Sau 23h, khi thành phố bắt đầu say ngủ, nhiều người trẻ lại tìm đến quán cà phê mở cửa 24/24, thưởng thức một tách cà phê nóng hoặc giải quyết nốt công việc ban ngày còn sót lại.
Uống cà phê lúc 2h sáng
2h sáng, Thức Coffee (Parteur, quận 1) vẫn sáng đèn. Được giới trẻ thành phố xem là "nơi không bao giờ đóng cửa", quán là nơi khách hàng có thể vừa thưởng thức cà phê, vừa ngắm phố phường khi lên đèn.
Cũng trong khu vực quận 1, các quán Anh Coffee (Trần Hưng Đạo), D.O.T Cafe Saigon (Nguyễn Cư Trinh), Unclosed Coffee (Hồ Tùng Mậu), OFA Coffee (Lý Tự Trọng) hay The Coffee Factory (Mạc Đĩnh Chi) cũng là nơi nhiều bạn trẻ tìm đến để uống nước, trò chuyện xuyên đêm.
Dù đã 2h sáng, quán Thức Coffee vẫn đông nghịt khách. Ả nh: Ngân Giang.
Nguyễn Minh Hoàng (sinh viên ĐH Mỹ thuật TP.HCM), khách quen của Velo De Piste, cho biết quán là điểm hẹn hò của cậu và nhóm bạn.
"Ban đêm, ánh vàng tỏa ra từ quán là điểm sáng duy nhất ở giao lộ Pasteur - Nguyễn Công Trứ vì các hàng quán xung quanh đã tắt đèn. Đường phố yên bình, âm nhạc kiểu vintage trong quán khiến mình cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, đúng chuẩn Sài Gòn xưa", Hoàng tâm sự.
Nam sinh cho hay quán cà phê mở xuyên đêm còn giữ chân khách bởi không gian nghệ thuật đặc trưng. Velo De Piste là điểm tới của sinh viên các trường nghệ thuật. Khách dễ dàng gặp một bạn trẻ đang khom lưng ký họa, hay từng nhóm chơi xe đạp đang bàn luận trong quán.
Đỗ Minh Thư (sinh năm 1996, Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh) chọn cà phê đêm vì ban ngày cô không có thời gian dành cho bạn bè.
"Cả ngày đi học, làm thêm, rồi dành thời gian cho gia đình, chỉ tối khuya mới rảnh rỗi để trò chuyện cùng hội bạn thân", cô nói.
Thư nhớ lại lần đầu tiên ngồi từ 23h đến 3h sáng. Từ lần sau, cả nhóm quyết định hẹn muộn hơn để ngồi luôn tới sáng.
Còn rất nhiều quán cà phê không tên ở các góc phố Sài Gòn. Quán cóc trên lề đường Nguyễn Huệ thường được khách quen gọi bằng cái tên thân thuộc "cà phê nghìn sao".
Giới trẻ tới đây được cảm nhận cuộc sống về đêm của Sài Gòn tại góc đường lộng gió này, thưởng thức những món nước trong menu quen thuộc như nước tắc, cà phê sữa, yogurt đá, bông cúc với giá 10.000 đồng/cốc.
Không gian khoáng đạt dưới những tán cây xòe rộng và mái che của các tòa nhà văn phòng cũng là sự lựa chọn của một số ca sĩ, người mẫu và những người làm nghệ thuật.
Mải mê làm việc giữa đêm
Một số người trẻ khác lại "ngủ ngày cày đêm" ở quán cà phê vì được làm việc ở không gian thoáng mát, đỡ nhàm chán, dễ nảy sinh ý tưởng và nâng cao hiệu quả công việc.
Trần Đình Trường (sinh năm 1994, ĐH Mở TP.HCM) cho biết cậu có thói quen đến quán làm bài.
"Ở nhà dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ nên mình thường ra quán ngồi. Ban ngày, mình ít hứng thú làm việc lắm. Không gian ở đây khiến mình tập trung hơn. Hồi trước, quán vắng 2h sáng tới vẫn còn bàn. Dạo này quán đông, mình phải ra sớm giữ chỗ", Trường cho biết.
Nhiều sinh viên ở trọ vì không muốn làm phiền bạn cùng nhà cũng chọn cà phê đêm cho tiện việc học bài và ăn uống, đồng thời vẫn có thể nhìn ngắm cuộc sống Sài Gòn vắng lặng về đêm, khác hoàn toàn sự ồn ào náo nhiệt ban ngày.
Nguyễn Lê Trang (sinh năm 1998, ĐH Bách Khoa TP.HCM) không muốn hai cô bạn cùng phòng bị làm phiền bởi tiếng gõ bàn phím của mình nên đã đảo lộn giờ giấc ăn ngủ vài tháng nay.
"Tuy nhiên, sau những đêm thức như thế mình phải ngủ bù vì rất mệt. Lâu dần, dạ dày đau, mắt sưng, mụn mọc,... nói chung là nhan sắc đi xuống trầm trọng", Trang tâm sự.
Không chỉ khách hàng bị thay đổi giờ giấc từ ngày sang đêm, mà chính chủ quán, nhân viên cũng phải chạy theo giờ giấc đặc biệt này. Một nhân viên của Thức Coffee cho hay ca làm của cậu bắt đầu từ 23h tới 7h sáng hôm sau.
Ngày thường, số lượng khách khoảng 200-250, thì cuối tuần con số này phải gấp đôi. Vừa hết giờ làm là tới giờ học, cậu phải ngủ bù vào buổi chiều, khi tỉnh dậy chỉ kịp ăn cơm và quay lại quán.
Những quán cà phê mở 24/24 này đang trở thành một "đặc sản" của Sài Gòn.
Ảnh: Ngân Giang.
Quản lý D.O.T Cafe Saigon cho biết: "Dù mở cửa 24/24, doanh thu ban đêm gấp đôi so với ngày và lượng khách chủ yếu là giới trẻ. Giá nước uống cũng không tăng, không có phụ thu, và khách thoải mái muốn ngồi bao lâu cũng được".
Các cửa hàng cà phê mở 24/24 ngày càng mọc lên nhiều và dần trở thành "đặc sản" của thành phố. Thế nhưng, với những bạn trẻ đang độ tuổi phát triển sức khỏe và thể chất, việc thay đổi nhịp sinh học, thức xuyên đêm cùng quán để trò chuyện với bạn bè hay làm việc sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, gây hại đến sức khỏe
Uống cà phê lúc 2h sáng
2h sáng, Thức Coffee (Parteur, quận 1) vẫn sáng đèn. Được giới trẻ thành phố xem là "nơi không bao giờ đóng cửa", quán là nơi khách hàng có thể vừa thưởng thức cà phê, vừa ngắm phố phường khi lên đèn.
Cũng trong khu vực quận 1, các quán Anh Coffee (Trần Hưng Đạo), D.O.T Cafe Saigon (Nguyễn Cư Trinh), Unclosed Coffee (Hồ Tùng Mậu), OFA Coffee (Lý Tự Trọng) hay The Coffee Factory (Mạc Đĩnh Chi) cũng là nơi nhiều bạn trẻ tìm đến để uống nước, trò chuyện xuyên đêm.
Dù đã 2h sáng, quán Thức Coffee vẫn đông nghịt khách. Ả nh: Ngân Giang.
Nguyễn Minh Hoàng (sinh viên ĐH Mỹ thuật TP.HCM), khách quen của Velo De Piste, cho biết quán là điểm hẹn hò của cậu và nhóm bạn.
"Ban đêm, ánh vàng tỏa ra từ quán là điểm sáng duy nhất ở giao lộ Pasteur - Nguyễn Công Trứ vì các hàng quán xung quanh đã tắt đèn. Đường phố yên bình, âm nhạc kiểu vintage trong quán khiến mình cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, đúng chuẩn Sài Gòn xưa", Hoàng tâm sự.
Nam sinh cho hay quán cà phê mở xuyên đêm còn giữ chân khách bởi không gian nghệ thuật đặc trưng. Velo De Piste là điểm tới của sinh viên các trường nghệ thuật. Khách dễ dàng gặp một bạn trẻ đang khom lưng ký họa, hay từng nhóm chơi xe đạp đang bàn luận trong quán.
Đỗ Minh Thư (sinh năm 1996, Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh) chọn cà phê đêm vì ban ngày cô không có thời gian dành cho bạn bè.
"Cả ngày đi học, làm thêm, rồi dành thời gian cho gia đình, chỉ tối khuya mới rảnh rỗi để trò chuyện cùng hội bạn thân", cô nói.
Thư nhớ lại lần đầu tiên ngồi từ 23h đến 3h sáng. Từ lần sau, cả nhóm quyết định hẹn muộn hơn để ngồi luôn tới sáng.
Còn rất nhiều quán cà phê không tên ở các góc phố Sài Gòn. Quán cóc trên lề đường Nguyễn Huệ thường được khách quen gọi bằng cái tên thân thuộc "cà phê nghìn sao".
Giới trẻ tới đây được cảm nhận cuộc sống về đêm của Sài Gòn tại góc đường lộng gió này, thưởng thức những món nước trong menu quen thuộc như nước tắc, cà phê sữa, yogurt đá, bông cúc với giá 10.000 đồng/cốc.
Không gian khoáng đạt dưới những tán cây xòe rộng và mái che của các tòa nhà văn phòng cũng là sự lựa chọn của một số ca sĩ, người mẫu và những người làm nghệ thuật.
Mải mê làm việc giữa đêm
Một số người trẻ khác lại "ngủ ngày cày đêm" ở quán cà phê vì được làm việc ở không gian thoáng mát, đỡ nhàm chán, dễ nảy sinh ý tưởng và nâng cao hiệu quả công việc.
Trần Đình Trường (sinh năm 1994, ĐH Mở TP.HCM) cho biết cậu có thói quen đến quán làm bài.
"Ở nhà dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ nên mình thường ra quán ngồi. Ban ngày, mình ít hứng thú làm việc lắm. Không gian ở đây khiến mình tập trung hơn. Hồi trước, quán vắng 2h sáng tới vẫn còn bàn. Dạo này quán đông, mình phải ra sớm giữ chỗ", Trường cho biết.
Nhiều sinh viên ở trọ vì không muốn làm phiền bạn cùng nhà cũng chọn cà phê đêm cho tiện việc học bài và ăn uống, đồng thời vẫn có thể nhìn ngắm cuộc sống Sài Gòn vắng lặng về đêm, khác hoàn toàn sự ồn ào náo nhiệt ban ngày.
Nguyễn Lê Trang (sinh năm 1998, ĐH Bách Khoa TP.HCM) không muốn hai cô bạn cùng phòng bị làm phiền bởi tiếng gõ bàn phím của mình nên đã đảo lộn giờ giấc ăn ngủ vài tháng nay.
"Tuy nhiên, sau những đêm thức như thế mình phải ngủ bù vì rất mệt. Lâu dần, dạ dày đau, mắt sưng, mụn mọc,... nói chung là nhan sắc đi xuống trầm trọng", Trang tâm sự.
Không chỉ khách hàng bị thay đổi giờ giấc từ ngày sang đêm, mà chính chủ quán, nhân viên cũng phải chạy theo giờ giấc đặc biệt này. Một nhân viên của Thức Coffee cho hay ca làm của cậu bắt đầu từ 23h tới 7h sáng hôm sau.
Ngày thường, số lượng khách khoảng 200-250, thì cuối tuần con số này phải gấp đôi. Vừa hết giờ làm là tới giờ học, cậu phải ngủ bù vào buổi chiều, khi tỉnh dậy chỉ kịp ăn cơm và quay lại quán.
Những quán cà phê mở 24/24 này đang trở thành một "đặc sản" của Sài Gòn.
Ảnh: Ngân Giang.
Quản lý D.O.T Cafe Saigon cho biết: "Dù mở cửa 24/24, doanh thu ban đêm gấp đôi so với ngày và lượng khách chủ yếu là giới trẻ. Giá nước uống cũng không tăng, không có phụ thu, và khách thoải mái muốn ngồi bao lâu cũng được".
Các cửa hàng cà phê mở 24/24 ngày càng mọc lên nhiều và dần trở thành "đặc sản" của thành phố. Thế nhưng, với những bạn trẻ đang độ tuổi phát triển sức khỏe và thể chất, việc thay đổi nhịp sinh học, thức xuyên đêm cùng quán để trò chuyện với bạn bè hay làm việc sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, gây hại đến sức khỏe
Theo Zing