Chúng ta đều biết mỗi ngày có 3 bữa ăn cơ bản: sáng - trưa - tối. Nhưng trong quá trình vận động, làm việc, cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều có thể khiến bạn bị đói giữa giờ chưa đến bữa ăn. Giải pháp lúc này chính là tìm đến những món ăn nhẹ, đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể đồng thời lại có lợi cho sức khỏe, không làm cơ thể phát phì.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta vẫn không hiểu rõ giá trị của thực phẩm, kéo theo việc ăn vặt vừa gây tăng cân, vừa làm cơ thể yếu ớt đi trông thấy. Dưới đây là một số gợi ý thay thế thực phẩm ăn vặt lành mạnh vừa giúp bạn giảm cân lại khỏe mạnh hơn:
1. Thay bỏng ngô bằng đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan cung cấp nguồn protein và chất xơ dồi dào cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng đậu xanh chiên giòn cùng các loại gia vị yêu thích thay cho việc ăn bỏng ngô. Bắp rang bơ thường chứa quá nhiều đường, bơ, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể khiến bụng bạn luôn trong cảm giác khó chịu vì đầy bụng, ợ hơi.
2. Thay bánh phết bơ bằng táo phết bơ
Táo phết bơ đậu phộng là một món ăn vặt rất ngon lại vô cùng lành mạnh. Tốt nhất là bạn nên sử dụng bơ hạnh nhân nếu bạn không thích ăn lạc hoặc bị dị ứng bơ đậu phộng. Bánh phết bơ sẽ khiến cơ thể bạn nạp nhiều năng lượng hơn, không tốt cho sức khỏe.
3. Thay khoai tây chiên bằng đậu xanh chiên giòn
Tin tốt nếu như bạn thích thú với món đậu xanh chiên giòn vì chúng chứa rất nhiều protein, chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn nhẹ của mình. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ này vào một lúc. Cố gắng kiểm soát khẩu phần ăn sẽ giúp bạn tránh nạp calo dư thừa trong cơ thể.
4. Thay sữa chua siro bằng sữa chua với quả mọng
Sữa chua Hy Lạp là món ăn vặt lành mạnh, do đó rất nhiều người sử dụng chúng để ăn vặt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những “gia vị” kết hợp cùng món sữa chua này. Nếu bạn muốn có bữa ăn cung cấp năng lượng lại lành mạnh cho sức khỏe, hãy ăn sữa chua Hy Lạp kết hợp với quả mọng như việt quất, dâu tây. Ăn sữa chua với mật ong hoặc siro chỉ khiến bạn nạp quá nhiều calo, có thể dẫn đến tăng cân.
5. Thay kẹo trộn bằng các loại hạt trộn với nhau
Nếu bạn có một vài phút để chuẩn bị bữa ăn nhẹ trước khi làm việc, bạn có thể thử món kẹo trộn muối. Nhưng để ăn nhẹ lành mạnh, hãy thay chúng bằng các loại hạt. Nên sử dụng dạng hạt thô, chưa qua ướp muối và bảo quản hóa chất, hoặc thay bằng sô cô la đen. Các loại hạt nên sử dụng trong món ăn này là hạnh nhân, bí ngô, quả óc chó...
6. Thay bánh ngọt bằng các loại quả mọng
Trong khi bạn đồng nghiệp chưa kịp thổi nến sinh nhật vì có điện thoại gấp thì thay vì chờ đợi giây phút ăn bánh mừng sinh nhật, hãy nhón một chút quả mọng trên bàn tiệc. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn, tốt hơn cho sức khỏe vì là đường tự nhiên, giàu chất xơ, đồng thời tiêu thụ ít bánh ngọt hơn.
7. Thay nước ép trái cây bằng sinh tố trái cây
Các loại nước ép trái cây sẽ không thể khiến bạn no lâu bằng việc tiêu thụ một cốc sinh tố. Cùng cỡ cốc như nhau nhưng nếu uống nước ép, bạn phải cần đến số lượng trái cây nhiều hơn, đồng thời loại nước này hầu như là đường, không có chất xơ. Nếu thay bằng sinh tố thì bạn sẽ nạp vào cơ thể lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
8. Thay snack rau củ thay bằng rau củ luộc
Những loại rau củ được sử dụng dưới dạng đồ ăn nhanh ít nhiều đều có chứa chất bảo quản, lượng muối khá lớn, đồng thời lại không dồi dào vitamin, khoáng chất như những loại rau củ tươi rồi đem luộc lên. Do đó, bạn nên thay đổi thói quen ăn snack rau củ bằng việc bỏ chút thời gian ra luộc chín những loại rau củ tươi này để đảm bảo sức khỏe.
9. Thay đồ đông lạnh chưa nấu bằng thực phẩm nấu sẵn rồi để tủ lạnh
Để giúp nguyên liệu tươi lâu, chúng ta thường dùng tủ lạnh để bảo quản. Nhưng bạn có biết, những thực phẩm đông lạnh được bán trên thị trường được sử dụng rất nhiều muối, chất bảo quản tự nhiên đi kèm. Ăn quá nhiều muối khiến cơ thể bạn bị phù nề, giữ nước. Cách đơn giản nhất để tránh tình trạng này là bạn hãy nấu nhiều hơn vào tối hôm trước, sau đó sử dụng thức ăn nấu chín để hâm lại vào lò vi sóng vào ngày hôm sau.
10. Thay bánh gạo bằng ngũ cốc nguyên hạt
BS Charlie Seltzer, chuyên gia tư vấn giảm cân tại Philadelphia, Pennsylvania cho biết, những loại bánh gạo, ngũ cốc tinh chế, bánh mì tinh luyện… đều chứa hàm lượng carb cao. Khi đi vào cơ thể, chúng có khả năng làm lượng đường huyết gia tăng nhanh chóng, làm đường hấp thụ vào máu nhanh hơn. Do đó, bạn nên thay thế bằng những loại tinh bột chưa qua tinh chế, cung cấp chất xơ như bánh mì đen. Hãy thử một lát bánh mì với bơ hạt, hoặc bánh ngũ cốc nguyên hạt với pho mát ít béo.
11. Thay thực phẩm ít chất béo bằng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Bạn thường lo lắng ăn nhiều chất béo sẽ gây hại cho sức khỏe nên thường chăm chăm chọn những thực phẩm cực ít chất béo. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng có nhiều loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, những thực phẩm được ghi chứa ít chất béo không hẳn đã đủ tốt cho sức khỏe vì bù lại thường được thêm nhiều đường hơn. Do đó, tốt nhất là bạn nên thay thế bằng những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như quả bơ, bơ hạnh nhân…
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta vẫn không hiểu rõ giá trị của thực phẩm, kéo theo việc ăn vặt vừa gây tăng cân, vừa làm cơ thể yếu ớt đi trông thấy. Dưới đây là một số gợi ý thay thế thực phẩm ăn vặt lành mạnh vừa giúp bạn giảm cân lại khỏe mạnh hơn:
1. Thay bỏng ngô bằng đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan cung cấp nguồn protein và chất xơ dồi dào cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng đậu xanh chiên giòn cùng các loại gia vị yêu thích thay cho việc ăn bỏng ngô. Bắp rang bơ thường chứa quá nhiều đường, bơ, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể khiến bụng bạn luôn trong cảm giác khó chịu vì đầy bụng, ợ hơi.
2. Thay bánh phết bơ bằng táo phết bơ
Táo phết bơ đậu phộng là một món ăn vặt rất ngon lại vô cùng lành mạnh. Tốt nhất là bạn nên sử dụng bơ hạnh nhân nếu bạn không thích ăn lạc hoặc bị dị ứng bơ đậu phộng. Bánh phết bơ sẽ khiến cơ thể bạn nạp nhiều năng lượng hơn, không tốt cho sức khỏe.
3. Thay khoai tây chiên bằng đậu xanh chiên giòn
Tin tốt nếu như bạn thích thú với món đậu xanh chiên giòn vì chúng chứa rất nhiều protein, chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn nhẹ của mình. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ này vào một lúc. Cố gắng kiểm soát khẩu phần ăn sẽ giúp bạn tránh nạp calo dư thừa trong cơ thể.
4. Thay sữa chua siro bằng sữa chua với quả mọng
Sữa chua Hy Lạp là món ăn vặt lành mạnh, do đó rất nhiều người sử dụng chúng để ăn vặt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những “gia vị” kết hợp cùng món sữa chua này. Nếu bạn muốn có bữa ăn cung cấp năng lượng lại lành mạnh cho sức khỏe, hãy ăn sữa chua Hy Lạp kết hợp với quả mọng như việt quất, dâu tây. Ăn sữa chua với mật ong hoặc siro chỉ khiến bạn nạp quá nhiều calo, có thể dẫn đến tăng cân.
5. Thay kẹo trộn bằng các loại hạt trộn với nhau
Nếu bạn có một vài phút để chuẩn bị bữa ăn nhẹ trước khi làm việc, bạn có thể thử món kẹo trộn muối. Nhưng để ăn nhẹ lành mạnh, hãy thay chúng bằng các loại hạt. Nên sử dụng dạng hạt thô, chưa qua ướp muối và bảo quản hóa chất, hoặc thay bằng sô cô la đen. Các loại hạt nên sử dụng trong món ăn này là hạnh nhân, bí ngô, quả óc chó...
6. Thay bánh ngọt bằng các loại quả mọng
Trong khi bạn đồng nghiệp chưa kịp thổi nến sinh nhật vì có điện thoại gấp thì thay vì chờ đợi giây phút ăn bánh mừng sinh nhật, hãy nhón một chút quả mọng trên bàn tiệc. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn, tốt hơn cho sức khỏe vì là đường tự nhiên, giàu chất xơ, đồng thời tiêu thụ ít bánh ngọt hơn.
7. Thay nước ép trái cây bằng sinh tố trái cây
Các loại nước ép trái cây sẽ không thể khiến bạn no lâu bằng việc tiêu thụ một cốc sinh tố. Cùng cỡ cốc như nhau nhưng nếu uống nước ép, bạn phải cần đến số lượng trái cây nhiều hơn, đồng thời loại nước này hầu như là đường, không có chất xơ. Nếu thay bằng sinh tố thì bạn sẽ nạp vào cơ thể lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
8. Thay snack rau củ thay bằng rau củ luộc
Những loại rau củ được sử dụng dưới dạng đồ ăn nhanh ít nhiều đều có chứa chất bảo quản, lượng muối khá lớn, đồng thời lại không dồi dào vitamin, khoáng chất như những loại rau củ tươi rồi đem luộc lên. Do đó, bạn nên thay đổi thói quen ăn snack rau củ bằng việc bỏ chút thời gian ra luộc chín những loại rau củ tươi này để đảm bảo sức khỏe.
9. Thay đồ đông lạnh chưa nấu bằng thực phẩm nấu sẵn rồi để tủ lạnh
Để giúp nguyên liệu tươi lâu, chúng ta thường dùng tủ lạnh để bảo quản. Nhưng bạn có biết, những thực phẩm đông lạnh được bán trên thị trường được sử dụng rất nhiều muối, chất bảo quản tự nhiên đi kèm. Ăn quá nhiều muối khiến cơ thể bạn bị phù nề, giữ nước. Cách đơn giản nhất để tránh tình trạng này là bạn hãy nấu nhiều hơn vào tối hôm trước, sau đó sử dụng thức ăn nấu chín để hâm lại vào lò vi sóng vào ngày hôm sau.
10. Thay bánh gạo bằng ngũ cốc nguyên hạt
BS Charlie Seltzer, chuyên gia tư vấn giảm cân tại Philadelphia, Pennsylvania cho biết, những loại bánh gạo, ngũ cốc tinh chế, bánh mì tinh luyện… đều chứa hàm lượng carb cao. Khi đi vào cơ thể, chúng có khả năng làm lượng đường huyết gia tăng nhanh chóng, làm đường hấp thụ vào máu nhanh hơn. Do đó, bạn nên thay thế bằng những loại tinh bột chưa qua tinh chế, cung cấp chất xơ như bánh mì đen. Hãy thử một lát bánh mì với bơ hạt, hoặc bánh ngũ cốc nguyên hạt với pho mát ít béo.
11. Thay thực phẩm ít chất béo bằng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Bạn thường lo lắng ăn nhiều chất béo sẽ gây hại cho sức khỏe nên thường chăm chăm chọn những thực phẩm cực ít chất béo. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng có nhiều loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, những thực phẩm được ghi chứa ít chất béo không hẳn đã đủ tốt cho sức khỏe vì bù lại thường được thêm nhiều đường hơn. Do đó, tốt nhất là bạn nên thay thế bằng những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như quả bơ, bơ hạnh nhân…
Theo Trí thức trẻ