Đầu xuân, đong đưa thực hiện nốt quy trình tán gái với cô em đợt trước Tết tưởng như đã gần đến hồi chung kết, bỗng nhiên gái thẳng thừng thốt lên một câu: Thôi chúng mình dừng ở đây anh nhé.
Ô hay, chuyện yêu nhau đâu phải đang đi trên một chặng đường xa thì đứt xích thủng săm đâu mà bảo dừng là dừng. Tiếp tục truy vấn nguyên nhân thì em gái dứt khoát buông lời: Em sợ lấy chồng xa lắm, bố mẹ em cũng quán triệt rồi, lấy chồng xa đừng nhìn mặt các cụ.
Trong triền miên những lời khép lại những cuộc tán tỉnh yêu đương mà phổ biến nhất là câu: Chúng mình không hợp nhau, thì lý do trên quả thật là thật thà có phần có lý.
Tôi có cô bạn học cùng phổ thông lấy chồng Hà Nội mấy năm mới thấy xuất hiện ăn Tết ở quê. Bạn bảo, mấy năm lấy chồng năm nay chồng đi xuất ngoại làm ăn vợ mới được đặc cách về ăn Tết với gia đình mình một lần (nhà cô ở tận Nghệ An).
Cuộc sống ngày càng bắt buộc con người phải tính toán hơn trọng mọi sự việc dù nó ở xa. Hôn nhân cũng vậy. Người ta cứ trách cứ một cô gái thực dụng đỏi hỏi chồng mình phải thành đạt có nhà có cửa hoặc chồng rộng mở tiền đồ. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng, hôn nhân cũng cần có những sự đảm bảo của riêng nó. Một trong những sự đảm bảo đó chính là sự ổn định về kinh tế hoặc tiềm năng về kinh tế mà người chồng có thể đem lại cho người con gái của mình. Có thể chàng trai mà cô lấy làm vợ hiện thời chưa phải là người thành đạt, nhưng cô phải nhìn ở đó được những dấu hiệu của một người đàn ông có thể cáng đáng được tài chính cho gia đình bé nhỏ của mình sau này.
Trong những thực dụng vật chất đó, thực dụng của một cô gái trẻ khi quyết định chọn chồng ở gần mình cũng hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Lấy chồng ở gần, không những thông gia nội ngoại có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau thường xuyên, vợ chồng có thể năng qua lại nhà nội nhà ngoại thường xuyên, xa hơn nữa đó là những dịp tết đến xuân về.
Những cô gái lấy chồng xa may mắn được chồng trọng nội như trọng ngoại cũng phải có những hành trình vất vả đi lại giữa hai bên. Hành trình ấy phải được miêu tả bằng một chữ vật vã. Nếu lấy chồng gần, những ngày xuân đó có khả năng là những chuyến thăm hỏi nhàn nhã giữa đằng nội và đằng ngoại. Chẳng phải tất bật phân ra nay nhà ngoại, kia nhà nội hay năm nay giao thừa nhà chồng năm sau giao thừa nhà ngoại.
Những cô gái FA ra Tết, nghe mấy bà chị lấy chồng xa kể chuyện những chuyến đi ngược xuôi nội ngoại ấy thành ra cũng thẫn thờ suy xét lại những đối tác tiềm năng của mình, đặng toan lo tính toán.
Nhưng có những tính toán vẫn bất lực trước tình yêu nồng nàn rực cháy. Thế nên các cô gái à, hãy thử mở lòng mình ra để yêu đương rồi hãy để con tim và lý trí tính toán giữa yêu thương và chặng đường phải đi ngày tết. Nếu yêu thương đủ lớn, cảm thông đủ nhiều…những chuyến đi xa về nhà nội hay nhà ngoại sẽ như những chuyến du xuân đầy thú vị, nếu nghĩa tình vơi cạn thì lấy chồng gần chắc gì đã là những ngày tết hoan hỉ giữa hai bên. Tết thật là phiền, qua đi rồi vẫn khiến những nàng FA trở trăn về hôn nhân xa mãi.
Ô hay, chuyện yêu nhau đâu phải đang đi trên một chặng đường xa thì đứt xích thủng săm đâu mà bảo dừng là dừng. Tiếp tục truy vấn nguyên nhân thì em gái dứt khoát buông lời: Em sợ lấy chồng xa lắm, bố mẹ em cũng quán triệt rồi, lấy chồng xa đừng nhìn mặt các cụ.
Trong triền miên những lời khép lại những cuộc tán tỉnh yêu đương mà phổ biến nhất là câu: Chúng mình không hợp nhau, thì lý do trên quả thật là thật thà có phần có lý.
Tôi có cô bạn học cùng phổ thông lấy chồng Hà Nội mấy năm mới thấy xuất hiện ăn Tết ở quê. Bạn bảo, mấy năm lấy chồng năm nay chồng đi xuất ngoại làm ăn vợ mới được đặc cách về ăn Tết với gia đình mình một lần (nhà cô ở tận Nghệ An).
Cuộc sống ngày càng bắt buộc con người phải tính toán hơn trọng mọi sự việc dù nó ở xa. Hôn nhân cũng vậy. (ảnh minh họa)
Cuộc sống ngày càng bắt buộc con người phải tính toán hơn trọng mọi sự việc dù nó ở xa. Hôn nhân cũng vậy. Người ta cứ trách cứ một cô gái thực dụng đỏi hỏi chồng mình phải thành đạt có nhà có cửa hoặc chồng rộng mở tiền đồ. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng, hôn nhân cũng cần có những sự đảm bảo của riêng nó. Một trong những sự đảm bảo đó chính là sự ổn định về kinh tế hoặc tiềm năng về kinh tế mà người chồng có thể đem lại cho người con gái của mình. Có thể chàng trai mà cô lấy làm vợ hiện thời chưa phải là người thành đạt, nhưng cô phải nhìn ở đó được những dấu hiệu của một người đàn ông có thể cáng đáng được tài chính cho gia đình bé nhỏ của mình sau này.
Trong những thực dụng vật chất đó, thực dụng của một cô gái trẻ khi quyết định chọn chồng ở gần mình cũng hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Lấy chồng ở gần, không những thông gia nội ngoại có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau thường xuyên, vợ chồng có thể năng qua lại nhà nội nhà ngoại thường xuyên, xa hơn nữa đó là những dịp tết đến xuân về.
Những cô gái lấy chồng xa may mắn được chồng trọng nội như trọng ngoại cũng phải có những hành trình vất vả đi lại giữa hai bên. Hành trình ấy phải được miêu tả bằng một chữ vật vã. Nếu lấy chồng gần, những ngày xuân đó có khả năng là những chuyến thăm hỏi nhàn nhã giữa đằng nội và đằng ngoại. Chẳng phải tất bật phân ra nay nhà ngoại, kia nhà nội hay năm nay giao thừa nhà chồng năm sau giao thừa nhà ngoại.
Tết thật là phiền, qua đi rồi vẫn khiến những nàng FA trở trăn về hôn nhân xa mãi.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Những cô gái FA ra Tết, nghe mấy bà chị lấy chồng xa kể chuyện những chuyến đi ngược xuôi nội ngoại ấy thành ra cũng thẫn thờ suy xét lại những đối tác tiềm năng của mình, đặng toan lo tính toán.
Nhưng có những tính toán vẫn bất lực trước tình yêu nồng nàn rực cháy. Thế nên các cô gái à, hãy thử mở lòng mình ra để yêu đương rồi hãy để con tim và lý trí tính toán giữa yêu thương và chặng đường phải đi ngày tết. Nếu yêu thương đủ lớn, cảm thông đủ nhiều…những chuyến đi xa về nhà nội hay nhà ngoại sẽ như những chuyến du xuân đầy thú vị, nếu nghĩa tình vơi cạn thì lấy chồng gần chắc gì đã là những ngày tết hoan hỉ giữa hai bên. Tết thật là phiền, qua đi rồi vẫn khiến những nàng FA trở trăn về hôn nhân xa mãi.
Theo Eva/ khám phá