"Nghi phạm dựng lên chứng cứ ngoại phạm cực kì tinh vi nên chúng tôi buộc cơ quan điều tra phải chứng minh thật rõ để tránh sai sót", ông Xuân cho biết.
sát hại nạn nhân Lê Thị Ánh Linh. Ảnh: Ngọc An.
Theo người đứng đầu VKSND Bình Phước, quá trình điều tra, ngành chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc vạch trần các bằng chứng ngoại phạm mà hung thủ Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang) dựng lên.
Dẫn chứng về vấn đề này, ông Xuân nói, Dương biết rõ việc các cuộc gọi, tin nhắn qua điện thoại giữa anh ta và nạn nhân có thể bị lực lượng chức năng phát hiện. Để đối phó, trong đêm gây án, nghi phạm để chiếc điện thoại của mình tại phòng trọ ở huyện Hóc Môn (TP HCM).
Về thời gian xét xử, Viện trưởng VKSND Bình Phước Lê Đức Xuân cho biết: "Viện sẽ hoàn tất cáo trạng và chuyển qua TAND cùng cấp trong những ngày tới. Theo đúng quy trình tố tụng, sau khi nhận cáo trạng, tòa án sẽ quyết định thời gian, địa điểm xét xử.
Theo đó, thời gian mở phiên tòa nhanh nhất là 10 đến 15 ngày sau khi nhận cáo trạng. Chúng tôi gấp rút hoàn thành phần việc của mình để TAND có thể thực hiện xét xử trong đầu tháng 11 góp phần trấn an dư luận". |
Khi di chuyển đến trước cổng nhà ông Mỹ, Dương dùng điện thoại khác với chiếc sim mới rồi gọi cho Dư Minh Vỹ (cháu ông Mỹ) ra mở cửa. Điều này khiến ngành chức năng gặp khó trong quá trình buộc tội Dương.
Ngoài ra, nghi phạm còn lợi dụng hệ thống camera an ninh trước phòng trọ của mình để dựng chứng cứ ngoại phạm về hình ảnh. “Đêm đó Dương về phòng ngủ như thường lệ và cố ý để camera ghi hình. Đến sáng thanh niên khoét mái tôn phòng trọ, leo ra ngoài đi đến hiện trường", ông Xuân cho biết.
Căn cứ vào hành vi, động cơ gây án của các nghi phạm, ngành chức năng quyết định truy tố Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê Bình Phước) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, tạm trú TP HCM) về các tội danh Giết người, Cướp tài sản theo Điều 93 và 133 Bộ luật Hình sự.
Riêng Dương, xuất phát từ việc yêu đương không thành nên ra tay sát hại cả nhà người tình là hành động thể hiện tính ích kỷ. Do vậy, anh ta bị truy tố thêm về động cơ đê hèn.
Theo ông Xuân, nghi phạm Dương và Tiến bị đề nghị mức án cao nhất là tử hình. Nghi phạm thứ 3 là Trần Đình Thoại từng cùng Dương thực hiện hành vi giết người nhưng chưa đạt nên có thể không đến án tử. Viện kiểm sát Bình Phước đang xem xét để đề nghị mức án phù hợp đối với nghi phạm này.
Ông Lê Đức Xuân nói: "Tòa là đơn vị tuyên phạt đối với Dương và hai đồng phạm. Tuy nhiên, dựa trên hành vi, mức độ và động cơ gây án…, Viện kiểm sát sẽ đề nghị mức án tù tương xứng với Thoại".
Ông cho biết thêm, trong quá trình điều tra, Tiến và Thoại tỏ vẻ ăn năn, hối hận và xin được giảm nhẹ án phạt để làm lại cuộc đời. Nghi phạm Dương khai báo mạch lạc, nhưng anh ta không hối hận và cũng không xin giảm nhẹ hình phạt.
Cùng với việc hoàn tất cáo trạng, Viện kiểm sát Bình Phước đã tổ chức lọc lại tài sản để trao trả cho gia đình bị hại. Giữa tháng 10, đơn vị này đã bàn giao 1,7 tỷ đồng cùng ôtô và nhiều tài sản khác cho thân nhân ông Lê Văn Mỹ.
Những tài sản này không liên quan đến vụ án, không có dấu vết hung thủ. Tang vật vụ giết người, công cụ, phương tiện gây án của các nghi phạm vẫn đang được ngành chức năng giữ để phục vụ điều tra, truy tố.
Sáng 7/7, người làm công cho gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi, ngụ xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước) đến làm việc thì phát hiện 6 người trong gia đình ông này đã tử vong. Các nạn nhân gồm ông Mỹ và vợ là Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi), Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con gái ông Mỹ), Lê Quốc Anh (15 tuổi, con ông Mỹ) và Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi), Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cháu ông Mỹ). Duy nhất bé gái con út của ông Mỹ là Lê Thị Gia Linh (tên thường gọi Bé Na, 22 tháng tuổi) sống sót. 5/6 nạn nhân đều bị trói tay trước khi bị giết. |