Vào đầu năm nay, nhiều ài phát thanh và truyền hình “3 lần 7 lượt” đưa vào kịch bản phim những đề tài hiện thực chỉ để tăng cường độ cao xét duyệt. Đây cũng là khâu quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển của những tác phẩm đề tài hiện thực, nhưng bên cạnh đó lại có những nghệ sĩ minh tinh thừa cơ hội này lấy danh quảng cáo là bộ phim đề đài hiện thực để tuyên truyền cho bản chất phim thần tượng.

Bộ phim truyền hình Người đàm phán Dương Mịch, Hoàng Tử Thao diễn chính bị Nhân dân nhật báo lên án phê bình.


Dù đã chiếu xong hết tất cả các tập nhưng “Người đàm phán” do Dương Mịch, TAO đóng chính lại đột nhiên bị báo lớn của Trung Quốc phê bình.

Theo như báo đưa tin, phim truyền hình Người đàm phán vốn dĩ được tuyên truyền là phim có đề tài hiện thực nhưng nội dung càng đi càng xa, nào là theo đuổi tiền tài, danh vọng, sự nghiệp, nào là trang phục lộng lẫy đẹp mắt, xe hơi sang trọng xa hoa và còn thêm vào chủ nghĩa “tổng tài bá đạo”... 

Những vấn đề này rất dễ dàng làm giảm giá trị, chất lượng của phim, hơn nữa những nội dung hoang tưởng, xa xỉ, không có thực này lại được chiếu trên màn ảnh nhỏ dành cho khán giả vị thanh niên, thậm chí là trẻ thanh thiếu niên xem, bên cạnh đó còn mời đến những nghệ sĩ nổi trội khiến bộ phim đề tài hiện thực biến thành một bộ phim mơ mộng ảo tưởng, tiền đồ vật chất ảo, thậm chí là “tham tiền lồ lộ”.


Trang phục của nhân vật không có điểm nào để chê…


Đặc biệt nữ chính Dương Mịch thì cứ như là Fashionista chứ không đơn giản chỉ là chuyên gia đàm phán!


Hành động bá đạo, tổng tài thường thấy trong các tác phẩm ngôn tình.

Có nhiều dân cư mạng bày tỏ rằng đứa con của mình hằng ngày đều theo dõi bộ phim Người đàm phán, sau khi xem xong không ngừng mô phỏng lại điệu bộ “tổng tài bá đạo”, mô phỏng lại trạng thái mơ mộng hoang tưởng sự phú quý, tiền đồ và còn những bộ dạng đáng sợ khác…

Những tình trạng này khiến bậc phụ huynh lo lắng một thời gian dài khi bộ phim được phát sóng, vì vậy Người đàm phán được xem là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của những đứa trẻ vị thành niên.

Có không ít khán giả nghĩ rằng phim truyền hình khoác lên lớp áo là đề tài hiện thực, nhưng bản chất thật sự lại là phim thần tượng như vậy thì không nên xét duyện cho qua, phải phong sát đến cùng, và thậm chí là cấm chiếu.


Được giới thiệu là phim khai thác về đề tài hiện thực,…


Thế nhưng khi xem khán giả chỉ thấy toàn mùi ngôn tình, cảnh yêu nhau lãng mạn của cặp đôi diễn viên chính.

Theo như mọi người cũng biết, Nhân dân nhật báo là một trang báo lớn của Trung Quốc, khi những nghệ sĩ minh tinh lên được trang báo này thì sự nghiệp tương lai sau này của họ cũng sẽ gặp trở ngại lớn.

Lần này Người đàm phán do Dương Mịch và Hoàng Tử Thao diễn chính bị Nhân dân nhật báo “điểm mặt” lên án phê bình, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Đối với sự nghiệp diễn xuất sau này của hai nghệ sĩ cũng sẽ có sự “phòng bị”. Nếunhững nghệ sĩ khác nói chung hay Dương Mịch, Hoàng Tử Thao nói riêng vẫn cứ đi theo con đường như vậy thì chắc chắn cũng sẽ có ngày bị “phong sát”.

Với tư cách là những nghệ sĩ lưu lượng nổi tiếng hàng nghìn người theo dõi, quan tâm, điều họ nên làm phải là dẫn dắt thế hệ sau, làm gương cho những thế hệ trẻ và quan trọng là phải nắm bắt kịch bản có nội dung lành mạnh và giá trị thật sự.

Theo Sao Star