Chengdu Business Daily hôm 29/2 đưa tin, cô Lu đến từ thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã bị công ty đuổi việc vì dám nói dối sếp bị “ốm nặng” nhưng kỳ thực lại “vi vu” du lịch.
Theo đó, Lu đã nộp đơn xin nghỉ ốm và công ty đã phê duyệt đơn đồng thời vẫn thanh toán tiền lương cho cô này đúng như hợp đồng.
Thế nhưng, không may cho Lu, sếp của cô đã tình cờ phát hiện ra sự thật rằng Lu thực ra không hề ốm đau gì mà đang đi du hí tận đẩu đâu khi nhìn thấy những cập nhật của cô trên mạng xã hội.
Theo đó, Lu đã nộp đơn xin nghỉ ốm và công ty đã phê duyệt đơn đồng thời vẫn thanh toán tiền lương cho cô này đúng như hợp đồng.
Thế nhưng, không may cho Lu, sếp của cô đã tình cờ phát hiện ra sự thật rằng Lu thực ra không hề ốm đau gì mà đang đi du hí tận đẩu đâu khi nhìn thấy những cập nhật của cô trên mạng xã hội.
Hình ảnh check-in tại các điểm du lịch trong khi xin phép "nghỉ ốm" của Lu đã
bị chụp lại làm bằng chứng để đuổi việc cô.
bị chụp lại làm bằng chứng để đuổi việc cô.
Cô gái này đã “ăn vụng” lại “không biết chùi mép” khi liên tục chia sẻ ảnh đi chơi check-in tràn lan tại các địa điểm du lịch lên WeChat – mạng xã hội được rất nhiều người dùng ở Trung Quốc.
Công ty Lu làm việc đã chụp lại những hình ảnh đó mang tới văn phòng công chứng địa phương để công chứng và chấm dứt hợp đồng với cô.
Lu mải mê check-in tại các địa điểm du lịch mà quên mất những hình ảnh này sẽ
bị rất nhiều người nhìn thấy. (Ảnh minh họa)
bị rất nhiều người nhìn thấy. (Ảnh minh họa)
Chengdu Business Daily dẫn lời một nhân viên công chứng tên Li Huichun cho hay gần đây có rất nhiều trường hợp tới văn phòng yêu cầu công chứng những tài liệu lấy được từ trên mạng như email và những đoạn tin nhắn.
“Để tránh bằng chứng bị mất hoặc khó lấy lại, nhiều người đã mang những tài liệu này tới công chứng sớm để bảo đảm quyền lợi của mình. Trường hợp như của cô Lu không phải là trường hợp cá biệt.
Ngày càng nhiều người nghiện mạng xã hội và cô gái này chắc hẳn đã quên những chia sẻ của mình có thể bị nhiều người nhìn thấy” , công chứng viên Li cho biết.
“Trong trường hợp nhân viên bị phát hiện giả ốm thì công ty hoàn toàn có thể coi đó là tự ý nghỉ làm không lý do và cho nhân viên đó thôi việc” , luật sư Chen Xiaohu cho biết.
Sau kỳ "nghỉ ốm", Lu nhận được "trát đuổi việc" từ công ty.
Ngay sau khi được đăng tải trên Sina Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, sự việc đã dấy lên một cuộc tranh luận giữa các cư dân mạng.
“Đã nói dối rồi lại còn không biết đậy lại. Âu cũng là “gậy ông đập lưng ông” thôi” , người dùng có nickname @Woshisunjiamei gay gắt lên tiếng.
“Thế mới biết chức năng lập nhóm và cài đặt không hiển thị với một số người quan trọng như thế nào” , cư dân mạng @LuanChangAn chia sẻ.
Trong khi đó, người dùng có tên @Wozaifengzhongzhuzu lại đứng về phía cô gái tên Lu khi cho rằng “nhỡ cô ấy ốm thật và muốn tới những nơi có môi trường tốt hơn để hồi sức thì sao”.
Theo Soha/Trí thức trẻ