảm giác của chúng ta, điều này khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc truyền tải. 

Đừng khiến con phải chịu thiệt thòi chỉ vì sai lầm của bố mẹ-2

Đôi khi, tôi càng muốn anh nghe, tôi càng không muốn nghe những gì anh nói. Vì vậy, tôi biết mình cũng có nhược điểm của mình.

Tôi sửa đổi bằng cách giữ bình tĩnh và đón nhận những gì anh nói. Đó là cách tôi bắt đầu một cuộc đối thoại cởi mở và hai chiều. Tôi cũng suy nghĩ kĩ về những gì đã nói trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. 

Tôi nói rõ ràng với anh rằng tôi làm tất cả những điều này không có nghĩa là tôi đã tha thứ cho anh hoặc tôi không có quyền tức giận. Tôi vẫn có thể "bùng nổ" bất cứ lúc nào, nhưng với điều kiện là tôi, anh và lũ trẻ phải cảm thấy ổn. Với tôi, việc có một cuộc trò chuyện văn minh là rất quan trọng.

Tôi chưa bao giờ có lời nói hay động thái nào để anh hiểu nhầm rằng mình đang dung túng cho hành vi sai trái của anh. Tôi vẫn để anh thấy tôi đã bị tổn thương đến nhường nào. Nhưng vì tình cảm dành cho anh vẫn còn nên tôi quyết định cho anh thêm một cơ hội. 

Nhìn vào cách cư xử của tôi, anh biết mình phải làm thế nào để bù đắp và cùng tôi hướng đến một tương lai bền vững hơn. Những ngày tháng sắp tới vẫn là một thách thức với chúng tôi, nhưng tôi sẽ không dễ dàng để các con phải chịu thiệt thòi vì những vấn đề của người lớn.

Theo Giáo dục và Thời đại