Phấn rôm là mỹ phẩm được sản xuất từ một khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn. Phấn rôm có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau, tùy nơi sản xuất, nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm; chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có khả năng hút ẩm nên được dùng để thoa vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, tránh bị hăm, ẩm ướt.
Theo báo cáo của các Trung tâm kiểm soát độc chất các nước cho thấy, phấn rôm tiềm ẩn những nguy hại đối với sức khỏe của trẻ khó lường mà ít người biết đến. Mặc dù không gây độc toàn thân nhưng hít phải phấn rôm dễ gây thiếu oxy do tắc đường dẫn khí, cản trở hoạt động hô hấp. Trẻ hít phải phấn rôm có thể gây ho, suy hô hấp và di chứng phổi về lâu về dài có thể xảy ra.
Khi bôi lên người, một chút bột bị trẻ hít vào có thể được thải ra ngoài nhờ chức năng tự vệ của khí quản, nhưng nếu sử dụng lâu dài, trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.
Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé.
Một số tài liệu thống kê của nước ngoài cho thấy, cứ 70 bé gái mới sinh ra thì có một bé sẽ mắc phải u ác tính buồng trứng trong cuộc đời của mình. Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện, tỷ lệ tử vong trong số các bệnh u bướu ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung.
Theo BS da liễu Lê Đức Thọ, các sản phẩm bôi ngoài da dạng bột để chống hăm cho trẻ phải được sản xuất bởi các thương hiệu uy có tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.
Việc sử dụng phấn rôm không đúng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Chỉ cần một lượng phấn rất nhỏ xâm nhập cũng có thể gây tổn hại cho mắt và chức năng hô hấp của trẻ.
Tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên mặt, mắt của trẻ và vùng hội âm (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) của bé gái để ngừa khả năng gây ung thư. Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm vì có thể làm cho vùng da bị tổn thương càng nặng thêm; sau khi sử dụng phải đậy nắp lại cẩn thận và để ngoài tầm tay của trẻ; không cho trẻ được cầm chơi lọ phấn rôm.
Theo báo cáo của các Trung tâm kiểm soát độc chất các nước cho thấy, phấn rôm tiềm ẩn những nguy hại đối với sức khỏe của trẻ khó lường mà ít người biết đến. Mặc dù không gây độc toàn thân nhưng hít phải phấn rôm dễ gây thiếu oxy do tắc đường dẫn khí, cản trở hoạt động hô hấp. Trẻ hít phải phấn rôm có thể gây ho, suy hô hấp và di chứng phổi về lâu về dài có thể xảy ra.
Khi bôi lên người, một chút bột bị trẻ hít vào có thể được thải ra ngoài nhờ chức năng tự vệ của khí quản, nhưng nếu sử dụng lâu dài, trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.
Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé.
Một số tài liệu thống kê của nước ngoài cho thấy, cứ 70 bé gái mới sinh ra thì có một bé sẽ mắc phải u ác tính buồng trứng trong cuộc đời của mình. Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện, tỷ lệ tử vong trong số các bệnh u bướu ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung.
Theo BS da liễu Lê Đức Thọ, các sản phẩm bôi ngoài da dạng bột để chống hăm cho trẻ phải được sản xuất bởi các thương hiệu uy có tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.
Việc sử dụng phấn rôm không đúng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Chỉ cần một lượng phấn rất nhỏ xâm nhập cũng có thể gây tổn hại cho mắt và chức năng hô hấp của trẻ.
Tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên mặt, mắt của trẻ và vùng hội âm (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) của bé gái để ngừa khả năng gây ung thư. Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm vì có thể làm cho vùng da bị tổn thương càng nặng thêm; sau khi sử dụng phải đậy nắp lại cẩn thận và để ngoài tầm tay của trẻ; không cho trẻ được cầm chơi lọ phấn rôm.
Theo Infonet