Gừng không chỉ loại thảo dược quen thuộc được sử dụng hằng ngày mà còn được Đông y xem là một vị thuốc. Theo thống kê của y học, có đến 70% bài thuốc trong Đông y có thành phần là gừng. Đông y cho rằng, gừng có tính ấm, tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị dùng để chữa đau bụng, thổ tả, chân tay lạnh, cảm lạnh, ho, viêm họng, đau rát họng,… rất hiệu quả và thường được gọi với cái tên là sinh khương.
Gừng không chỉ loại thảo dược quen thuộc đuộc sử dụng hằng ngày mà còn được Đông y xem là một vị thuốc.
Chống viêm
Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Thế nhưng, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu
Nhai gừng tươi có thể giúp bạn bị đau đầu.
Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Chữa cảm cúm
Gừng chữa cảm cúm, điều này hoàn toàn đã được chứng minh. Với tính nóng, sát khuẩn cao, gừng được dân gian truyền tai nhau như một bài thuốc trị cảm, đau đầu phát sốt, buồn nôn…. Đây là mẹo vặt chữa bệnh cảm cúm dễ làm, dễ dùng nhưng hiệu quả lại cực kỳ bất ngờ.
Công thức 1: Lấy 15g gừng tươi, 6 nhánh tỏi, 1 ít đường đem sắc nước uống. Để bí kíp này phát huy tác dụng, hãy uống khi nóng, sau đó lên giường đắp chăn thật kín. Uống mỗi ngày 1 lần, giải cảm cực tốt.
Công thức 2: Lấy 1 ít gừng tươi, vài nhánh tỏi, 1 mớ rau hẹ đem rửa sạch, giã nát rồi lấy nước uống mỗi ngày. Đây cũng là cách trị cảm đơn giản và an toàn.
Công thức 3: Lấy gừng, mật ong, tỏi, rượu theo tỉ lệ 1:4:0,1:8. Tỏi bóc vỏ giã nhuyễn, gừng cạo sạch xắt miếng… Đem trộn tất cả hỗn hợp gồm gừng, tỏi, mật ong, rồi đun nóng. Sau đó đổ rượu vào dung dịch trên ngâm trong vò. Ba tháng sau, lọc lấy nước để uống. Cách làm này tốn nhiều thời gian nhưng công dụng thì cực kỳ vượt trội.
Theo Khỏe & Đẹp