Phryne, gái điếm sở hữu vẻ đẹp "thần thánh" nổi tiếng Hy Lạp cổ đại

Gái mại dâm nổi tiếng Hy Lạp cổ đại: Kén khách mua vui, phạm tội vào tù vẫn được tha bổng nhờ vẻ đẹp thần thánh-1
Tượng điêu khắc khắc họa khuôn mặt của Phryne (Ảnh: Wikipedia)

Phryne, tên thật là Mnēsarétē (có nghĩa là "Đức Hạnh") là kỹ nữ nổi tiếng của Hy Lạp thế kỷ 4 TCN. Theo nhiều tài liệu ghi chép, từ ngữ không thể diễn tả hết vẻ đẹp được lấy làm chuẩn mực của Phryne. Chính bởi thân hình đẹp tựa nữ thần mà mỹ nhân này đã may mắn thoát tội chết tại phiên tòa xét xử ở đồi Areopagus, với tội danh báng bổ thần thánh trong lễ hội Eleusinian.

Phryne (có nghĩa là "Cóc") là tên biệt danh người ta gọi Mnēsarétē khi cô dấn thân vào "lầu xanh" bởi làn da màu ô liu, khác với làn da của hầu hết người Hy Lạp bấy giờ. Mặc dù mang biệt hiệu xấu xí, nhưng vẻ đẹp và thân hình của Phryne lại khiến người ta mê đắm, từ tầng lớp quý tộc, thậm chí cả vua cho tới những người làm nghề nghiên cứu như triết gia hay luật sư.

Sử sách có nói rằng Phryne làm "gái làng chơi" không phải chỉ vì tiền, mà còn vì tình. Mỹ nữ thành Athens luôn kén khách phục vụ, tự ngã giá cho khách chứ không phải cứ có tiền là sẽ được "vui vẻ" cùng nàng.

Gái mại dâm nổi tiếng Hy Lạp cổ đại: Kén khách mua vui, phạm tội vào tù vẫn được tha bổng nhờ vẻ đẹp thần thánh-2
Bức họa "Phryne" của José Frappa năm 1904 (Ảnh: Wikipedia)

Khi vua Lidya ngỏ ý muốn trả giá để được thư giãn cùng Phryne, cô đã ra "hét" rất cao vì ghét vị vua tàn bạo này. Cô cũng từ chối tiếp chính khách Athens Demosthenes khi ông muốn trả mức giá tương đương với mức lương hàng năm của một người đàn ông. Thế nhưng người đẹp lại tự nguyện trao thân cho nhà triết học Diogenes vì ngưỡng mộ tài năng và trí tuệ uyên thâm của triết gia.

Các tài liệu cũng mô tả dù làm nghề "buôn hương bán sắc" nhưng Phryne lại ăn mặc vô cùng kín đáo và hiếm khi xuất hiện ở các phòng tắm công cộng. Thế nhưng trong dịp lễ hội ca ngợi thần biển Poseidon tại Eleusis, Phryne lại thoát y trước bàn dân thiên hạ, rồi thả tóc và bước xuống biển trước sự ngỡ ngàng, trầm trồ của mọi người.

Chính nhờ khoảnh khắc ấy đã "thổi hồn" cho tác phẩm để đời của danh họa Apelles mang tên Aphrodite Anadyomene, hay còn được biết tới là Venus Anadyomene (Thần Vệ nữ đi lên từ mặt biển). Hình ảnh thần Vệ nữ được khắc họa trong tác phẩm chính là Phryne.

Từ đây, hình tượng Venus được sử dụng nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, từ hội họa tới điêu khắc, thậm chí cả trong văn học, âm nhạc, điện ảnh. Một số thi sĩ như Charles Baudelaire, Rainer Maria Rilke còn tiết lộ rằng vẻ đẹp của gái mại dâm thành Athens Phryne là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của họ.

Sau khi "tắm tiên" tại lễ hội Eleusis, Phryne bị kết án trọng tội bởi hành động bổ báng thần thánh. Nhưng chính nhờ vẻ đẹp tựa thần Vệ nữ mà Phryne lại được tha bổng, do các vị thầm phán tin rằng mỹ nhân chính là thánh thần.

Theo trang Wikipedia, khi Phryne "ở trần" tại phiên tòa xét xử trên đồi Areopagus, các thẩm phán phải trầm trồ trước vẻ đẹp hình thể của gái mại dâm khét tiếng thành Athens. Họ tin rằng nàng là sự ưu ái của Chúa trời, hoặc thậm chí có thể là nữ thần được Chúa gửi xuống. Vậy nên Phryne được tuyên bố vô tội.

Về sau, vụ xét xử Phryne trở thành đề tài sáng tác cho nhiều nghệ sĩ.

Dương Quý Phi, một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa

Gái mại dâm nổi tiếng Hy Lạp cổ đại: Kén khách mua vui, phạm tội vào tù vẫn được tha bổng nhờ vẻ đẹp thần thánh-3
Tạo hình Dương Quý Phi trên phim (Ảnh: Sohu)

Được nhớ tới như một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, Dương Quý Phi (thời nhà Đường, 719-756) là mỹ nhân nổi tiếng với nhan sắc "tu hoa" (hoa nhường). Tên thật của nàng là Dương Ngọc Hoàn, được tuyển vào cung và chiếm tình cảm của vua Đường Minh Hoàng. Tuy được sủng ái, nhưng Dương Quý Phi luôn buồn bã vì nhớ quê nhà.

Có một giai thoại về vẻ đẹp khiến hoa thẹn của Dương Quý Phi như sau: Một hôm, nàng tới hoa viên để thưởng hoa giải sầu. Nhìn những bông hoa mẫu đơn và hoa hồng đang nở rộ, nàng buồn bã cất tiếng hỏi: "Hoa ơi, hoa ơi, mỗi năm hoa mỗi nở, còn khi nào bông hoa của đời ta mới hé nở?", và bỗng nhiên những cánh hoa khẽ khép lại khi tay người đẹp chạm vào.

Từ đó, nhan sắc của mỹ nhân được ví là "tu hoa", nghĩa là vẻ đẹp khiến hoa phải nhường .

Lady Godiva, nữ bá tước xinh đẹp và nghĩa hiệp

Gái mại dâm nổi tiếng Hy Lạp cổ đại: Kén khách mua vui, phạm tội vào tù vẫn được tha bổng nhờ vẻ đẹp thần thánh-4
(Ảnh: Universal)

Nữ bá tước Godiva, sống ở thế kỷ 11 là một trong những người phụ nữ không chỉ xinh đẹp mà còn quyền lực và nổi tiếng bởi những hành động nghĩa hiệp, bênh vực dân nghèo.

Hình ảnh Godiva cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, tiêu biểu là bức tượng điêu khắc nữ bá tước xinh đẹp cưỡi ngựa trong trạng thái khỏa thân của nghệ sĩ người Anh, William Reid Dick năm 1949. Tác phẩm này dựa trên một giai thoại nổi tiếng về Godiva.

Hiện nay, bức tượng vẫn được trưng bày ở không gian công cộng trong thành phố Coventry - nơi diễn ra câu chuyện. Mặc dù chưa có tài liệu sử nào xác nhận tính xác thực của giai thoại, nhưng người đời sau vẫn truyền miệng như một cách tưởng nhớ và tôn vinh tấm lòng nhân ái của mỹ nhân.

Gái mại dâm nổi tiếng Hy Lạp cổ đại: Kén khách mua vui, phạm tội vào tù vẫn được tha bổng nhờ vẻ đẹp thần thánh-5
Bức tượng "Lady Godiva" của nhà điêu khắc William Reid Dick được trưng bày ở không gian công cộng trong thành phố Coventry (Ảnh: Wikipedia)

Theo truyền thuyết, Godiva đã yêu cầu chồng là lãnh chúa cai trị thành phố Coventry bấy giờ giảm thuế cho dân nghèo, nhưng chồng cô yêu sách: Nếu Godiva khỏa thân cưỡi ngựa diễu khắp thành phố thì ông sẽ chấp nhận mong muốn của nàng.

Để bảo vệ dân nghèo, Godiva đã thực hiện yêu cầu của chồng. Cô ra lệnh cho tất cả cư dân trong thành bấy giờ phải đóng cửa, ở trong nhà lúc cô khỏa thân diễu phố. Thế là người đẹp buông mái tóc dài xuống thân, ung dung cưỡi ngựa lang thang khắp các con đường trong thành phố với tình trạng trên người không mảnh vải.

Gái mại dâm nổi tiếng Hy Lạp cổ đại: Kén khách mua vui, phạm tội vào tù vẫn được tha bổng nhờ vẻ đẹp thần thánh-6
Bức vẽ "Lady Godiva" của danh họa John Collier mô phỏng lại hành động nghĩa hiệp của nữ bá tước Godiva (Ảnh: Wikipedia)

Sau khi làm đúng yêu sách của chồng, lãnh chúa đã giữ đúng lời hứa giảm thuế cho dân. Từ đó, nữ bá tước Godiva được dân chúng tôn trọng và ca tụng như một nữ thần.
 

Mộc
Theo Vietnamnet