Ghi nhớ 6 nguyên tắc và phương pháp chăm sóc sức khỏe bạn cần nhớ

Y học và khoa học cung cấp cho chúng ta nhiều nguyên tắc và phương pháp chăm sóc sức khỏe. Một số phương pháp có thể nghe lạ tai nhưng cũng được chứng minh là rất hiệu quả đấy.

Dưới đây là các phương pháp chăm sóc sức khỏe mà không phải ai trong số chúng ta cũng nghĩ tới. Bạn hãy tham khảo những thông tin do trang Brightside thu thập để biết làm sao cho mình luôn khỏe mạnh nhé:

6. Một chế độ ăn ít calorie sẽ kích thích sự thèm ăn, vì vậy đừng đếm lượng calorie mình ăn

Việc tập trung nhiều hơn vào đếm calorie sẽ dẫn tới một kết quả tiêu cực trong việc giảm cân hay duy trì trọng lượng tối ưu.

Khi chúng ta chọn một bữa ăn nhẹ có lượng calo thấp thay vì một bữa ăn chính thức, nó chỉ làm giảm cảm giác đói trong một thời gian ngắn. Nhưng rất nhanh sau đó chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy cơn đói tăng thêm và nguy cơ tiêu thụ nhiều calo hơn là điều khó tránh.

Ghi nhớ 6 nguyên tắc và phương pháp chăm sóc sức khỏe bạn cần nhớ-1

Một nghiên cứu của Đại học Missouri đã chỉ ra rằng, những phụ nữ ăn 3 bữa ăn lớn trong một khung thời gian 12 giờ sẽ hấp thụ ít hơn đáng kể lượng chất béo trong máu so với những người ăn cùng một số calo nhưng chia thành 6 bữa nhỏ trong ngày.

5. Chọn xà phòng bình thường thay cho xà phòng kháng khuẩn

Trên thực tế, không có bằng chứng rằng xà phòng kháng khuẩn có hiệu quả hơn so với xà phòng thông thường và nước. Trong một số nghiên cứu, kết quả cho thấy lượng triclosan - được sử dụng rộng rãi trong sản xuất hầu hết các loại thuốc đánh răng, chất khử mùi, và xà bông kháng khuẩn lỏng - rất có hại cho cơ thể chúng ta.

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược phẩm Mỹ (FDA), một số sản phẩm là xà phòng rửa tay tiệt trùng được ghi nhận là có chứa chất triclosan, một trong 19 chất mà Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm dùng từ đầu tháng 9/2016.

Triclosan là chất có liên quan đến các vấn đề về chức năng cơ bắp, nguy cơ dẫn đến bệnh tim và cả sự gián đoạn hoạt động của hoóc môn sinh sản.

FDA khuyến cáo người tiêu dùng nên rửa sạch tay bằng cách sử dụng những loại xà bình thường với nước để phòng tránh bệnh tật, tránh lây lan bệnh tật sang cho người khác.

4. Nên đứng để làm việc bất cứ khi nào có cơ hội

Theo một nghiên cứu năm 2012 của Hiệp hội Tâm lý Anh, trong một tuần làm việc điển hình, mọi người thường dành trung bình 5 giờ 41 phút mỗi ngày ngồi ở bàn làm việc của họ và 7 giờ ngủ vào ban đêm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ngồi làm việc càng lâu thì càng giảm sút về tinh thần. Không những thế, ngồi lâu còn khiến cơ thể thiếu vận động, tốc độ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy của máu bị giảm đi một nửa.

Vì vậy trong một ngày làm việc, chúng ta nên tận dụng mọi cơ hội có thể để đứng lên, nhờ đó để làm căng cơ bắp. Nếu có điều kiện, hãy đi bộ hoặc tập thể dục một chút trong giờ ăn trưa. Gần đây, ý tưởng đứng làm việc với "bàn làm việc đứng" đang trở nên ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia.

3. Ghi chép bằng cách viết tay giúp cải thiện khả năng của trí não

Các kết quả nghiên cứu của Đại học Bang Indiana đã chứng minh việc ghi chép giúp phát triển các khả năng tinh thần như phối hợp tâm thần, tăng sự chú ý, trí nhớ... Trong khi viết, các bộ phận của bộ não cũng có trách nhiệm kích hoạt đọc sách. Điều này rất có lợi cho não vì nó không xảy ra khi bạn ghi chép bằng cách gõ trên máy tính.

2. Không đánh răng trong vòng một giờ sau khi ăn

Nhiều nha sĩ tin rằng đánh răng ngay sau khi ăn giống như việc cố gắng loại bỏ mảng bám trên răng bằng giấy nhám. Điều này cực kì có hại cho răng. Bất kì thực phẩm nào (đặc biệt là hoa quả có múi, trái cây chứa axit, cà chua, đồ uống thể thao, và nước sô đa...) đều có thể làm cho men răng của chúng ta nhạy cảm hơn với các ảnh hưởng bên ngoài.

Nếu đánh răng ngay sau khi ăn, chúng ta sẽ khiến cho lớp bảo vệ răng bị mòn đi, axit có khả năng xâm nhập vào các lớp sâu của răng. Cuối cùng, điều này sẽ dẫn đến sự hình thành sâu răng. Giải pháp tốt nhất dành cho bạn là nên súc miệng với nước sạch và nếu muốn đánh răng thì nên chờ ít nhất 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn.

1. Không tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp

Ghi nhớ 6 nguyên tắc và phương pháp chăm sóc sức khỏe bạn cần nhớ-2

Bác sỹ Rafael Pelayo, một chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Giấc ngủ Đại học Stanford nói, nếu bạn không ngủ đủ giấc, đồng hồ báo thức của bạn sẽ đổ chuông khi bạn còn đang ở trong phạm vi giấc ngủ sâu. Bạn có thể sẽ thức dậy trong tình trạng rối loạn giấc ngủ và gây ra nhiều căng thẳng cho cơ thể.

Theo Pelayo, cơ thể cần thời gian để bạn sẵn sàng để thức dậy. Khi bạn đi ngủ lại, cơ thể bạn sẽ báo động sai, và bạn sẽ không thể thức dậy tỉnh táo. Khi chuông tắt đi một lần và bạn ngủ lại, cơ thể và bộ não của bạn đang bị bất ngờ, kết quả và là bạn sẽ thức dậy, chệnh choạng, cảm giác lơ mơ, gọi là quán tính giấc ngủ.

Bạn càng ngủ lại nhiều, cơ thể càng bối rối, lơ mơ. Và trong suốt cả ngày hôm đó, bạn có thể cảm thấy bực bội, rối loạn thị giác, trí nhớ và phản ứng với các sự kiện tồi tệ hơn. Theo thời gian, nó có thể gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, rối loạn thần kinh và suy giảm trí tuệ.

Pelayo khuyến cáo bạn nên đặt chuông báo thức vào cùng một thời điểm mỗi ngày và cố gắng dậy ngay khi chuông kêu.
 

Theo Trí Thức Trẻ


chế độ ăn lành mạnh giảm cân

Tin tức mới nhất