Phim điện ảnh Việt Nam những năm gần đây bị nhận xét dễ dãi, phần lớn là phim hài với nội dung xàm xí. Nhiều người thẳng thắn cho rằng nếu đem so sánh với những năm 2000, phim điện ảnh Việt ở hiện tại chẳng khác nào “CD hài đem chiếu rạp”.

Đa phần các phim hài nhảm rất hút khách, đó cũng là xu thế chung hay chính xác hơn là thị hiếu của khán giả. Việc phim được đầu tư lớn nhưng ít khách, thậm chí “chết yểu” như Cậu Vàng gần đây đương nhiên là do cẩu thả và “thích cãi”, nhưng cũng một phần nằm ở... rìa thị hiếu.

Không chạm đến nơi, không làm đúng hướng lại còn cố "cãi ương" nên sớm nhận thất bại, có vẻ như đó là công thức "thua đau" của nhiều tác phẩm điện ảnh.

Giới biên kịch xin ngừng tẩy chay Kiều, phim cổ trang cụt đường sống rồi!-1

Nhưng Kiều lại có một câu chuyện khác. Đạo diễn Mai Thu Huyền đã ấp ủ dự án Kiều suốt hơn 10 năm, nhiều lúc khốn khó, tưởng chừng phải bán cả nhà để có kinh phí làm phim. Đặc biệt với tinh thần luôn nhận góp ý, sợ làm khán giả buồn nên không ít lần đạo diễn lập tức thay đổi theo những góp ý, nhằm đưa bộ phim "gần với khán giả nhất".

Tuy vậy, nội dung của phim được đánh giá là kém, và sự thật quả đúng như vậy. Nhưng bên cạnh đó, phim được đầu tư ở những khía cạnh khác và một phần quan trọng là không thể phủ nhận tâm huyết của Mai Thu Huyền.

Phim có chất lượng hình ảnh tốt, nhiều shot quay choáng ngợp, cảnh lại tình. Âm nhạc là điểm sáng rất sáng của phim. Ấy vậy mà vẫn có nhiều người gay gắt, thậm chí ác khẩu đòi đào thải, kêu gọi "đừng làm phim nữa".

Tuy nhiên, nếu không làm thì nền điện ảnh Việt sẽ là một thị trường “thiu”, không biết đến bao giờ có món mới kèm chất lượng. Nếu cứ “ăn” mãi một món phim hài nhảm thì rạp chiếu của Việt Nam đến bao giờ mới thăng hoa.

Giới biên kịch xin ngừng tẩy chay Kiều, phim cổ trang cụt đường sống rồi!-2

Trong vài năm gần đây, một số phim điện ảnh được đầu tư cũng gặt hái thành công nổi bật: Hai Phượng doanh thu hơn 200 tỷ, được công chiếu ở nước ngoài, Netflix mua bản quyền… hay Mắt Biếc, một tác phẩm chuyển thể từ văn học cũng làm nên cơn sốt “chuyển thể” nói chung.

Tuy nhiên bởi nội dung mà phim đang bị vùi dập bởi cái gọi là “Reviewer”, những người “nêu lên quan điểm cá nhân” nhưng vì quan điểm đó mà có thể giết chết một êkip.

Đương nhiên, không thể cứ mãi lấy lý do “ủng hộ” hay “châm chước” để làm khó, van xin người xem ra rạp. Nếu phim không hay, thật đáng chỉ trích, tuy nhiên xã hội 4.0 với “quan điểm cá nhân” mạng thực sự là một thế lực vô hình rất mạnh. Chỉ cần 1 review xấu có thể kéo theo nhiều người có quan điểm dễ dãi nghe theo, chỉ cần 1 đánh giá có thể kéo theo cả làn sóng tẩy chay, vote, đánh sập…

Trên một nhóm của các biên kịch trẻ, nhiều ý kiến được nêu ra. Đa phần đều tập trung vào việc tôn trọng công sức làm phim, không nên quá đà – thù ghét.

Giới biên kịch xin ngừng tẩy chay Kiều, phim cổ trang cụt đường sống rồi!-3Giới biên kịch xin ngừng tẩy chay Kiều, phim cổ trang cụt đường sống rồi!-4Giới biên kịch xin ngừng tẩy chay Kiều, phim cổ trang cụt đường sống rồi!-5

Biên kịch là những người gần nhất với nội dung của một bộ phim, hàm lượng chất xám họ bỏ ra như thế nào - đồng nghiệp nên là người hiểu rõ nhất. Vậy nên nếu thấy hứng thú, đừng để "ý kiến cá nhân" của người khác làm ảnh hưởng đến quyết định.

Đơn giản bởi "khó người dễ mình", ý kiến của người khác nhưng bản thân mỗi người xem mới chính là người trải nghiệm.

Moon
Theo Vietnamnet