Tết đã rập rình ngoài ngõ, chỉ cần chờ một tín hiệu giao thừa là ùa tới, náo nhiệt, rộn ràng hân hoan sung sướng. Ấy thế nhưng, Tết với không ít chị em vẫn đang có mặt trong đội hình những người ế bền bỉ thì Tết đôi khi là một từ khóa rất đáng sợ.
Điều đáng sợ nhất với gái ế khi về Tết đó là một câu hỏi muôn thuở luôn được đặt ra: Bao giờ lấy chồng? Chồng, trời ơi đâu giống như con gà ở trong chuồng, khùa tay một phát là thể nào cũng bắt được một con dù nhắm hay mở mắt. Câu hỏi quen thì câu trả lời cũng thường quen như: Dạ sắp rồi ạ. Câu trả lời có đầu tư dài dòng dí dỏm hơn thì: Năm sau ạ, nhưng chưa biết năm nào. Hoặc hơi lắt léo là khi nào cháu cưới khi đó cháu lấy chồng (tuy nhiên độ rủi ro của kiểu trả lời này hơi cao).
Tiếp nữa, như một thói đời mặc định, phụ nữ vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội. Nhẩm tính mà xem, khi tung tẩy độc thân họ vẫn quẩn quanh có mấy người bạn thân trong làng ngoài xóm. Đứa lấy chồng gần thì bận rộn nhà nội sang nhà ngoại, đứa lấy chồng xa thì “cắm trại” luôn mấy ngày Tết ở nhà chồng. Chị em quanh quẩn còn mấy cô bạn độc thân đề cao tình thần tự ế cũng chỉ biết trùm chăn co ro trong nhà nhau tám chuyện cho qua ngày đoạn bữa.
Đàn ông con trai thì đời sống tinh thần phong phú hơn nhiều. Họ sáng sớm đã rủ nhau lên quán ăn sáng mà việc giải quyết thiệt hại (tức là thanh toán tiền) đã được ủy thác cho thằng thua bài đêm hôm trước. Sau ăn sáng thì tà tà cà phê, chiều lại rủ nhau thể thao để tiêu hao năng lượng, tối đến lại la cà “kính thưa các loại lẩu”, muộn màn khuya khoắt thì làm bát cháo cho ấm bụng về đêm. Chu trình của họ cứ vòng tròn khép kín như thế. Thỉnh thoảng trong các nhóm bạn thân còn có sự “sa ngã” không đồng đều. Thằng đã có vợ, đứa đã vài con, có đứa lại vẫn hồn nhiên chưa gì. Thế là sản sinh ra một thú vui tao nhã là khích bác nhau, chế nhạo nhau. Thành ra, nếu đánh giá cảm xúc với tết thì tết quê đối với đàn ông được mong chờ nhiều hơn đàn bà.
Chị em ế một số người “đảm đang vốn sẵn tính trời” thì còn có một thú vui tương đối ít chán hơn là nấu nướng. Họ nhốt mình trong căn bếp của gia đình, trổ tài nấu từ món này sang món nọ chỉ để phục vụ đấng sinh thành hoặc tấm tắc tự thưởng cho mình như một thành quả của những ngày sống nơi thị thành, nơi thực phẩm đã được tẩm ướp qua loa qua những chất bảo quản chan chứa độc hại hay những thứ rau được vỗ lớn cực kỳ nhanh bằng những loại thuốc xuất xứ đâu đó bên nước láng giềng.
Phụ nữ siêng năng là thế, phụ nữ đã ế lại còn coi thường lao động thì những ngày Tết còn kinh khủng khiếp hơn nhiều. Họ nghĩ đến việc phải lau dọn nhà đón Tết, phải chúi đầu vào nấu nấu nướng nướng bữa này bữa nọ, rồi phải giải quyết một đống bát đũa ngày hôm sau thường nhiều hơn ngày hôm trước. Cá biệt, có những cô ế có thâm niên sợ bố mẹ phiền lòng vì một đống tuổi còn chả có ma nào đoái hoài, đêm đêm cô còn phải tự nói mở chuông điện thoại nói chuyện một mình vờ như có trai gọi tới để đánh tiếng với các cụ là ta đây cũng có người hỏi han, chẳng qua làm giá chảnh thôi ấy mà.
Tết của gái ế là những ngày dài lê thê, Tết của gái ế mà vốn dư thừa cân nặng còn là những nguồn nguy cơ cao độ. Tạo hóa vốn bất công khi luôn tạo ra cảm hứng ăn uống cho những người vốn đã dư thừa cân nặng, mà Tết thì đồ ăn thức uống luôn ngập ngụa trong gian bếp. Thế là gái đã ế còn bày đặt béo không thể kiềm lòng mình được nên phải lao vào ăn hăng say, ăn đến mức có cô đêm nằm mơ thảng thốt như gặp ác mộng, thấy mình trở lại thành phố không ngồi trên xe mà lăn như một quả bóng trở lại địa bàn mưu sinh.
Mà không riêng gì Tết, cứ ngẫm mà xem đối với những người ế không phân biệt giới tính, cứ những dịp lễ lạt đông vui náo nhiệt họ thường cảm thấy mình cô đơn hơn khi không có một đối tác tin cậy để yêu thương hay hôn hít. Tin tôi đi, tôi ế tôi biết mà.
Điều đáng sợ nhất với gái ế khi về Tết đó là một câu hỏi muôn thuở luôn được đặt ra: Bao giờ lấy chồng? Chồng, trời ơi đâu giống như con gà ở trong chuồng, khùa tay một phát là thể nào cũng bắt được một con dù nhắm hay mở mắt. Câu hỏi quen thì câu trả lời cũng thường quen như: Dạ sắp rồi ạ. Câu trả lời có đầu tư dài dòng dí dỏm hơn thì: Năm sau ạ, nhưng chưa biết năm nào. Hoặc hơi lắt léo là khi nào cháu cưới khi đó cháu lấy chồng (tuy nhiên độ rủi ro của kiểu trả lời này hơi cao).
Tiếp nữa, như một thói đời mặc định, phụ nữ vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội. Nhẩm tính mà xem, khi tung tẩy độc thân họ vẫn quẩn quanh có mấy người bạn thân trong làng ngoài xóm. Đứa lấy chồng gần thì bận rộn nhà nội sang nhà ngoại, đứa lấy chồng xa thì “cắm trại” luôn mấy ngày Tết ở nhà chồng. Chị em quanh quẩn còn mấy cô bạn độc thân đề cao tình thần tự ế cũng chỉ biết trùm chăn co ro trong nhà nhau tám chuyện cho qua ngày đoạn bữa.
Đàn ông con trai thì đời sống tinh thần phong phú hơn nhiều. Họ sáng sớm đã rủ nhau lên quán ăn sáng mà việc giải quyết thiệt hại (tức là thanh toán tiền) đã được ủy thác cho thằng thua bài đêm hôm trước. Sau ăn sáng thì tà tà cà phê, chiều lại rủ nhau thể thao để tiêu hao năng lượng, tối đến lại la cà “kính thưa các loại lẩu”, muộn màn khuya khoắt thì làm bát cháo cho ấm bụng về đêm. Chu trình của họ cứ vòng tròn khép kín như thế. Thỉnh thoảng trong các nhóm bạn thân còn có sự “sa ngã” không đồng đều. Thằng đã có vợ, đứa đã vài con, có đứa lại vẫn hồn nhiên chưa gì. Thế là sản sinh ra một thú vui tao nhã là khích bác nhau, chế nhạo nhau. Thành ra, nếu đánh giá cảm xúc với tết thì tết quê đối với đàn ông được mong chờ nhiều hơn đàn bà.
Phụ nữ siêng năng là thế, phụ nữ đã ế lại còn coi thường lao động thì những ngày Tết còn kinh khủng khiếp hơn nhiều. (Ảnh minh họa)
Chị em ế một số người “đảm đang vốn sẵn tính trời” thì còn có một thú vui tương đối ít chán hơn là nấu nướng. Họ nhốt mình trong căn bếp của gia đình, trổ tài nấu từ món này sang món nọ chỉ để phục vụ đấng sinh thành hoặc tấm tắc tự thưởng cho mình như một thành quả của những ngày sống nơi thị thành, nơi thực phẩm đã được tẩm ướp qua loa qua những chất bảo quản chan chứa độc hại hay những thứ rau được vỗ lớn cực kỳ nhanh bằng những loại thuốc xuất xứ đâu đó bên nước láng giềng.
Phụ nữ siêng năng là thế, phụ nữ đã ế lại còn coi thường lao động thì những ngày Tết còn kinh khủng khiếp hơn nhiều. Họ nghĩ đến việc phải lau dọn nhà đón Tết, phải chúi đầu vào nấu nấu nướng nướng bữa này bữa nọ, rồi phải giải quyết một đống bát đũa ngày hôm sau thường nhiều hơn ngày hôm trước. Cá biệt, có những cô ế có thâm niên sợ bố mẹ phiền lòng vì một đống tuổi còn chả có ma nào đoái hoài, đêm đêm cô còn phải tự nói mở chuông điện thoại nói chuyện một mình vờ như có trai gọi tới để đánh tiếng với các cụ là ta đây cũng có người hỏi han, chẳng qua làm giá chảnh thôi ấy mà.
Tết của gái ế là những ngày dài lê thê, Tết của gái ế mà vốn dư thừa cân nặng còn là những nguồn nguy cơ cao độ. Tạo hóa vốn bất công khi luôn tạo ra cảm hứng ăn uống cho những người vốn đã dư thừa cân nặng, mà Tết thì đồ ăn thức uống luôn ngập ngụa trong gian bếp. Thế là gái đã ế còn bày đặt béo không thể kiềm lòng mình được nên phải lao vào ăn hăng say, ăn đến mức có cô đêm nằm mơ thảng thốt như gặp ác mộng, thấy mình trở lại thành phố không ngồi trên xe mà lăn như một quả bóng trở lại địa bàn mưu sinh.
Mà không riêng gì Tết, cứ ngẫm mà xem đối với những người ế không phân biệt giới tính, cứ những dịp lễ lạt đông vui náo nhiệt họ thường cảm thấy mình cô đơn hơn khi không có một đối tác tin cậy để yêu thương hay hôn hít. Tin tôi đi, tôi ế tôi biết mà.
Theo Eva/ khám phá